Các cuộc Thập tự chinh (bài 4)
Các tổ chức hiệp sỹ Thánh chiến trong các cuộc Thập tự chinh ở phương Đông về cơ bản có ba tổ chức Hiệp sỹ Thập tự chinh lớn. đó là:Hiệp sỹ dòng Đền ( Knights of Templar), Hiệp sỹ cứu Tế ( Knights Hospitaller ), Hiệp sỹ Teuton (Knights Teutonic )-hay còn gọi là giáo binh đoàn Teuton. Tổ ...
Các tổ chức hiệp sỹ Thánh chiến trong các cuộc Thập tự chinh ở phương Đông
về cơ bản có ba tổ chức Hiệp sỹ Thập tự chinh lớn. đó là:Hiệp sỹ dòng Đền ( Knights of Templar), Hiệp sỹ cứu Tế ( Knights Hospitaller ), Hiệp sỹ Teuton (Knights Teutonic )-hay còn gọi là giáo binh đoàn Teuton. Tổ chức thứ 3 không hoạt động ở vùng Trung Đông mà chủ yếu ở Đông Âu và Baltic .
Tổ chức Hiệp sỹ dòng Đền ( Order of Knights of Templar)
Những đồng đội nghèo-người lính của Chúa Kitô và của đền Solomon ( tiếng Latinh: Pauperes commilitones Christi Templique Solomonici ), thường được gọi là Hiệp sĩ Templar, Tổ chức của Hiệp sỹ đền thờ ( tiếng Pháp: Ordre du Temple hoặc Templiers ) hoặc đơn giản chỉ là Templar, là một trong những tổ chức quân sự nổi tiếng nhất của Kitô giáo phương Tây. Tổ chức này tồn tại trong khoảng hai thế kỷ trong thời kỳ Trung Cổ.Được chính thức công nhận bởi Giáo Hội Công Giáo vào khoảng năm 1129, tổ chức này đã trở thành một tổ chức ủng hộ từ thiện trong suốt Thiên Chúa giáo và phát triển nhanh chóng về mặt hội viên và quyền lực. Hiệp sĩ Templar đặc biệt thường mặc một chiếc áo choàng mầu trắng với một chữ thập màu đỏ và họ thường là những võ sỹ có trình độ cao nhất trong số các Hiệp sỹ chiến đấu cho các cuộc Thập tự chinh. Các thành viên không chiến đấu của Tổ chức đã quản lý một cơ sở hạ tầng kinh tế lớn trong những vương quốc theo Thiên Chúa giáo, họ đã có công tiến hành các đổi mới về công nghệ tài chính (VN-financial techniques) góp phần tạo ra các hình thức nguyên thủy của hệ thống ngân hàng, và họ cũng có công xây dựng nhiều hệ thống công sự trên khắp châu Âu và vùng Đất Thánh.Sự tồn tại của Tổ chức Templar “có liên hệ chặt chẽ với các cuộc thập tự chinh, khi Đất Thánh bị thất thủ thì sự hỗ trợ cho tổ chức này phai nhạt. Tin đồn về những buổi hành lễ bí mật của Templar đã tạo ra những sự không tin tưởng và nhà vua Philip IV của Pháp quốc-lúc đó đang chìm sâu trong nợ nần về tài chính với Tổ chức Templar, đã lợi dụng tình hình ( ra tay tiêu diệt tổ chức này để xù nợ). Năm 1307, nhiều người là các thành viên của Tổ chức Templar ở Pháp đã bị bắt giữ và tra tấn để phải nhận tội và sau đó bị thiêu sống. Dưới áp lực của vua Philip, Đức Giáo Hoàng Clement V đưa ra sắc lệnh giải tán Tổ chức này vào năm 1312. Sự biến mất đột ngột của phần cơ sở chính của tổ chức này ở Châu Âu đã dẫn đến nhiều sự đoán già đoán non và truyền thuyết về Tổ chức này và thuật ngữ “Templar” vẫn còn sống mãi cho đến ngày nay.
Lịch sử của Tổ chức TemplarSự bắt nguồn
Tổng hành dinh đầu tiên của Hiệp sĩ Templar là ở Al Aqsa Mosque (Mosque-nhà thờ Hồi giáo) trong Núi Đền (Temple Mount) ở Jerusalem. Thập tự quân gọi đó là đền thờ của Solomon, vì nó được xây dựng trên đống đổ nát của ngôi đền ban đầu và chính từ vị trí của ngôi Đền này mà các Hiệp sĩ lấy tên của họ là Templar ( Knights of Templar).
Sau khi cuộc Thập tự chinh đầu tiên thành công và Thập tự quân chiếm được Jerusalem và năm 1099, nhiều người Kitô giáo đã hành hương đến và tham quan những gì họ gọi là Thánh Địa. Tuy nhiên, mặc dù thành phố Jerusalem đã thuộc kiểm soát của Thập tự quân và an toàn một cách tương đối, nhưng phần còn lại của Outremer ( tên người châu  gọi của các thành bang Thập tự chinh ở Trung Đông ) thì lại không được như vậy. Có rất nhiều các băng nhóm kẻ cướp ở vùng biên và khách hành hương thì thường xuyên bị tàn sát, có những lúc đến hàng trăm người khi họ cố gắng tiến hành những cuộc hành trình từ bờ biển Jaffa vào vùng Đất Thánh.
Khoảng năm 1119, hai cựu binh của cuộc Thập tự chinh đầu tiên, hiệp sĩ người Pháp Hugues de Payens và bạn thân của ông-Godfrey de Saint-Omer, đề xuất việc thành lập một tu viện để bảo vệ những người hành hương. Vua Baldwin II của Jerusalem đã đồng ý yêu cầu của họ và ban cho họ một khoảng đất để xây dựng trụ sở chính trên núi Đền, tại nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa Mosque vốn đã bị chiếm bởi quân Thập tự chinh lần một. Núi Đền có chứa một sự thần bí vì nó đã được xây dựng ở trên những gì được cho là tàn tích của đền thờ Solomon. Do đó quân Thập tự chinh thường gọi nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa là đền Solomon và vì thế mà tổ chức này ( do hai bác người Pháp thành lập ) đã lấy tên của Hiệp sĩ nghèo của Chúa Kitô và đền Solomon , hoặc ” hiệp sĩ Templar”. Tổ chức được lập ra với khoảng chín hiệp sĩ ban đầu và họ có một nguồn tài chính ít ỏi và dựa vào sự đóng góp của những người hảo tâm để tồn tại. Biểu tượng của họ là hai hiệp sĩ cưỡi chung một con ngựa-nó nhấn mạnh là họ rất nghèo ( không đủ tiền mua cho mỗi người một ngựa).
Tình trạng nghèo khó của các Hiệp sỹ Templar không kéo dài. Họ đã có một người ủng hộ mạnh mẽ từ Saint Bernard của Clairvaux, một người có vị trí cao trong Giáo Hội và một người cháu trai của André de Montbard. Ông này đã phát biểu và viết thư một cách thuyết phục trong lúc đại diện cho bọn họ vào năm 1129 tại Hội đồng Troyes, và họ đã chính thức được chấp nhận bởi Giáo Hội. Với những lời chúc phúc chính thức, Templar đã trở thành một tổ chức ủng hộ từ thiện trong suốt thời kỳ đỉnh cao của Thiên Chúa giáo và họ nhận được tiền, đất đai, các doanh nghiệp và các thanh niên từ các gia đình quý tộc ( để đào tạo Hiệp sỹ), những người sẵn sàng giúp đỡ cho cuộc chiến ở trong vùng Đất Thánh.
