Các kiểu cửa sổ
Origin cung cấp một số kiểu cửa sổ để hiển thị, phân tích và trình chiếu dữ liệu. Những cửa sổ này bao gồm Worksheet , Matrix , Excel workbook , Graph , Layout page và Notes . Cửa sổ worksheet Chức năng chính của cửa sổ worksheet là ...
Origin cung cấp một số kiểu cửa sổ để hiển thị, phân tích và trình chiếu dữ liệu. Những cửa sổ này bao gồm Worksheet, Matrix, Excelworkbook, Graph, Layoutpage và Notes.
- Cửa sổ worksheet
Chức năng chính của cửa sổ worksheet là quản lý và tổ chức dữ liệu, đồng thời cung cấp các công cụ để sử dụng, khảo sát, thống kê, phân tích và vẽ đồ thị từ dữ liệu trên worksheet. Các cột trong worksheet quan hệ với nhau bởi trục chỉ định vẽ (như là cột trục X, cột trục Y) và vị trí của chúng. Việc chỉ định này sẽ quyết định dữ liệu được vẽ như thế nào.
Ví dụ ta có bảng dữ liệu sau:
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/ikw1527153801.jpg)
Trong đó ta thấy cột A và B tạo thành một cặp XY, cột C và D hoặc cột C và E tạo tạo một cặp XY nữa. Chọn nút vẽ đồ thị 2D như là nút Line & Symbol ta có hình sau:
- Cửa sổ Graph
Cửa sổ Graph (đồ thị) là nơi chứa và nơi chỉnh sửa các đồ thị được tạo. Mỗi một cửa sổ đồ thị chứa một trang chỉnh sửa đơn. Trang này giống như là phần nền cho các đối tượng đồ thị khác nhau bao gồm các lớp, các trục, chú giải và dữ liệu vẽ.
Có nhiều cách để tạo đồ thị trong đó phương thức dễ dàng nhất là lấy dữ liệu từ worksheet và chọn một kiểu đồ thị từ menu Plot hoặc từ thanh công cụ Plot vẽ. Nếu đã có cửa sổ đồ thị rồi, có thể chọn và kéo dữ liệu từ worksheet vào trong cửa sổ đồ thị. Dưới đây là hình ảnh đồ thị với nhiều lớp dữ liệu.
- Cửa sổ Layout Page
Cửa sổ Layout Page là một “bảng trình bày” các đồ thị và các worksheet được tạo trên các cửa sổ khác. Ta có thể thêm và sắp xếp những hình ảnh đồ thị và worksheet trên một trang layout cũng như là các đối tượng ký tự và chú giải khác. Hình dưới đây là giao diện một trang Layout Page.
- Cửa sổ Excel Workbook
Excel là một cửa sổ nhập liệu giống như worksheet. Yêu cầu Excel phải là phiên bản từ 7.0 trở lên. Vẽ đồ thị từ dữ liệu Excel cũng giống như là vẽ đồ thị từ dữ liệu worksheet. Với cửa sổ đồ thị đã mở ta có thể kéo thả dữ liệu từ Excel workbook sang cửa sổ đồ thị để tạo đồ thị.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/ljl1527153801.jpg)
- Cửa sổ ma trận
Ma trận hiển thị một data set đơn chứa giá trị Z. Thay vì hiển thị dữ liệu như một cột trong worksheet, ma trận hiển thị dữ liệu theo chiều được định vị bởi các hàng và các cột. Ma trận là sự ánh xạ tuyến tính trục X bởi các cột và trục Y bởi các hàng. Mặc định số hàng, số cột hiển thị trong tiêu đề hàng và cột. Để hiển thị các giá trị trục X và Y, chọn View: Show XY. Hình ảnh dưới thể hiện giá trị ma trận trục X và trục Y.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/gfa1527153801.jpg)
Origin cung cấp một số phương thức chuyển đổi từ dữ liệu trên worksheet sang dạng ma trận. Chúng bao gồm: direct conversion, 2D binning, converting regular XYZ data, và converting random XYZ data using gridding. Các phương thức chuyển đổi này có sẵn trong menu con Edit:Convert toMatrix.
Khi dữ liệu ma trận đang được mở, ta có thể tạo được đồ thị 3D, đồ thị bề mặt, đồ thị đồng mức và đồ thị dạng hình ảnh.
- Cửa sổ Notes
Cửa sổ có thể chỉ chứa các ký tự và chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin.
- Cửa sổ quản lý Project Explorer
Cửa sổ quản lý Project Explorer là công cụ hỗ trợ tổ chức một Project. Nó đặc biệt có ích khi đang làm việc với project. Ta cũng có thể sử dụng cửa sổ này để phát triển cấu trúc một thư mục để quản lý các cửa sổ trong project. Nó cũng có thể sử dụng để điều khiển hiển thị trong không gian làm việc.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/ziv1527153802.jpg)
Để tạo một thư mục mới, kích phải chuột vào phần cây quản lý thư mục và chọn New Folder. Khi đã tạo một hay nhiều thư mục con, ta có thể di chuyển cửa sổ giữa các folders.
