18/06/2018, 16:19

Tiến trình Nhà Thanh công nhận triều đại Quang Trung (bài 5)

Chương III: phái bộ Nguyễn Quang Hiển Nguyễn Duy Chính Tài liệu nước ta không đánh giá đúng mức chuyến công du của Nguyễn Quang Hiển, còn sử nhà Thanh thì cho rằng chỉ là thái độ khiếp sợ của triều đình Tây Sơn. Sử Việt Nam Liệt Truyện [DNCBLT], quyển XXX nhan đề Nguỵ Tây ...

Chương III: phái bộ Nguyễn Quang Hiển

Nguyễn Duy Chính

Tài liệu nước ta không đánh giá đúng mức chuyến công du của Nguyễn Quang Hiển, còn sử nhà Thanh thì cho rằng chỉ là thái độ khiếp sợ của triều đình Tây Sơn.

Sử Việt Nam

Liệt Truyện [DNCBLT], quyển XXX nhan đề Nguỵ Tây chép:

已而福康安抵粵西専意講和。移書以利害譬諭之。惠亦以金幣厚遺求爲玊成。遂改名光平,遣其姪阮光顯竝陪臣武輝瑨齎遞貢品,叩關懇請入覲。清帝嘉悅遂準其奏…

…Dĩ nhi Phúc Khang An để Việt Tây chuyên ý giảng hoà. Di thư dĩ lợi hại thí dụ chi. Huệ diệc dĩ kim tệ hậu di cầu vi ngọc thành. Toại cải danh Quang Bình, khiển kỳ điệt Nguyễn Quang Hiển tỉnh bồi thần Vũ Huy Tấn tê đệ cống phẩm, khấu quan khẩn thỉnh nhập cận. Thanh đế gia duyệt toại chuẩn kỳ tấu …

Thế nên Phúc Khang An đến Việt Tây [tức Quảng Tây] một lòng giảng hoà, gửi thư đem lợi hại mà chỉ vẽ cho Huệ. Huệ cũng đem vàng tiền hậu hĩ tặng cho cầu xin giúp đỡ. Rồi đổi tên là Quang Bình, sai cháu là Nguyễn Quang Hiển và bồi thần Vũ Huy Tấn đem cống phẩm, gõ cửa quan khẩn cầu xin cho nhập cận [yết kiến hoàng đế]. Vua Thanh vui mừng nên thuận cho lời tâu

Sử Trung Hoa

Nguỵ Nguyên trong Càn Long Chinh Vũ An Nam viết nguyên văn:

…阮惠既踞安南。自知賈禍大。懼王師再討。又方與暹羅搆兵。恐暹羅乘其後。敂關謝罪乞降。改名阮光平。遣其兄子光顯,賚表入貢。言守廣南已九世。與安南國敵國。非君臣。且蠻觸自爭。非敢抗中國…

…Nguyễn Huệ ký cứ An Nam, tự tri giả hoạ đại, cụ vương sư tái thảo. Hựu phương dữ Xiêm La cấu binh, khủng Xiêm La thừa kỳ hậu. Khấu quan tạ tội khất hàng. Cải danh Nguyễn Quang Bình. Khiển kỳ huynh tử Quang Hiển, lãi biểu nhập cống, khẩn tứ phong hiệu. Ngôn thủ Quảng Nam dĩ cửu thế, dữ An Nam quốc địch quốc, phi quân thần. Thả man xúc tự tranh, phi cảm kháng Trung Quốc…

…Nguyễn Huệ chiếm được An Nam biết rằng đã chuốc hoạ nên sợ quân nhà vua sẽ lại sang lần nữa, lại mới cùng Xiêm La giao binh, sợ quân Xiêm thừa cơ đánh vào phía sau nên gõ cửa quan tạ tội xin hàng, đổi tên là Nguyễn Quang Bình. [Chú: Theo Minh Sử, vua nước An Nam đều có hai tên, một tên dùng trên các tờ biểu gửi sang Trung Quốc], sai con anh là Quang Hiển mang biểu sang xin cống trong đó nói rằng ở Quang Nam đã chín đời, với An Nam là nước đối địch, không phải là vua tôi, ấy là chuyện người man tranh giành với nhau (man xúc tự tranh蠻觸自争)[1]chứ không dám kháng cự Trung Quốc. Xin được sang năm đích thân nhập cận ở kinh sư, lại lập miếu trong nước để cúng tế các tướng sĩ đã tử trận.