Một lợi thế mới đã đến với họ trong năm 1139, khi sắc lệnh Omne Datum Optimum của Giáo hoàng Innocent II miễn việc Tổ chức phải phục tùng pháp luật của chính quyền địa phương ( tức là độc lập với các nhà cai trị của các thành bang Thập tự chinh). Phán quyết này có nghĩa là các Hiệp Templar có thể vượt qua các biên giới một cách tự do và không phải trả bất kỳ khoản thuế nào và được miễn trừ với tất cả các cơ quan quyền lực ngoại trừ với Giáo hoàng.
Có nhiệm vụ rõ ràng và nguồn tài nguyên phong phú, tổ chức này đã phát triển một cách nhanh chóng. Các Hiệp sỹ Templar thường là lực lượng xung kích trong các trận đánh quan trọng của Thập tự quân, bởi vì các hiệp sĩ Templar thường được thiết giáp hạng nặng và cưỡi những con ngựa chiến cũng được bọc giáp không kém phần của họ và thường bắt đầu trận đánh bằng cách lao vào tấn công đối phương, trong một nỗ lực để phá vỡ đội hình của quân địch. Một trong những chiến thắng nổi tiếng nhất của họ là trận Montgisard vào năm 1177, tại đó khoảng trên dưới 500 hiệp sĩ Templar đã giúp vua Baldwin IV đánh bại quân đội hơn 26.000 binh sĩ của Saladin.
Mặc dù mục đích chính của Tổ chức là quân sự, nhưng chỉ một vài thành viên trong số họ là những chiến binh. Những người khác hoạt động ở các vị trí để hỗ trợ các hiệp sĩ và để quản lý cơ sở hạ tầng tài chính. Mặc dù các thành viên của Tổ chức đã phải tuyên thệ khi nhậm chức là phải sống nghèo và giản dị về mặt cá nhân, nhưng Tổ chức này lại sở hữu nhiều tài sản và cực kỳ giàu có do sự quyên góp trực tiếp. Một nhà quý tộc người quan tâm đến việc tham gia cuộc thập tự chinh của mình có thể uỷ quyền tất cả tài sản của mình cho quyền quản lý của Templar trong khi ông đi xa ( chết nghẻo càng tốt he he). Họ đã tích lũy của cải theo cách này tại các vương quốc Thiên Chúa giáo và Outremer, năm 1150 Templar đã bắt đầu tạo ra thư tín dụng (letters of credit- em ko sure là có giống ngày nay hay ko ) cho khách hành hương khi họ tiến hành các cuộc hành trình đến Đất Thánh: khách hành hương ký gửi những vật có giá trị của họ cho một Thầy tu Templar ở địa phương trước khi bắt đầu lên đường, nhận được một khế ước thể giá trị bằng tiền của thứ họ gửi, sau đó người hành hương sử dụng khế ước này để lấy tiền của họ khi đã đến Đất Thánh. Sự kiện này đã sắp xếp đổi mới hình thức ban đầu của ngân hàng và có thể họ có các hệ thống chính thức ban đầu hỗ trợ cho việc sử dụng Séc (cheques), các biện pháp này tăng cường cải thiện sự an toàn của khách hành hương bằng cách làm cho họ chở nên ít hấp dẫn hơn trước những tên trộm cướp và cũng góp phần đóng góp vào các quỹ của Templar ( chắc qua service charge quá).
Dựa trên kết hợp từ các khoản đóng góp và từ kinh doanh, Tổ chức Hiệp sỹ Templar thành lập mạng lưới tài chính trên toàn bộ các quốc gia Thiên Chúa giáo. Họ mua lại những vùng đất rộng lớn, cả ở châu Âu và Trung Đông, họ đã mua và quản lý trang trại và vườn nho, họ xây dựng nhà thờ và lâu đài, họ đã tham gia vào tất cả các công đoạn nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu; họ có hạm đội tàu của riêng mình và tại một thời điểm thậm chí họ còn sở hữu toàn bộ hòn đảo Síp. Theo tiêu chuẩn ngày nay thì Tổ chức Hiệp sĩ Templar được cho là hội tụ đủ điều kiện để trở thành tập đoàn đa quốc gia đầu tiên trên thế giới.
Thoái trào
Giữa thế kỷ 12 lần lượt bắt đầu các thủy triều của các cuộc thập tự chinh. Thế giới Hồi giáo đã trở nên thống nhất dưới sự lãnh đạo hiệu quả của Saladin và các bất đồng nảy sinh giữa các phe phái trong Kitô giáo về những việc có liên quan đến Đất Thánh. Tổ chức Hiệp sĩ Templar đôi khi cũng có mâu thuẫn với hai Tổ chức quân sự Kitô giáo khác, như Tổ chức Hiệp sĩ Hospitaller và Tổ chức hiệp sĩ Teutonic, nhiều thập kỷ hận thù cùng nội chiến đã làm suy yếu vị trí chính trị và quân sự của phe Kitô giáo. Sau khi nhiều Hiệp sỹ Templar đã tham gia vào nhiều chiến dịch không thành công, bao gồm cả những trận đánh quan trọng như Trận Hattin, Jerusalem đã bị chiếm đóng lực lượng của Saladin năm 1187. Quân Thập tự chinh chiếm lại được thành phố và năm 1229 mà không cần sự trợ giúp của Templar, nhưng họ chỉ giữ được nó trong một thời gian ngắn. Năm 1244, người Khwarezmi-Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lại được Jerusalem, và thành phố đã không quay trở lại quyền kiểm soát của phương Tây cho đến năm 1917 khi người Anh chiếm được nó từ người Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ chức Hiệp sỹ Templar đã bị buộc phải di dời trụ sở của họ để các thành phố khác ở phía bắc, như thành phố cảng biển Acre mà họ nắm giữ ở các thế kỷ tiếp theo. Nhưng họ bị mất nó vào năm 1291, tiếp theo là Tortosa-cứ điểm mạnh nhất trên lục địa của họ (nay thuộc Syria ) và Atlit. Sau đó trụ sở của họ đã được chuyển đến Limassol trên đảo Síp và họ cũng đã cố gắng duy trì một lực lượng đồn trú trên nhỏ trên đảo Arwad ở ngoài khơi bờ biển của Tortosa. Năm 1300, có một số nỗ lực để tham gia phối hợp các chiến dịch quân sự của quân Mông Cổ thông qua một lực lượng xâm lược mới tại Arwad. Tuy nhiên vào năm 1302 hoặc năm 1303, Templar lại bị mất hòn đảo này vào tay người Mamluk-Ai Cập trong Cuộc vây hãm Arwad. Với việc hòn đảo bị thất thủ, quân Thập tự chinh đã bị mất chỗ đứng chân cuối cùng của họ trong vùng Đất Thánh.
