24/05/2018, 10:34

Các hành tinh trong hệ mặt trời được chia thành 2 kiểu: Kiểu Trái Đất và Kiểu Mộc Tinh. Tiêu chí để phân loại là gì?

Thứ sáu - 14/12/2012 10:27 (Ảnh minh họa) Kích cỡ và khối lượng riêng. Sao Mộc (hay Mộc Tinh) là hành tinh to lớn nhất của Thái Dương Hệ và đứng thứ năm nếu đếm từ Mặt Trời trở ra. Sao Mộc được cấu tạo bởi các chất khí ở thể lỏng vì nhiệt độ thấp; loại ...

Thứ sáu - 14/12/2012 10:27

(Ảnh minh họa)

Kích cỡ và khối lượng riêng. Sao Mộc (hay Mộc Tinh) là hành tinh to lớn nhất của Thái Dương Hệ và đứng thứ năm nếu đếm từ Mặt Trời trở ra. Sao Mộc được cấu tạo bởi các chất khí ở thể lỏng vì nhiệt độ thấp; loại hành tinh này, do đó, không có đất và đá và thường thường lớn hơn loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Đôi khi người ta còn gọi loại hành tinh này là các "sao lùn nâu" (brown dawrf) vì nếu khối lượng của hành tinh chỉ cần khoảng 100 lần nặng hơn thì sức hút của trọng lực đã đủ mạnh để tạo nên phản ứng hợp hạt nhân của các chất khí và biến hành tinh này thành một ngôi sao.

Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa vào nguyên tố mộc của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 木星. Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã, để đặt tên cho hành tinh này; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Zeus (Δίας). Điều này rất dễ hiểu vì Sao Mộc là một hành tinh vĩ đại, nặng hơn gấp hai lần của tất cả 8 hành tinh còn lại của Thái Dương Hệ cộng lại.

0