Theo Thanh Sử (Cảo) quyển 527, Liệt Truyện 313, Thuộc Quốc truyện tam, Việt Nam chép rằng:

…阮惠自知賈禍。旣懼王師再討。又方與暹羅搆兵。恐暹羅之乘其後也。於是叩關謝罪乞降。改名阮光平。遣其兄子光顯,齎表入貢。懇賜封號。略言守廣南已九世。與安南敵國。非君臣。且蠻觸自爭。非敢抗中國…

…Nguyễn Huệ tự tri giả hoạ, ký cụ vương sư tái thảo. Hựu phương dữ Xiêm La cấu binh, khủng Xiêm La chi thừa kỳ hậu dã. Ư thị khấu quan tạ tội khất hàng. Cải danh Nguyễn Quang Bình. Khiển kỳ huynh tử Quang Hiển, tê biểu nhập cống, khẩn tứ phong hiệu. Lược ngôn thủ Quảng Nam dĩ cửu thế, dữ An Nam địch quốc, phi quân thần. Thả man xúc tự tranh, phi cảm kháng Trung Quốc…

…Nguyễn Huệ tự biết mình đã chuốc lấy hoạ, lại sợ vương sư sang đánh lần thứ hai. Gần đây mới cùng Xiêm La đánh nhau, nay sợ Xiêm La sẽ thừa cơ đánh vào phía sau, vì thế mới gõ cửa quan tạ tội xin hàng. Đổi tên là Nguyễn Quang Bình, sai con của anh là Quang Hiển mang biểu vào cống, xin được ban cho phong hiệu. Đại lược nói rằng đã ở đất Quảng Nam chín đời, với An Nam là nước địch, không phải là vua tôi. Ấy là chuyện người man tranh giành với nhau chứ không dám chống lại Trung Quốc …[2]

So sánh hai tài liệu, chúng ta có thể khẳng định rằng Thanh Sử Cảo [soạn cuối đời Thanh, đầu Dân Quốc] chịu ảnh hưởng của Càn Long Chinh Vũ An Nam Ký [đời Đạo Quang], đã chép lại gần như nguyên văn của Nguỵ Nguyên. Luận điểm này được sử dụng tại hầu hết các bộ thông sử sau này của Trung Hoa.

ý nghĩa của phái bộ nguyễn quang hiển

Căn cứ vào lối tường thuật rất giản lược nêu trên, phái bộ Nguyễn Quang Hiển hầu như ít người biết tới có chăng chỉ cũng như một sứ thần bình thường. Coi như một sứ bộ bình thường cũng đã thiếu sót, Hoàng Lê Nhất Thống Chí lại hoàn toàn không đề cập đến phái đoàn này còn nhiều tài liệu thì lại nhầm rằng đây chính là phái bộ “giả vương” đề cập trong sử triều Nguyễn. Việc lẫn lộn đó gây ra nhiều thông tin sai lạc, đôi khi kết nối việc nọ với việc kia một cách tuỳ tiện vô sở cứ.[3]

Theo đòi hỏi của triều đình Trung Hoa, muốn được công nhận như một triều đại chính thức[4] – vua An Nam phải đích thân sang kinh đô dâng biểu cầu hàng chứng tỏ đã qui phục một cách chân thành.

Để phản ứng lại đòi hỏi ngạo mạn này, vua Quang Trung và giới ngoại giao Tây Sơn đã đặt Thanh triều vào hoàn cảnh phải công nhận Nguyễn Quang Bình như người đứng đầu duy nhất của nước ta. Đó là cử một nhân vật mà trên danh nghĩa cũng không khác gì đích thân sang chầu: cháu gọi vua Quang Trung bằng chú nhưng vai vế là trưởng tộc, hay ít ra cũng là trưởng chi của dòng họ Nguyễn vốn đã chín đời ở đất Tây Sơn. Khi công nhận Nguyễn Quang Hiển thay mặt vua Quang Trung, vô hình trung nhà Thanh cũng công nhận một triều đại mới. Đó chính là lý do tại sao thay vì tiếp tục tiến hành các hình thức đàm phán, nước ta lại chấp nhận một hình thức “quốc vương sang chầu” bằng một phái đoàn thay mặt làm trung gian.

Từ ý nghĩa “đại thân kim nhân” (người vàng thay mặt), nước ta đã đổi thành “tuy đại do thân” (tuy thay mặt nhưng cũng như chính mình), vừa bảo tồn quốc thể, vừa khiến nhà Thanh phải tiếp đón sứ bộ cầu phong của nước ta một cách khác thường.

Tuy nhiên, phái bộ Nguyễn Quang Hiển không chỉ thay mặt vua Quang Trung mà còn mang theo nhiều nhiệm vụ khác, đóng vai trò một phái đoàn tiền sát để thu thập tin tức cho những bước đi kế tiếp của triều đình Tây Sơn.

