13/11/2017, 23:19

Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 - Chương VI. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. BÀI 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX I. Văn học nghệ thuật 1. Văn học Câu hỏi: Cuối thế kỉ XVIII, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao. Em hãy kể tên một số ...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 - Chương VI. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. BÀI 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

I. Văn học nghệ thuật
1. Văn học
Câu hỏi: Cuối thế kỉ XVIII, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao. Em hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu.
 
- Truyện Kiều - Nguyễn Du.
- Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn.
- Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan.
- Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương.
 
Câu hỏi: Em hãy trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của một trong các tác giả nói trên. Em cảm nhận gì qua bài thơ đó?
 
BÁNH TRÔI NƯỚC
                              Hồ Xuân Hương
“Thân em vừa trang lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

 
Với ngôn từ bình dị, bài thơ “Bánh trôi nước”, cho thấy, Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa thương cảm sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
 
Câu hỏi: Hãy nêu tên một tác phẩm và tác giả có liên quan đến các chủ đề sau:
a. Phản ánh những bất công và tội ác của xã hội phong kiến:
b. Bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ, cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ:
c. Ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà:
 
- Truyện Kiều - Nguyễn Du
- Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
- Chiều hôm nhớ nhà, Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan
 
Câu hỏi: Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc ta?
 
Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên ngôn ngữ chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Văn hoá dân tộc phát triển đạt đến đỉnh cao, với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng -> chứng tỏ đến cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng và chất lượng.
 
2. Nghệ thuật
Câu hỏi: Các điệu hát dân gian sau đây của địa phương, tộc người nào trên đất nước ta?
a.  Hát quan họ
b.  Hát dặm
c. Hát xoan
d. Ca, hò lự
e. Ca trù, trống quân
f. Hát lượm
g. Hát khắp
h. Hát khan
 
a. Bắc Ninh
b. Nghệ Tĩnh
c. Phú Thọ
d. Ba miền
e. Miền Bắc
f. Dân tộc Tày
g. Dân tộc Thái
h. Tây Nguyên
 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian?
 
Đề tài của tranh dân gian “Chăn trâu thôi sáo”, “Đánh vật”..., các bức tranh “Bà Trưng”, “Bà Triệu”, các đề tài thường lấy cảm hứng từ bản chất lạc quan yêu đời của người bình dân Việt Nam, từ truyền thống hào hùng của dân tộc.
Đề tài tranh dân gian vừa phản ánh cuộc sống đời thường muôn màu, muôn vẻ của nông dân, vừa thể hiện những nét đặc sắc độc đáo trong nghệ thuật, những bức tranh đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước.
 
Câu hỏi: Nghệ thuật nước ta thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX có những nét gì đăc sắc so với các thế kỉ trước đó?
 
Nghệ thuật nước ta thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX có những nét đặc sắc mà các thế kỉ trước đó chưa có được:
- Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi cho đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
- Nghệ thuật tranh dân gian - đặc biệt là tranh Đông Hồ.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt nghệ thuật tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian. Chùa Tây Phưong là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng được dựa theo đề tài trong sự tích đạo Phật nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
 
Câu hỏi: Nêu các thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX và rút ra nhận xét.
 
Các lĩnh vực Thể loại, tác phẩm, tác giả, công trình
Văn học:
Văn học dân gian:
 
 
Văn học chữ Nôm:
 
- Tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm.
- Thơ:
 
+ Truyện Kiều (Nguyễn Du).
+ Chinh phụ ngâm khúc (Đăng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều).
+ Chiều hôm nhớ nhà, Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
- Truyện: Các truyện Nôm khuyết danh.
 
Nghệ thuật:
Nghệ thuật sân khấu:
 
Tranh dân gian:
 
- Hát quan họ, hát dặm, hát xoan, ca, hò lự, ca trù, trống quân, đặc biệt là chèo, tuồng, cải lương.
- Tranh Đánh vật, Chăn trâu thôi sảo, Bà Triệu...
- Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
Công trình kiến trúc, điêu khắc: - Chùa Tây Phương (Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
- Các cung điện, lăng tẩm triều Nguyễn (Huế).
Khuê Văn Các ở Văn Miếu (Hà Nội).
- Nghệ thuật tạc tượng (chùa Tây Phương có 18 pho tượng, cung điện Huế có 9 đỉnh đồng).
Nhận xét chung - Cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thể kỉ XIX, nền văn hoá nghệ thuật nước ta phát triển rực rỡ, nhất là văn học chữ Nôm. Văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Nghệ thuật đa dạng và phong phú, đặc biệt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của những nghệ nhân, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
 
II. GIÁO DỤC, KHOA HỌC - KĨ THUẬT
Câu hỏi: Hãy nêu một số thành tựu về giáo dục, khoa học của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
 
Các lĩnh vực Tình hình phát triển. Các thành tựu
1. Giáo dục - Thi cử + Ra Chiếu lập học, mở trưởng công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.
+ Quốc từ giám đặt ở Huế, chi lấy con em quan lại, thổ hào.
+ Lập “Tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm).
2. Sử học Địa lí Y học + Đại Việt sử kí tiền biên.
+ Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.
+ Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục.
+ Lịch triều hiến chương loại chí.
+ Gia Định thành thông chí.
+ Đại Nam nhất thống chí.
+ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
3. Kĩ thuật + Làm đồng hồ và kính thiên lí.
+ Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
+ Đóng 1 chiếc tàu thuỷ bằng máy hơi nước.
 
Câu hỏi: Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh điều gì?
 
Những thành tựu khoa học - kĩ thuật nói trên chứng tỏ các ngành khoa học xã hội như: Sử học, Địa lí, Y học nước ta thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phát triển rất rực rỡ, cùng với sự phát triển của khoa học, điều đáng chú ý là sự tiếp nhận kĩ thuật hiện đại với nghề làm đồng hồ và việc đóng thành công các tàu thuỳ chạy bằng máy hơi nước. Những thành tựu đó đã nói lên tài năng của thủ công Việt Nam đương thời, tiếc rằng nó không được nhà nước sử dụng và phát huy.
0