Lúc này các sứ mệnh quân sự của Tổ chức ngày càng kém quan trọng, và sự hỗ trợ cho tổ chức đã bắt đầu ngày càng kém quan trọng. Tình hình trở nên rất phức tạp mặc dù trong hai trăm năm tồn tại của mình Tổ chức Hiệp sỹ Templar đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày trong suốt thời kỳ đỉnh cao của Thiên Chúa giáo. Tài sản của tổ chức Templar như bất động sản, hàng trăm tòa nhà nằm rải rác khắp châu Âu và Trung Cận Đông đã tạo cho họ một sự hiện diện rộng rãi ở khắp các nơi. Tổ chức Hiệp sỹ Templar vẫn còn quản lý nhiều doanh nghiệp và nhiều người châu Âu hàng ngày vẫn tiếp xúc và kinh doanh với mạng lưới của Templar, chẳng hạn như khi họ làm việc tại một nông trại hay vườn nho thuộc sở hữu của Templar, hoặc bằng cách sử dụng dịch vụ của nó như là một ngân hàng để cất trữ các đồ có giá trị. Tổ chức vẫn không chịu thần phục chính quyền địa phương, làm cho nó chở thành một “vương quốc trong một vương quốc” ở khắp mọi nơi, quân đội thường trực của nó, mặc dù không còn có nhiệm vụ được xác định rõ ràng, có thể vượt qua các biên giới một cách tự do. Tình trạng này đã gây căng thẳng với một số quý tộc châu Âu, đặc biệt là Tổ chức Hiệp sỹ Templar đã cho thấy sự quan tâm trong việc thành lập nhà nước riêng trong các tu viện của họ, cũng giống như các hiệp sĩ Teutonic đã làm tại Phổ và các Hiệp sĩ Cứu tế đã làm với đảo Rhodes.
Bị bắt giữ và giải thể
Năm 1305, Giáo hoàng mới Clement V, có trụ sở tại Pháp, đã gửi thư cho cả hai Grand Master-Đại thủ lĩnh Jacques de Molay-Hiệp sỹ dòng Đền và Đại thủ lĩnh Fulk de Villaret-của Hiệp sỹ cứu tế để thảo luận về khả năng sáp nhập hai Tổ chức này làm một. Dù ý tưởng này không được tuân theo, nhưng Giáo hoàng Clement vẫn kiên trì và trong năm 1306, ông mời cả hai Đại thủ lĩnh sang Pháp để thảo luận về vấn đề này. De Molay đến đầu tiên vào đầu năm 1307, nhưng de Villaret đã trì hoãn trong vài tháng. Trong khi chờ đợi, De Molay và Clement đã thảo luận về vấn đề một cuộc tấn công đã được tiến hành hai năm trước đó để phá hủy một chiếc Đền thờ. Nhìn chung thì cả hai đều đồng ý rằng cuộc tấn công này là sai trái, nhưng Clement có gửi cho vua Philip IV của Pháp một tài liệu để yêu cầu trợ giúp trong quá trình điều tra. Vua Philip đã chìm sâu trong nợ nần với Tổ chức Hiệp sỹ Templar vì cuộc chiến của ông với nước Anh và quyết định bắt giữ họ sau khi tạo những tin đồn cho mục đích riêng của mình. Ông bắt đầu gây sức ép với Giáo Hội để họ phải có những hành động chống lại Tổ chức Hiệp sỹ dòng Đền, như một cách để ông thoát khỏi các khoản nợ của mình.
Ngày thứ sáu 13 tháng 10 năm 1307 Philip đã ra lệnh bắt giữ de Molay và các thành viên khác của Templar ở Pháp cùng một lúc. Lệnh bắt giữ được bắt đầu với cụm từ: ” Dieu n’est pas content, nous avons des ennemis de la foi dans le Royaume ” ( dịch thoát là “Thiên Chúa không hài lòng. Chúng ta có kẻ thù trong đức tin của vương quốc “). Tổ chức Templar bị buộc tội vi phạm rất nhiều tội danh (kể cả bội đạo, thờ thần tượng, dị giáo, nghi thức khiêu dâm và đồng tính luyến ái, tham nhũng và gian lận tài chính và hội họp bí mật). Nhiều người trong số các bị cáo thú nhận với các cáo trạng này sau khi bị tra tấn và những lời thú tội mặc dù được thu thập từ tra tấn bức cung đã gây ra một vụ bê bối ở Paris. Tất cả các cuộc thẩm vấn đã được ghi lại vào một tờ giấy da dài ba mươi mét, được lưu giữ tại “Archives nationales” tại Paris. Các tù nhân bị ép buộc phải thú nhận rằng họ đã nhổ vào chiếc thập giá: ” Moi Raymond de La Fère, 21 ans, reconnais que (J’ai) craché trois fois sur la Croix, mais de bouche et pas de coeur ” ( dịch thoát là: “Tôi, Raymond de La Fère, 21 tuổi, thừa nhận rằng tôi đã nhổ ba lần vào chiếc thập giá, nhưng chỉ từ miệng của tôi chứ không phải từ trái tim”). Tổ chức Hiệp sỹ Templar đã bị buộc tội thờ thần tượng. Tấm giấy da đề cập đến một bức tranh một người đàn ông màu đỏ mặc áo vải lanh hoặc bông, trông giống như một tượng thần trong buổi thẩm vấn. Sự kiện này cho thấy có sự hiện diện của tấm vải liệm Turin. Năm 1307 rất ít người biết về nơi cất dấu nó. Sau cuộc chiếm đóng Constantinople bởi cuộc Thập tự chinh lần thứ tư trong năm 1204, tấm vải liệm vốn đã thuộc về sở hữu của Hoàng đế Byzantine đã biến mất trong khoảng một thế kỷ. Nó xuất hiện trở lại tại thị trấn nhỏ Lirey, tại vùng Champagne của Pháp khoảng những năm 1353-1357 và thuộc về sở hữu của Geoffroy de Charny và sau đó tại Chambéry thuộc sở hữu của Công tước xứ Savoy.
Sau khi chịu sức ép nhiều hơn từ Philip, Đức Giáo Hoàng Clement sau đó đã ban hành sắc lệnh của Pastoralis Praeeminentiae giáo hoàng vào ngày 22 tháng 11 1307, sắc lệnh này chỉ thị tất cả các quốc vương Kitô giáo ở Châu Âu phải bắt giữ tất cả thành viên của Tổ chức Hiệp sỹ Templar và tịch thu tài sản của họ.