Thêm nữa để thêm và di chuyển các thư mục, Project Explorer cũng điều khiển các hiển thị trong không gian làm việc. Mặc định, chỉ những cửa sổ trong Project Explorer đang ở trạng thái kích hoạt mới hiển thị trong không gian làm việc.
Để điều khiển các cửa sổ hiển thị trong không gian làm việc, kích phải chuột trên Project Explorer hoặc phải chuột vào khoảng trống trên phía trái của Project Explorer. Chọn View: View Mode để thay đổi chế độ hiển thị.
Sau khi tổ chức các cửa sổ trong nhiều thư mục, hộp thoại tìm kiếm Project Explorer’s Find sẽ giúp tìm kiếm các cửa sổ này trong project. Để mở hộp thoại, kích chuột phải vào Project Explorer folder. Chọn Find. Nếu không chắc vị trí cửa sổ nằm ở đâu trong cấu trục Project Explorer, kích phải chuột lên phần chính của thư mục project và chọn Find.
Nút trên thanh Standard dùng để ẩn hiện cửa sổ Project Explorer.
- Cửa sổ Result Log
Origin tự động chuyền hầu hết kết quả điều chỉnh và phân tích tới cửa sổ Result Log. Trong hầu hết các trường hợp, khi kết quả được xuất ra cửa sổ Result Log, nó mở một cách tự động. Tuy nhiên, để đóng hoặc mở cửa sổ Result Log bằng tay, kích vào nút trên thanh công cụ Standard. Mở và đóng cửa sổ Result Log chỉ cần điều khiển trạng thái hiển thị của nó. Kết quả không bị mất khi đóng cửa sổ này vào.
Mỗi một kết quả trong cửa sổ Results Log bao gồm phiếu ngày/tháng, tên cửa sổ, con số ngày tháng, các kiểu tính toán phân tích và kết quả.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/pgm1527153802.jpg)
Có thể kích chuột phải vào cửa sổ Results Log để mở menu rút gọn với các lệnh sao chép, in, xóa sạch và hiển thị thêm vào kết quả.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/odl1527153802.jpg)
- Cửa sổ Code Builder
Ngôn ngữ lập trình trong Origin được gọi là Origin C. Origin C được hỗ trợ gần như hoàn toàn cấu cúc ngôn ngữ ANSI C cũng như là những đặc tính của C++ bao gồm các lớp nội hàm và các lớp mở rộng DLL. Thêm nữa Origin C là “Origin aware”. Điều này có nghĩa là các đối tượng của Origin như là worksheet, graph được ánh xạ tới các lớp trong Origin C, cho phép thao tác trực tiếp trên các đối tượng này và các thuộc tính của chúng từ Origin C. Môi trường phát triển được tích hợp sẵn của Origin C được gọi là Code Builder.
Để mở cửa sổ Code Builder, kích vào nút trên thanh Standard. Code Builder cung cấp các công cụ viết, biên dịch và chạy kiểm soát lỗi các hàm của Origin C. Khi một hàm Origin C được biên dịch, hàm này có thể tiếp cận được từ Origin.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/uvt1527153802.jpg)
- Cửa sổ Script
Cửa sổ Script sẵn sàng thực thi các lệnh trên LabTalk. LabTalk là ngôn ngữ chương trình đầu tiên của Origin. Nó được hỗ trợ từ phiên bản Origin 7.5 trở lên. Tuy nhiên, ở Origin 7.0 đã được giới thiệu ngôn ngữ lập trình – Origin C. Nhưng ngược lại LabTalk script được biên dịch trong quá trình thực thi bởi Origin, mã Origin C được biên dịch theo kiểu định dạng byte và vì vậy nó sẽ thực thi nhanh hơn LabTalk.
Origin C là ngôn ngữ lập trình được ưa thích hơn trong Origin 7.5 nhưng LabTalk lại rất có ích trong những tính toán đơn giản nơi mà tốc độ không bị giới hạn. Thêm nữa, có thể gọi các hàm Origin C nhận những kiểu dữ liệu cơ bản như là dạng double và string sử dụng các lệnh LabTalk. Những lệnh này có thể được thực thi từ cửa sổ Script hoặc từ nhiều nơi khác được hỗ trợ LabTalk script (như là macros, OGS files, các đối tượng nút,…)
Nút để mở cửa sổ Script. Chú ý rằng khi ghi lại project, nội dung của cửa sổ không được ghi cùng.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/gaa1527153802.jpg)