08/02/2018, 16:44

Các ngành nghề dễ xin việc lương cao xu hướng sắp tới

Những ngành nghề dễ xin việc trong tương lai,Những ngành nên học hiện nay, Học nghề gì dễ xin việc, nghề gì dễ xin việc lương cao ? Bạn đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, bạn đang tìm kiếm những ngành nghề phù hợp có tương lai sau này dễ xin việc lương cao. Ở bài viết ...

Những ngành nghề dễ xin việc trong tương lai,Những ngành nên học hiện nay, Học nghề gì dễ xin việc, nghề gì dễ xin việc lương cao ? Bạn đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, bạn đang tìm kiếm những ngành nghề phù hợp có tương lai sau này dễ xin việc lương cao. Ở bài viết này xin đưa ra một số ngành nghề có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian sắp tới.

học ngành nghề gì dễ xin việc lương cao

Học ngành nghề dễ xin việc lương cao xu hướng sắp tới?

1: Nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang rất thiếu nhân lực. Nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này chỉ đạt mức 54,87%.

Cơ khí – Điện – Điện tử

Hiện các khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh miền Bắc luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng đội ngũ kỹ sư ngành động lực, chế tạo máy, tiện, phay… dù liên tục đăng tin tuyển dụng.

Hiện tại các bạn có thể học ở một số trường như : ĐH công nghệ thông tin và truyền thông, ĐH Công nghiệp Việt Hung, CĐ công nghệ và thương mại , CĐ kỹ thuật và kinh tế trung ương.

2: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe – Y tế

Bởi sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng đối với đời sống con người, các công việc như các sĩ, y tá, điều dưỡng viên, trợ lí bác sĩ,… hay những nghề liên quan đến chăm sóc sức khỏe luôn nằm trong danh sách những việc có nhu cầu lớn.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe - Y tế

Đây không chỉ là ngành nghề kiếm sống đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Càng ngày dân số càng có dấu hiệu già đi, số lượng người giảm khả năng lao động ngày một nhiều nhất là ở những nước phát triển. Cùng với đó, môi trường ô nhiễm, bệnh tật nảy sinh,… điều này dẫn đến số lượng các bệnh viện mọc lên nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu con người. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực y tế cũng vì thế mà tăng đáng kể.

Hiện tại bạn có thể học tập tại một số trường uy tín và đào tạo tốt như như : ĐH Y, ĐH Dược, CĐ dược số 1 bộ quốc phòng, CĐ Y tế Hà Đông, TC Y Hà Nội, TC quân Y 1.

3: Công nghệ thông tin

Báo cáo nhân lực trực tuyến của Vietnamworks công bố gần đây cho thấy, Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao nhất năm 2014 và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực này.

Công nghệ thông tin

Sự phát triển như vũ bão của internet khiến CNTT trở thành nghề “hot” được các công ty săn đón, trả lương hậu hĩnh và còn có cơ hội được đi tu nghiệp ở nước ngoài. Kỹ sư CNTT có thu nhập trung bình trên 5.000 USD/năm theo sách trắng CNTT 2014 và nằm trong top 10 ngành nghề thu nhập cao nhất Việt Nam. Nếu làm việc cho các dự án tại nước ngoài, lương kỹ sư CNTT dao động trong khoảng 20.000 – 50.000 USD/năm.

Từ nay đến 2020 mỗi năm FPT Software sẽ tạo ra 4.000~10.000 việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp toàn cầu cho các kỹ sư trẻ Việt Nam.

Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng quen thuộc, hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí “khát” trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng…

Như thông tin từ FPT Software, công ty này có nhu cầu tuyển dụng 4.000 nhân viên mới trong năm 2015 để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của khách hàng trên toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Châu Âu.

Hiện tại các bạn có thể đăng ký học CNTT ở hai trường đại học công lập tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ là: Đại học công nghệ Việt Hung và Đại học công nghệ thông tin và truyền thông.

4: Nhóm ngành nông – lâm – ngư: Ổn định

Trong các đợt tuyển sinh những năm trước cho thấy, ngành nông – lâm – ngư rất ít được thí sinh quan tâm, tuy nhiên ngành nông lâm là ngành học có rất nhiều cơ hội kiếm việc bởi Nhà nước đầu tư rất lớn vào ngành này để thúc đẩy sản xuất.

Nhóm ngành nông – lâm – ngưNhóm ngành nông – lâm – ngư

Nhóm ngành này có rất nhiều ngành khác nhau như quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chăn nuôi, thú ý, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,… Điều dễ nhận thấy ở các thí sinh và phụ huynh không muốn cho con học ngành này vì cho rằng, học 4 năm mà ra làm nông dân.

Tuy nhiên, nếu hiểu đúng về nhóm ngành này sinh viên ra trường sẽ rất dễ xin việc, bởi vì theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Sinh viên ra trường không phải làm các công việc ở ngoài đồng lúa hay trên rừng mà chỉ làm các công việc nghiên cứu, chế tạo.

Điểm trúng tuyển nhóm ngành nông – lâm – ngư cũng không cao, chỉ dao động ở mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT, chỉ riêng ngành công nghệ sinh học có điểm trúng tuyển cao nhất là 17 điểm.

5: Nhóm ngành xã hội:

Ngoài ngành báo chí và luật ra thì hiện nay, xu hướng của thí sinh trong việc chọn ngành, nghề đều “né” các ngành xã hội vì cơ hội việc làm sau khi ra trường ít, tỷ lệ thất nghiệp nhiều. Tuy nhiên, lãnh đạo của nhiều ngành xã hội cho biết, nhiều ngành xã hội đang khan hiếm nguồn nhân lực.

Nhóm ngành xã hội

Một số ngành xã hội có nhiều triển vọng về việc làm trong các năm tới như ngành Quốc tế học, Đông phương học, ngành Hán Nôm, Việt Nam học, du lịch, văn hóa, xuất bản… Khi học các ngành này, sau khi ra trường sinh viên sẽ được làm tại các Viện nghiên cứu, các hội, sở ban ngành của Nhà nước hoặc cũng có thể làm giảng viên tại các trường đại học.

Ngành xã hội hiện nay đang rất cần nhân lực có chất lượng vì đa số thí sinh giỏi đều có ý định theo học các ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng,… Do đó, nếu có niềm đam mê ngành và có năng lực học tập tốt, chắc chắn sinh viên ra trường sẽ được có việc làm như mong muốn.

Cụ thể như với ngành du lịch, trong quá trình học tập sinh viên học thêm nhiều ngoại ngữ khác nhau thì tỷ lệ có việc làm ở những công ty du lịch lữ hành lớn, được đi du lịch nước ngoài với số lương cao hơn các ngành kinh tế là chuyện hết sức bình thường.

Với một số ngành xã hội khác cũng vậy, nhiều thí sinh cứ tưởng học ngành xã hội ra trường chỉ được làm việc ở Nhà nước với số lương hàng tháng thấp nhưng khi xin vào cũng cần phải quen biết. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai vì sinh viên học các ngành này hoàn toàn có thể làm ở những công ty có các hoạt động như tổ chức sự kiện, tổng hợp, xuất bản,…

Nhận xét
0