Tóm lược

Phái bộ Nguyễn Quang Hiển được cử đi với nhiều sứ mạng công khai và bí mật:

  1. Thay mặt vua Quang Trung sang triều kiến hoàng đế nhà Thanh để chính thức hoá việc công nhận triều Tây Sơn,
  2. Tìm hiểu xem có thực Lê Duy Kỳ (vua Chiêu Thống) và tuỳ tòng hiện đang ở Quảng Tây,
  3. Lượng giá việc Thanh triều mời Nguyễn Huệ sang Bắc Kinh có những âm mưu khác hay không?

thay mặt vua quang trung

Trên nguyên tắc, việc Nguyễn Quang Hiển sang kinh đô nhà Thanh là một sứ bộ “thay mặt vua Quang Trung[5]để huỷ bỏ lệ cống người vàng với một nguyên cớ rất chính đáng là tình hình trong nước chưa yên nên quốc vương không thể ra khỏi nước.

Ngược lại, nhà Thanh cũng muốn nhân phái đoàn thiện chí này để chính thức công nhận một tân vương và từ bỏ sự trợ giúp dòng vua cũ.

tìm hiểu về vua lê và tuỳ tòng

Nhân dịp phái đoàn Nguyễn Quang Hiển sang Trung Hoa, Thanh triều sắp xếp họ đi qua Quế Lâm để chứng kiến gia đình vua Lê và những người đi theo đã được an tháp ở Trung Hoa. Tất cả đều cạo đầu, kết tóc, thay đổi y phục theo kiểu Mãn Thanh không còn triển vọng trở về tranh đoạt vương vị với Nguyễn Huệ. Nhà Thanh cũng muốn chứng tỏ rằng họ không có dã tâm điệu hổ ly sơn, dùng nguỵ kế để đưa Lê Duy Kỳ về nước.

tình hình tiếp đãi

Vua Càn Long tạo mọi ưu sủng để phái đoàn Tây Sơn được đối xử một cách vượt mức thường. Ngoài hai viên chức cấp tỉnh (Thang Hùng Nghiệp và Đức Khắc Tinh Ngạch) hộ tống suốt hành trình, Nguyễn Quang Hiển cũng được đón tiếp bằng nghi lễ mà Phúc Khang An soạn ra, đến đâu cũng được ăn yến, xem tuồng như khách quí.

Ưu đãi khi ở Nhiệt Hà và nghi lễ trang trọng khi nhận sắc ấn ở Bắc Kinh cũng gián tiếp thông báo rằng khi vua Quang Trung sang chúc thọ, việc đối xử sẽ còn hậu hĩ gấp bội.

thanh triều

Các quan lại hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây đã nhân chuyến đi của Nguyễn Quang Hiển để ràng buộc chấp thuận của vua Quang Trung sang dự lễ khánh thọ bằng những cam kết cụ thể.

Khi thấy nước ta chỉ hứa hẹn mơ hồ là đợi khi tình hình tạm yên vua Quang Trung sẽ sang triều cận, Phúc Khang An liền gia tăng sức ép bắt Nguyễn Quang Hiển phải báo cho triều đình Tây Sơn xác định trên giấy trắng mực đen cam kết quốc vương sẽ đích thân qua Bắc Kinh năm Canh Tuất.

Sau đó Phúc Khang An cũng tìm cách đưa một số thủ lãnh của các nhóm cựu thần nhà Lê sang Trung Hoa làm con tin để áp lực khiến triều đình Quang Trung không thể nuốt lời.

tổng kết

Việc đưa một phái đoàn trung gian để giải quyết yêu sách của nhà Thanh, đứng về mặt thủ tục nước ta có vẻ như kém thế vì đã phải chiều theo đòi hỏi của thiên triều. Tuy nhiên chiếu theo tình hình lúc đó, việc đưa phái bộ Nguyễn Quang Hiển sang Trung Hoa đã gây ra khó khăn không ít cho đối phương.

Trước hết, phái bộ Nguyễn Quang Hiển đã tạo thêm một giai đoạn trong quá trình công nhận, nếu theo đúng nghi lễ có thể mất đến hàng năm và khi vua Quang Trung được phong vương thì hạn kỳ chúc thọ đã trễ. Để phô trương và xoá đi việc thất bại quân sự, vua Càn Long ra lệnh làm lễ giao sắc ấn cho Nguyễn Quang Hiển ở điện Thái Hoà mang về nước.

Khi biết vua Quang Trung sai cháu đem biểu cầu hàng sang kinh đô, vua Càn Long đã gửi ngay một đặc dụ và một bài thơ ngự chế sai Phúc Khang An cho người đem sang Thăng Long.

Khi tính toán việc gửi một phái đoàn sang báo trước rồi lại tự mình đích thân sang làm lễ phong vương [như ý muốn của vua Càn Long], Phúc Khang An thấy không kịp. Để tranh thủ thời gian, Phúc Khang An [có lẽ] đã tìm cách biến một phái đoàn tiền phong [đem thư và quà sang Thăng Long giao cho Nguyễn Huệ] như bản ý ban đầu của vua Càn Long thành một phái bộ phong vương.

