Các khối ghép nối~
Khái quát chung về khối ghép nối 1/ Vị trí, vai trò: KGN nằm giữa MVT và TBNV, đóng vai trò biến đổi và trung chuyển tin (nhận và truyền) giữa chúng. 2/ Nhiệm vụ, chức ...
Khái quát chung về khối ghép nối
1/ Vị trí, vai trò: KGN nằm giữa MVT và TBNV, đóng vai trò biến đổi và trung chuyển tin (nhận và truyền) giữa chúng.
2/ Nhiệm vụ, chức năng:
- Phối hợp trao đổi tin giữa MVT và TBNV về mức và công suất của tín hiệu, về dạng tin, tốc độ và phương thức trao đổi.
- Đồng bộ hóa dạng tín hiệu giữa MVT và TBNV.
3/ Đặc trưng chung của khối ghép nốid
* Cấu trúc đường dây
- Cấu trúc rẽ nhánh
- Cấu trúc mắt xích
- Cấu trúc đường dây chung
* Tên đường dây tín hiệu
- Nhóm đường dây địa chỉ
- Nhóm đường dây lệnh
- Nhóm đường dây dữ liệu
- Nhóm đường dây tín hiệu nhịp thời gian
- Nhóm đường dây điện áp nguồn
* Phương truyền tín hiệu
- Từ GKN vào MVT
- Từ KGN ra TBNV
* Dạng truyền dữ liệu
- Truyền nối tiếp
- Truyền song song
- Truyền song song - nối tiếp
Phân loại khối ghép nối
1/ Phân loại theo chế độ trao đổi
- KGN theo chương trình: Trao đổi tin theo những lệnh đưa dữ liệu vào (IN) hay dữ liệu ra (OUT) của khối xử lý trung tâm và qua thanh ghi chứa Accumulator rồi mới tới khối nhớ của MVT...
- KGN truy nhập trực tiếp: Điều khiển sự trao đổi tin thay cho CPU, trao đổi trực tiếp giữa TBNV và khối nhớ không thông qua thanh ghi chứa AX của VXL.
2/ Phân loại theo phương pháp truyền tin
- KGN song song: Trao đổi tin theo các đường dây song song
- KGN song song-nối tiếp: Trao đổi tin song song với MVT và nối tiếp với TBNV
3/ Phân loại theo dạng tin
- KGN số: Trao đổi tin dạng số
- KGN tương tự - số: Trao đổ tin dạng tương tự để biến đổi thành dạng số
- KGN số - tương tự: Biến đổi tin từ dạng số sang tương tự
4/ Phân loại theo cấu trúc hệ trao đổi tin
- KGN cho một cho một MVT - một TBNV
- KGN cho nhiều TBNV mắc song song
- KGN cho nhiều MVT và nhiều TBNV mắc song song
- KGN cho nhiều MVT