Đức Giáo Hoàng Clement cho tổ chức phiên điều trần của Giáo hoàng để xác định xem các Hiệp sỹ Templar có tội hay vô tội và lúc này đã cho toà án dị giáongừng tra tấn, nhiều Hiệp sỹ Templar đã công khai rút lui lời thú tội của họ. Một số đã có đủ kinh nghiệm về mặt pháp luật để bảo vệ mình trong các buổi xét xử, nhưng trong năm 1310 Philip đã ngăn chặn nỗ lực này, bằng cách sử dụng những lời nhận tội bị ép buộc trước đây và đem thiêu sống hàng chục Hiệp sỹ Templar tại Paris. Vì Philip đã đe dọa sử dụng biện pháp quân sự, trừ khi Giáo hoàng tuân theo ý muốn của ông ta, cuối cùng Giáo hoàng Clement đã đồng ý giải tán Tổ chức, và viện dẫn một vài vụ bê bối nào đã được tạo ra trong những lời thú tội. Tại Hội đồng Vienne năm 1312, ông đã ban hành một loạt các sắc lệnh của giáo hoàng, bao gồm cả Vox trong excelso để chính thức giải thể Tổ chức và Ad providam để chuyển giao hầu hết các tài sản của các Hiệp sỹ Templar cho các Hiệp sỹ Hospitaller. Đối với các nhà lãnh đạo của Tổ chức, Đại thủ lĩnh Jacques de Molay, người đã cao tuổi đã thú nhận khi bị tra tấn, cũng đã rút lại tuyên bố của ông. Người phó của ông-Geoffrey de Charney, thầy tu ở Normandy, cũng bắt chước de Molay và khăng khăng nói mình vô tội. Cả hai người đã bị tuyên bố tái phạm niềm tin dị giáo và họ đã bị kết án thiêu sống trên các cây cọc ở Paris vào ngày 18 tháng 3 năm 1314. De Molay được người ta nói rằng vẫn tỏ ra thách thức đến chết, ông yêu cầu được trói theo cách mà ông có thể vẫn quay mặt về phía Nhà thờ Đức Bà và tiếp tục giữ các bàn tay của theo tư thế cầu nguyện. Theo truyền thuyết, ông ta gọi to ra từ trong ngọn lửa rằng cả Giáo hoàng Clement và vua Philip sẽ sớm gặp lại ông trước mặt Đức Chúa Trời. Những từ thực tế mà ông đã nói trước khi chết được ghi lại trên mảnh giấy da như sau: ” Dieu sait qui a tort et a pëché. Il va bientot arriver malheur à ceux qui nous ont condamnés à mort ” ( dịch thoáng: “Chúa sẽ biết ai là người vô tội và ai là kẻ phạm tội. Tai họa sẽ xảy ra cho những kẻ đã lên án chúng ta cho đến chết “). Giáo hoàng Clement đã chết chỉ một tháng sau đó và vua Philip cũng qua đời trong một tai nạn săn bắn trước khi kết thúc năm đó.
Với việc những nhà lãnh đạo cuối cùng của Tổ chức bị bắt giữ, phần còn lại của Tổ chức Hiệp sỹ Templar ở xung quanh Châu Âu đã hoặc bị bắt và điều tra theo sắc lệnh của giáo hoàng (và hầu hết không bị kết án), hoặc chuyển sang các Tổ chức quân sự khác như Hiệp sĩ Cứu tế, hoặc về hưu và được phép sống những ngày cuối cùng của họ một cách hòa bình. Một số có thể đã bỏ chạy tới vùng lãnh thổ khác ngoài tầm kiểm soát của giáo hoàng, hoặc những vùng bị rút phép thông công ( excommunicated ) như Scotland hoặc Thụy Sĩ. tổ chức Templar ở Bồ Đào Nha chỉ đơn giản là đổi tên của họ, từ Hiệp sĩ Templar sang thànhHiệp sĩ của Chúa Kitô.
Tổ chức của Templar
Tổ chức Hiệp sỹ Templar được tổ chức như là một dòng tu-monastic order tương tự như tổ chức dòng Xitô của Bernard, được coi là tổ chức quốc tế đầu tiên có hiệu quả ở châu Âu. Cơ cấu của tổ chức có một chuỗi uy quyền mạnh mẽ. Mỗi quốc gia có sự hiện diện của Tổ chức lớn của Templar như (Pháp, Anh, Aragon, Bồ Đào Nha, Poitou, Apulia, Jerusalem, Tripoli, Antioch, Anjou, Hungary, và Croatia) có một Thủ lĩnh cho Tổ chức Hiệp sỹ Templar trong khu vực đó. Tất cả đều là cấp dưới của Grand Master-Đại thủ lĩnh, người vốn được chỉ định trong suốt cuộc đời và giám sát những nỗ lực về quân sự của Tổ chức tại phương Đông và việc quản lý tài chính của họ ở phương Tây. Không có con số chính xác về thành viên, nhưng người ta ước tính rằng tại thời điểm đỉnh cao Tổ chức Templar có khoảng 15.000 và 20.000 thành viên trong đó khoảng một phần mười là những hiệp sĩ thực sự.
Bernard de Clairvaux và Hugues de Payens-những người sáng lập đã tạo ra những luật lệ cụ thể cho hoạt động cụ thể của Templar, nó được biết đến trong lịch sử hiện đại như là Rule Latin . 72 điều khoản quy định các hành vi lý tưởng cho các Hiệp sĩ, chẳng hạn như họ sẽ được ăn mặc như thế nào và họ có thể có bao nhiêu con ngựa. Hiệp sĩ ăn bữa ăn của họ trong im lặng, ăn thịt không quá ba lần mỗi tuần và không được có quan hệ với bất kỳ loại phụ nữ, ngay với cả các thành viên trong gia đình của họ. Một Thủ lĩnh của Tổ chức được giao “4 con ngựa, và một giáo sĩ và một thư ký được giao ba con ngựa một hộ sĩ được giao hai con ngựa và một Hiệp sỹ được giao một lá chắn và một cây thương cùng với một con ngựa.” Khi Tổ chức này phát triển lên thì nhiều điều hướng dẫn nữa được thêm vào và danh sách 72 điều khoản ban đầu cuối cùng đã được mở rộng thành vài trăm điều khoản.
Có một sự phân chia thành ba ngạch của Templar: các hiệp sĩ quý tộc, các võ sĩ có đẳng cấp thấp hơn, và các giáo sĩ. Các Hiệp sĩ được yêu cầu là phải có nguồn gốc hiệp sĩ và mặc áo choàng trắng. Họ được trang bị như kỵ binh nặng với ba hoặc bốn con ngựa và một hoặc hai Squires. Nói chung thì các võ sinh ( NV- Squire: có thể gọi là võ đồng, hoặc tùy tùng của Hiệp sỹ) không phải là thành viên của Hội mà là người ngoài, những người được thuê theo Hợp đồng thời vụ. Bên dưới các hiệp sĩ là các võ sỹ thường được tuyển từ tầng lớp xã hội cấp thấp hơn. Họ-võ sỹ thường được trang bị như những kỵ binh hạng nhẹ với một con ngựa chiến hoặc phục vụ bằng cách khác như quản lý tài sản của Hội hoặc thực hiện những nhiệm vụ hèn mọn và các ngành nghề khác. Giáo sĩ, tạo thành một lớp Templar thứ ba, họ được thụ phong thành các linh mục để chăm sóc nhu cầu phần hồn của các Hiệp sỹ Templar.Các hiệp sĩ mặc một chiếc áo choàng màu trắng với một chữ thập đỏ trên chiếc áo choàng; các võ sĩ mặc một chiếc áo choàng dài màu đen hoặc nâu và cũng có một chiếc thập tự mầu đỏ ở phía trước và cả đằng sau lưng, Chiếc áo choàng trắng đã được ủy nhiệm cho Tổ chức Hiệp sỹ Templar tại Hội đồng Troyes trong năm 1129 và qua có lẽ là chiếc thập tự mầu đỏ này được thêm vào chiếc áo choàng thụng của họ và được ra mắt sớm nhất là tại cuộc Thập tự chinh lần thứ hai vào năm 1147, khi Giáo hoàng Eugenius III và vua Louis VII của nước Pháp và những nhân vật nổi tiếng khác tham dự một cuộc họp của Tổ chức Hiệp sỹ Templar tại trụ sở của họ ở Pháp gần Paris. Theo quy tắc của họ, các hiệp sĩ phải mặc chiếc áo choàng trắng suốt cả ngày đêm, thậm chí họ bị cấm không được ăn uống khi họ không mặc nó.Buổi lễ gia nhập vào Hội được gọi là receptio đây là một buổi lễ trang nghiêm. Người ngoài không được khuyến khích tham dự những buổi lễ này, trong đó làm nảy sinh những nghi ngờ của các phán quan thời Trung cổ trong thời gian của những buổi thẩm vấn sau đó.Các thành viên mới phải sẵn sàng bàn giao cho Hội toàn bộ tài sản của họ và nguyện sống nghèo khó, thanh tịnh, lòng mộ đạo và biết vâng lời. Hầu hết các huynh đệ của Hội tham gia cho đến cuối đời, mặc dù một số được phép tham gia trong một thời gian được định sẵn. Đôi khi một người đàn ông đã lập gia đình được phép gia nhập nếu ông này có sự cho phép của vợ mình, nhưng ông ta không được phép mặc áo choàng trắng.Chiếc chữ thập mầu đỏ mà các Hiệp sỹ Templar đeo trên áo choàng của họ là một biểu tượng của sự tử vì đạo và cái chết trong chiến đấu được coi là một vinh dự lớn mà nó sẽ đảm bảo cho họ một suất nơi thiên đường. Có một quy định cực kỳ quan trọng rằng các chiến binh của Hội không bao giờ được đầu hàng trừ khi lá cờ Templar bị đổ xuống và thậm chí cả trong trường hợp đó vì việc đầu tiên là họ phải cố gắng tập hợp lại với nhau hoặc dưới lá cờ của các Tổ chức Kitô giáo khác, chẳng hạn như là của Tổ chức Hiệp sỹ Hospitaller. Chỉ sau khi tất cả các lá cờ của họ đã xuống thì họ mới được phép rời chiến trường. Quy định này được tuân thủ một cách cực kỳ kiên quyết cùng với danh tiếng của họ về sự can đảm, xuất sắc trong đào tạo và trang bị vũ khí hạng nặng, đã làm cho những Hiệp sỹ Templar chở thành một trong những lực lượng chiến đấu đáng sợ nhất trong thời kỳ Trung cổ.Các Đại thủ lĩnh-Grand MastersBắt đầu Hugues de Payens-nhà sáng lập trong năm 1118-1119, người có chức vụ cao nhất trong Hội là Grand Master ( tạm dịch là Đại thủ lĩnh), một chức vụ có thể được giữ suốt cả cuộc đời, mặc dù xét về mặt thực tế thì nó thường có một nhiệm kỳ rất ngắn. Trong tổng số có hai Đại thủ lĩnh chết tại phòng làm việc và một số đã chết trong các chiến dịch quân sự. Đó là trong cuộc vây hãm Ascalon vào năm 1153, Đại thủ lĩnhBernard de Tremelay đã dẫn đầu một nhóm khoảng 40 Hiệp sỹ Templar đã lao qua một đoạn bị phá sập trong các bức tường thành phố khi mà phần còn lại của đội quân Thập tự chinh đã không làm theo họ, các hiệp sỹ Templar bao gồm cả Đại thủ lĩnh của họ đã bao vây và bị chặt đầu. Đại thủ lĩnh Gérard de Ridefort đã bị chặt đầu bởi Saladin năm 1189 tại cuộc vây hãm Acre.Vị Đại thủ lĩnh giám sát tất cả các hoạt động của Hội, bao gồm cả các hoạt động quân sự tại Đất Thánh và Đông Âu và và giao dịch kinh doanh tài chính của Templar ở Tây Âu. Một số Đại thủ lĩnh cũng từng là chỉ huy chiến trường, mặc dù họ không phải luôn luôn là sáng suốt: một số sai lầm ngớ ngẩn của Đại thủ lĩnh de Ridefort đã góp phần vào sự thất bại khủng khiếp tại trận Hattin. Vị Đại thủ lĩnh cuối cùng là Jacques de Molay đã bị thiêu sống tại Paris vào năm 1314 theo lệnh của vua Philip IV.
Tổ chức Hiệp sỹ Cứu tế (Order of Knights Hospitaller )
Tổ chức Hiệp sĩ Cứu tế, cũng còn được gọi là Order of Hospitaller hoặc đơn giản chỉ là Hospitaller, là một nhóm người thuộc một bệnh viện ở Jerusalem được thành lập bởi Thánh Gerard ở khoảng năm 1023, nó là bắt nguồn của hai Tổ chức Hiệp sỹ lớn có tinh thần thượng võ cao, đó là nhóm các Hiệp sĩ của Thánh Lazarus và nhóm các Hiệp sĩ của St John, nhóm sau được biết đến như là một Tổ chức quân sự kiểm soát chủ quyền của đảo Malta.Tổ chức Hospitaller được phát sinh xung quanh công việc của một bệnh viện có tên là Amalfitan nằm ở Muristan, một vị trí ở Jerusalem, tổ chức này được thành lập khoảng năm 1023 để cung cấp sự chăm sóc cho người hành hương nghèo, bị bệnh hoặc bị thương đến Đất Thánh. Sau khi Thiên chúa giáo phương Tây xâm chiếm Jerusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên, tổ chức đã trở thành một tổ chức tôn giáo và tự vũ trang theo điều lệ của riêng mình và tham gia bảo vệ Đất Thánh. Sau cuộc chinh phục vùng Đất Thánh của lực lượng Hồi giáo, Tổ chức đã phải hoạt động từ đảo Rhodes nơi mà nó đã giành được chủ quyền (sovereign ) cho chính mình và kể từ khi chuyển về Malta nơi mà nó được quản lý như một quốc gia chư hầu của phó vương Tây Ban Nha ở Sicily.Tổ chức này đã bị suy yếu bởi cuộc chiếm đóng của Napoleon vào Malta năm 1798 và nó bị phân tán trên khắp Châu Âu. Nó lấy lại được sức mạnh trong đầu thế kỷ 19 vì nó mở rộng mục đích hoạt động của bản thân trong cả mảng tôn giáo và nhân đạo. Tổ chức này là nguồn gốc của Tổ chức quân sự có Chủ quyền của Công giáo La Mã ở Malta ( Roman Catholic Sovereign Military Order of Malta ) hiện đại ngày nay và có trụ sở tại Rome, và Tổ chức Đồng minh Tin Lành ( Allied Protestant Order ) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, Đức, Hà Lan và Thụy Điển.
Quá trình thành lập và lịch sử ban đầu
Năm 600, Giáo hoàng Gregory I ủy quyền cho Tu viện trưởng Ravennate Probus, người trước đây là sứ giả của ông tại Triều đình Lombard, để xây dựng một bệnh viện ở Jerusalem để điều trị và chăm sóc khách hành hương người Kitô giáo trên Đất Thánh. Năm 800, Charlemagne-hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh cho mở rộng bệnh viện Probus và thêm vào cho nó một phòng thư viện. Khoảng 200 năm sau, năm 1005, Quốc vương Hồi giáo Al Hakim đã cho phá hủy bệnh viện này và ba ngàn tòa nhà khác ở Jerusalem. Năm 1023, các thương gia từ Amalfi và Salerno ở Ý được sự cho phép của Quốc vương Hồi giáo Ali az-Zahir của Ai Cập đã xây dựng lại khu bệnh viện ở Jerusalem. Khu bệnh viện được xây dựng trên địa điểm của tu viện Thánh John the Baptist, tại đó khách hành hương Kitô giáo được đi vào những nơi gọi là thánh địa của Kitô giáo. Bệnh viện được phục vụ bởi các thầy tu dòng Benedictine.Tổ chức ( Hội) tu Hospitaller được thành lập sau thời gian của cuộc Thập tự chinh đầu tiên bởi Thánh Gerard, người có vai trò sáng lập đã được xác nhận bởi một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Paschal II trong năm 1113. Gerard đã giành được vùng lãnh thổ và các khoản thu cho Tổ chức của ông ở khắp Vương quốc Jerusalem và những nơi xa hơn nữa. Raymond du Puy de Provence-người kế nhiệm ông, đã cho thành lập một trạm điều trị đầu tiên đầy ý nghĩa của Hospitaller ở gần nhà thờ của Thánh Sepulchre ở Jerusalem. Ban đầu Hội chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hành hương ở Jerusalem, nhưng nó sớm mở rộng để cung cấp cho khách hành hương các dịch vụ hộ tống vũ trang ( đây gọi là bảo kê đúng không ạ ), và tổ chức này nhanh tróng phát triển thành một lực lượng quân sự đáng kể.Các Hiệp sỹ Hospitaller và Knights Templar-thành lập năm 1119, đã trở thành những Tổ chức Thiên chúa giáo mạnh nhất trong khu vực. Cách mà họ phân biệt bản thân trong các trận chiến với người Hồi giáo là các chiến binh của họ phải mặc một áo choàng màu đen với một chữ thập màu trắng. Hội đã sử dụng trang phục này để hoạt động trong một thời gian dài cho đến năm 1248 khi mà Đức Giáo Hoàng Innocent IV (1243-1254), phê duyệt một trang phục quân sự tiêu chuẩn cho loại mà các Hiệp sỹ Hospitaller được mặc trong chiến trận. Thay vì mặc một chiếc áo choàng không tay khít với áo giáp của họ ( làm hạn chế chuyển động của họ), họ đã mặc một chiếc áo choàng thụng đỏ với một cây thánh giá màu trắng trang trí như là phù hiệu trên đó.Đến giữa thế kỷ 12, Tổ chức đã được phân chia rõ ràng thành những người chuyên về mảng quân sự và những người làm việc với các bệnh nhân. Nó vẫn là một Tổ chức tôn giáo và nhận được đặc quyền từ Giáo hoàng, ví dụ: Tổ chức được miễn phải chịu quyền kiểm soát của các nhà cai trị địa phương mà chỉ chịu trách nhiệm trước Đức Giáo Hoàng, và nó không phải trả thuế Thập phân và được cho phép để sở hữu các tòa nhà tôn giáo. Rất nhiều các công sự, thành lũy của người Kitô giáo tại Đất Thánh được xây dựng bởi các Tổ chức Hiệp sỹ Templar và Hospitaller. Ở thời kỳ đỉnh cao của Vương quốc Jerusalem, Hospitaller đã cho xây bảy pháo đài lớn và 140 bất động sản khác trong khu vực này. Hai tòa lớn nhất trong số này, cũng là căn cứ của quyền lực của họ ở Jerusalem và trong Quận quốc Antioch, đó là các lâu đài Krak des Chevaliers và Margat ở Syria. Các tài sản của Hội được chia thành priories, sau đó được chia nhỏ hơn nữa thành bailiwicks, rồi lại được chia thành commandries. Frederick Barbarossa-Hoàng đế La Mã Thánh thần, đã cam kết sự bảo vệ của mình cho các Hiệp sĩ của St John trong một điều luật về các đặc quyền được cấp năm 1185.Hiệp sĩ của Cyprus và RhodesCuối cùng người Hồi giáo đã trục xuất các Hiệp sĩ Hospitaller ra khỏi Jerusalem. Sau sự sụp đổ của Vương quốc Jerusalem năm 1291 (Jerusalem bị sụp đổ năm 1187), các Hiệp sĩ chỉ còn được hoạt động giới hạn trong quận quốc Tripoli và khi Acre sụp đổ vào năm 1291, họ tìm kiếm nơi cư trú trong Vương quốc đảo Síp. Thấy mình trở thành bị mắc quá sâu trong hoạt động chính trị của đảo Síp, Grand Master của họ-Guillaume de Villaret, đã lập nên một kế hoạch mua lại mua lại một mảnh đất tạm thời cho chính họ, họ đã lựa chọn đảo Rhodes làm ngôi nhà mới của. Fulkes de Villaret-người kế nhiệm Villaret, đã tiến hành kế hoạch và vào ngày 15 tháng năm 1309, sau hơn hai năm vận động đảo Rhodes đã thuộc về các hiệp sĩ. Họ cũng đã kiểm soát một số đảo lân cận và các cảng Bodrum và Kastelorizo ở Anatolia
Knights Templar đã bị giải thể năm 1312 và nhiều tài sản của họ đã được trao cho các Hospitaller. Các phần này được chia thành tám tongue ( ở Crown of Aragon, Auvergne, Castile, Anh, Pháp, Đức, Italy và Provence ). Mỗi tongue được quản lý bởi một Prior hoặc nếu có nhiều hơn một nhà dòng ở tongue, thì nó sẽ được quản lý bởi một Grand Prior. Tại Rhodes và sau đó là Malta, các hiệp sĩ thường trú ở từng tongue và được chỉ huy bởi một Bailli. Grand Prior người Anh vào thời đó là Philip De Thame, người đã mua bất động sản và giao cho tongue ở Anh năm 1330-1358.
.
Sau ngay Hospitaller chuyển về Rhodes và họ cũng được gọi là Hiệp sĩ của Rhodes, và dần dần họ đã bị buộc phải nên có tính chất của một lực lượng quân sự nhiều hơn, đặc biệt là họ phải chiến đấu với bọn cướp biển Barbary. Họ đã phải chịu đựng hai cuộc xâm lược trong thế kỷ 15, một của Sultan của Ai Cập trong năm 1444 và một của Sultan Mehmed II-Ottoman trong năm 1480, sau khi triều đình này đánh bại Đế quốc Byzantine và chiếm Constantinople và năm 1453 thì mục tiêu ưu tiên của họ là các Hiệp sĩ Hospitaller.
Năm 1522 một đội quân xâm lược hoàn toàn mới đã kéo đến: 200.000 lính và 400 tàu chiến dưới sự chỉ huy của Sultan Suleiman Vĩ Đại đã đổ bộ xuống đảo Rhodes. Để chống lại lực lượng này các Hiệp sĩ Hospitaller dưới sự chỉ huy của Đại thủ lĩnh Philippe de Villiers L’Isle-Adam, có khoảng 7.000 người và hệ thống công sự của họ. Cuộc bao vây kéo dài sáu tháng và cuối cùng Hospitaller đã bị đánh bại và những người sống sót được phép chuyển tới Sicily.
Hiệp sĩ của Malta
Sau bảy năm di chuyển từ nơi này đến nơi khác ở châu Âu, Các Hiệp sĩ Hospitaller lại có chỗ trú chân vào năm 1530 khi Charles V của Tây Ban Nha cũng là vua của Sicily, đã ban cho họ đảo Malta, và Gozo cùng cảng Tripoli ở Bắc Phi làm thái ấp vĩnh viễn để đổi lấy duy nhất một chú chim ưng Malta hàng năm, mà họ phải gửi vào All Souls Day-ngày linh hồn cho đại diện của nhà vua kiêm Phó vương Sicili.
Các Hiệp sỹ Hospitaller tiếp tục hành động của họ để chống lại người Hồi giáo và đặc biệt là những tên cướp biển Barbary. Mặc dù họ chỉ có một vài con tàu nhưng họ đã nhanh chóng thu hút sự giận dữ của Đế quốc Ottoman, người không hài lòng với việc tái định cư của họ. Năm 1565 Suleiman đã gửi một lực lượng xâm lược khoảng 40.000 người và tiến hành vây hơn 700 hiệp sĩ và 8.000 binh sĩ và tìm cách trục xuất họ khỏi Malta và cũng để có một căn cứ mới để từ đó có thể khởi động một cuộc tấn công vào châu Âu.
Lúc đầu, cuộc chiến đã diễn biến rất xấu cho các Hiệp sỹ Hospitaller ở đảo Rhodes: hầu hết các thành phố đã bị phá hủy và khoảng một nửa số các hiệp sĩ đã thiệt mạng. Ngày 18 tháng 8 vị trí của họ bị bao vây và tình hình ngày càng trở nên tuyệt vọng: quân số của họ ngày càng thưa thớt, họ đã trở nên quá yếu ớt để giữ một tuyến công sự quá dài. Nhưng khi hội đồng quân sự của ông đề nghị từ bỏ Il Borgo và Senglea và rút về để tăng cường Fort St Angelo, Đại thủ lĩnh Jean Parisot de la Valette đã từ chối.
Phó vương Sicilia đã không gửi quân tiếp viện, có thể là vị phó vương đã nhận được mệnh lệnh của Philip II của Tây Ban Nha là hãy chút gánh nặng của việc phòng thủ lên vai các Hiệp sĩ. Một quyết định sai lầm có thể có nghĩa là thất bại và Sicily cùng với Naples sẽ dễ dàng rơi vào tay triều Ottoman. Ông đã để lại đứa con trai riêng của mình chiến đấu cùng với La Valette, do đó dường như ông không thể thờ ơ với số phận của pháo đài. Dù điều gì đi chăng nữa có thể là nguyên nhân của sự chậm trễ của ông, vị Phó vương đã do dự cho đến khi trận chiến đã gần như được quyết định bởi những nỗ lực không cần trợ giúp của các Hiệp sĩ, trước khi bị buộc ông bị buộc phải ra lệnh gửi quân tiếp viện do sự phẫn nộ của các sỹ quan của mình.Vào ngày 23 tháng 8 đã nổ ra thêm một cuộc tấn công lớn, đây là nỗ lực quan trọng cuối cùng và nó đã được chứng minh bởi những người vây thành. Nó đã bị đẩy trở lại với những thiẹt hại lớn nhất trong một phần quân phòng thủ. Tuy nhiên, lúc này hoàn cảnh của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ lại trở nên tuyệt vọng. Ngoại trừ Fort St Elmo, các công sự của Malta vẫn còn nguyên vẹn. Công việc sửa chữa được tiến hành vào ban đêm và ngày hôm sau quân đồn trú đã phục hồi được chỗ bị thiệt hại và việc chiếm Malta dường như ngày càng chở nên là điều không thể. Nhiều binh sỹ trong quân đội Ottoman phải sống ở những chỗ quá trật trội và nhiều người đã bị ốm trong những tháng mùa hè kinh khủng. Đạn dược và thực phẩm đã bắt đầu cạn và quân Ottoman đang trở nên ngày càng chán nản ở sự thất bại của các cuộc tấn công và thiệt hại của họ. Ngày 23 tháng 6 cái chết của Dragut-viên chỉ huy có trình độ lão luyện vốn là một cướp biển và đô đốc của hạm đội Ottoman là một đòn nghiêm trọng. Các chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ, Piyale Pasha và Mustafa Pasha đã trở nên bất cẩn. Họ có một hạm đội lớn được sử dụng có hiệu lực duy nhất chỉ một lần. Họ bỏ qua các thông tin liên lạc của họ với các bờ biển châu Phi và đã không cố gắng để tìm kiếm và đánh chặn quân tiếp viện từ Sicilia.Ngày 01 tháng 9 họ đã tiến hành một nỗ lực cuối cùng, nhưng tinh thần chiến đấu của quân Ottoman đã xuống rất nghiêm trọng và các cuộc tấn công nổ ra một cách yếu ớt, và điều này đã khuyến khích những người bị bao vây, lúc này họ bắt đầu cảm thấy hy vọng được giải thoát. Những bối rối và thiếu quyết đoán của người Ottoman khi nghe nói đến quân tiếp viện của Sicilian ở Mellieħa Bay. Không biết rằng đây chỉ là một lực lượng rất nhỏ, họ đã dừng các cuộc bao vây và bỏ đi vào ngày 8 tháng 9. Cuộc Đại bao vây vào Malta có thể là hành động quân sự cuối cùng mà một lực lượng hiệp sĩ đã giành một chiến thắng quyết định.Khi người Thổ rời khỏi Malta thì Hospitaller chỉ còn có 600 người có thể cầm vũ khí. Con số ước tính đáng tin cậy nhất về số lượng của quân đội Ottoman là khoảng 40.000 quân nhưng cuối cùng chỉ có khoảng 15.000 người trở về Constantinople. cuộc bao vây này được miêu tả sinh động trong bức tranh tường của Matteo Perez d’Aleccio trong Đại sảnh của St Michael và St George, nơi đây cũng được gọi là Phòng Ngai vàng, tại cung điện của Đại thủ lĩnh Valletta… Sau khi cuộc bao vây kết thúc một thành phố mới đã được xây dựng – thành phố hiện nay có tên Valletta để tưởng nhớ vị Đại thủ lĩnh-người đã chiến thắng trong cuộc bao vây.
Những hiệp sĩ trong thế kỷ 16 và 17: tái chinh phục biển
Sau khi các Hiệp sĩ lại Hospitaller chuyển đến Malta họ thấy rằng họ không thể theo đuổi các mục tiêu ban đầu- cho sự tồn tại của họ; đó là hỗ trợ và tham gia những cuộc thánh chiến tại Đất Thánh lúc này đã chở thành một nhiệm vụ bất khả thi vì lý do tài chính và sức mạnh quân sự phụ thuộc vào vị trí địa lý. Với suy giảm nguồn thu từ tài trợ vì châu Âu không còn sẵn sàng hỗ trợ và một tổ chức tốn kém vô nghĩa, các Hiệp sĩ quay sang quan tâm đến Địa Trung Hải vì đang có các mối đe dọa ngày càng gia tăng của cướp biển, đặc biệt là từ những mối đe dọa của hoạt động của cướp biển Barbary vốn được hỗ trợ của triều Ottoman từ bờ biển Bắc Phi. Vào cuối thế kỷ 16 được khuyến khích mạnh mẽ bởi một chiến thắng quyết dịnh sau khi phòng thủ thành công cho hòn đảo của họ vào năm 1565 và cũng bởi chiến thắng của người Kitô giáo trước hạm đội Ottoman trong trận Lepanto năm 1571, các Hiệp sĩ đã lập nên hệ thống hộ tống các tầu thương gia của người Kitô giáo đến và đi từ Levant và giải phóng các nô lệ Thiên chúa giáo vốn bị bắt giữ bởi cướp biển Barbary Corsair. Hoạt động này được gọi là Corso.Tuy nhiên, lúc này Hội sớm phải vật lộn với sự giảm sút thu nhập. Bởi vì chính sách Địa Trung Hải mà họ phải cạnh tranh với người có trách nhiệm bảo vệ truyền thống của vùng Địa Trung Hải, các thành phố quốc gia hải quân như Venice, Genoa và Pisa. Chưa hết một điều nữa làm tồi tệ thêm tình hình tài chính của họ, trong suốt thời gian này tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ‘scudo’ vốn được thành lập vào cuối thế kỷ 16 dần dần trở thành lỗi thời, có nghĩa là các hiệp sĩ dần dần nhận được ít hơn từ thương mại nội địa. Kinh tế bị cản trở bởi các hòn đảo cằn cỗi họ bây giờ ngày càng có nhiều người ở, nhiều hiệp sĩ của họ đã phải vượt ra ngoài cái gọi nhiệm vụ đột kích tàu Hồi giáo ( tức là cũng trở thành cướp biển). Và ngày càng có nhiều tàu bị cướp bóc, và các khoản lợi nhuận từ đó cho phép nhiều hiệp sĩ sống yên và sang trọng và cưới các phụ nữ địa phương làm vợ rồi đăng ký vào các lực lượng hải quân Pháp và Tây Ban Nha để tìm kiếm kinh nghiệm sống, phiêu lưu và nhiều tiền bạc hơn.Những sự thay đổi thái độ hiệp sĩ được kết hợp từ các tác động của cải cách và chống cải cách của Tôn giáo và sự thiếu ổn định từ Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã. Sự kiện này ảnh hưởng mạnh mẽ đến các Hiệp sĩ và vào thế kỷ 16 -> 17 thái độ sùng kính tôn giáo đã giảm dần trong rất nhiều người Kitô hữu ở châu Âu (và đồng thời tầm quan trọng của một đội quân tôn giáo) và do đó các Hiệp sĩ cũng thường xuyên phản ánh thái độ của các quốc gia châu Âu. Do đó các Hiệp sĩ-một tô chức quân sự Công giáo La Mã, lại muốn hợp tác với nước Anh và chở thành một trong những quốc gia thành viên của nó – Tổ chức đã bị tịch biên cùng với các tu viện của nó dưới thời vua Henry VIII-nhưng ở thời Nữ hoàng Elizabeth I theo Tin Lành, bà ta đã khéo léo thể hiện sự khoan dung tôn giáo mới với Tổ chức này. Thậm chí Tổ chức còn có một phần thành viên người Đức theo Tin Lành và một phần theo Công giáo La Mã.Sự xuy thoái đạo đức mà các Hiệp sĩ đã trải qua trong giai đoạn này được đánh dấu bởi nhiều hiệp sĩ quyết định phục vụ trong lực lượng hải quân nước ngoài và trở thành “lính đánh thuê- Hải cẩu từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17″ với Hải quân Pháp là điểm đến phổ biến nhất. Quyết định này đã đi ngược lại lý do cho sự tồn tại của các Hiệp sĩ, bởi vì bằng cách phục vụ trực tiếp một cường quốc châu Âu họ phải đối mặt với khả năng rất thực tế rằng họ sẽ phải chiến đấu chống lại một lực lượng Công giáo, như trong vài cuộc đụng độ hải quân giữa Pháp-Tây Ban Nha xảy ra trong thời gian này. Một trong những nghịch lý lớn nhất là một thực tế, trong nhiều năm Pháp vẫn tỏ ra thân thiện với Đế quốc Ottoman. Vào lúc này Đế quốc Ottoman là kẻ thù lớn nhất và khó chịu nhất của các Hiệp sĩ và là mục đích duy nhất cho sự tồn tại của họ. Paris đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Đế quốc Ottoman và đồng ý ký một hiệp ước ngừng bắn không chính thức ( cuối cùng lại không hiệu quả) giữa hai vương quốc trong thời kỳ này. Do đó khi các Hiệp sĩ liên kết với đồng minh của kẻ thù trong lễ tuyên thệ nhậm chức của họ đã cho thấy sự mâu thuẫn về mặt đạo đức trong thế kỷ 17. Phục vụ trong lực lượng hải quân nước ngoài, đặc biệt là cho nước Pháp, đã tạo cho các Hiệp sĩ cơ hội để phục vụ Giáo Hội và cho nhiều người khác nữa, thậm chí cho vua của nước Pháp, đã làm tăng cơ hội thăng tiến của các Hiệp sỹ trong lực lượng hải quân và được trả lương cao hơn và cũng để không bị trong những chuyến đi biển thường xuyên của họ. Quyết định này cho thấy ” sự mai một đi của lòng trung thành của các Hiệp sĩ với Tổ chức của họ và với đức tin Công giáo. Đổi lại, người Pháp đã có được kinh nghiệm về hải quân một cách nhanh chóng để ngăn chặn các mối đe dọa của Triều đình Habsburg của Tây Ban Nha.Malta thất thủThành lũy của họ ở Malta-Địa Trung Hải đã bị chiếm đóng bởi Napoleon trong năm 1798 trong chuyến viễn chinh của ông đến Ai Cập. Napoleon yêu cầu một hải cảng an toàn để tái cung cấp nước ngọt cho tàu của mình và khi họ từ chối ông ta, Bonaparte đã gửi một đơn vị để tấn công vào các ngọn đồi của Valletta. Đại thủ lĩnh Ferdinand von Hompesch zu Bolheim đã không thể đoán trước hoặc chuẩn bị cho mối đe dọa này, vì không được chỉ huy một cách hiệu quả, họ đã nhanh chóng đầu hàng Napoleon vì cho rằng điều luật của tổ chức cấm chiến đấu chống lại người Kitô hữu. Năm 1799, trong ô nhục và chịu áp lực từ tòa án của nước Áo, ông từ chức và rút lui về Montpellier-Pháp.