Hình thức vừa bất thường, vừa bất đẳng này đã gây nhiều thắc mắc và nghi ngại cho phía nước ta đưa tới những hình thức phản kháng mà nhà Thanh phải miễn cưỡng chấp nhận.

Tuy không biết rõ tranh luận giữa hai bên như thế nào nhưng có lẽ nước ta cũng vin vào hình thức để bác khước (nghi lễ quá cấp bách) hay tâm linh để biện bạch (phong vương mà không có sắc thư hay ấn bạc) về việc cố đô hết vượng khí. Cũng có thể triều đình Tây Sơn cố tình diên trì để chờ Nguyễn Quang Hiển về đến nhà rồi khi đó Thành Lâm mới làm lễ trao ấn, thụ sắc cho trịnh trọng.

thủ tục cầu phong

Cứ theo đúng thủ tục [tương tự như đã xảy ra trong các triều đại trước], phái đoàn Nguyễn Quang Hiển sang Yên Kinh với nhiệm vụ chính là đem biểu văn trình bày lý do về tranh chấp tại An Nam và những “hiểu lầm” đưa đến việc quân Thanh thua trận. Biểu văn này thường được gọi là biểu “trần tình”.

Một khi vua Càn Long chấp nhận những lời giải thích đó, nước ta mới đưa một phái đoàn đem lễ vật mang biểu văn chính thức thần phục và xin phong vương cho vua Quang Trung. Biểu này gọi là biểu “cầu phong”.

Sau khi nhận biểu qui thuận rồi, hoàng đế Trung Hoa mới gửi một đạo sắc thư phong cho Nguyễn Quang Bình làm An Nam quốc vương (sắc phong) và cho người sang Thăng Long làm lễ để chính thức hoá vai trò đó (phong vương). Trong trường hợp thay đổi triều đại, Thanh triều sẽ ban cho một cái ấn mới để đổi cái ấn cũ như một dấu hiệu thay đổi mệnh trời.

Như lệ thường việc qua lại mất đến 2, 3 năm nhưng vì nhà Thanh muốn sớm có một quốc vương sang chúc thọ, một số nghi lễ đã được thay đổi cho sát với thực tế nên việc thi hành có chỗ bị khiên cưỡng. Việc tiết giảm gây thắc mắc khi nghiên cứu về tiến trình và nghi lễ của giai đoạn này.[6]

nguyễn quang hiển sang bắc kinh có gì khác thường?

Việc đưa Nguyễn Quang Hiển làm trưởng phái đoàn một cách bán chính thức đã buộc Thanh triều phải giải quyết cho thoả đáng. Nhiều chi tiết cho thấy phái đoàn Nguyễn Quang Hiển không nằm trong kế hoạch dự tính trước và chính các quan nhà Thanh ở Quảng Tây cũng chỉ được thông báo một cách bất ngờ.

Theo lời tâu của Phúc Khang An thì Nguyễn Hữu Trù gửi thư cho Thang Hùng Nghiệp thông báo Nguyễn Quang Bình sẽ cử một đại diện lên Nam Quan trao tờ biểu cầu phong. Các quan nhà Thanh chỉ biết đó là người thân tín và gần gũi với quốc trưởng [dưới danh hiệu “quốc thân” là người trong họ nội của quốc trưởng] nhưng không rõ hai người có liên hệ thế nào?

Ngày17 tháng Tư, Nguyễn Quang Hiển và phái đoàn An Nam đến Lạng Sơn và tin này được báo ngay cho quan nhà Thanh.

Ngay hôm sau [18 tháng Tư], Phúc Khang An ra lệnh cho Thang Hùng Nghiệp mở cửa đón sứ bộ Hô Hổ Hầu Nguyễn Hữu Trù đánh tiếng là đem phó bản biểu văn để xem trước nhưng mục đích chính yếu là trao đổi nghi lễ đón tiếp phái đoàn thay mặt vua Quang Trung được dự tính sẽ qua cửa Nam Quan ngày hôm sau. Phúc Khang An xem biểu văn, sửa đổi vài chữ để Nguyễn Hữu Trù đem về viết lại bản chính cho Nguyễn Quang Hiển đem qua.

nguyễn quang hiển tại nam quan

Ngày 19 tháng Tư, giờ Dần [5-7 giờ sáng], nhà Thanh cho binh sĩ dàn thành đội ngũ ở Nam Quan, trưng bày cờ xí [thể thức phô diễn của Trung Hoa và tính khí thích phô trương của Phúc Khang An] làm lễ khai quan đón phái đoàn nước ta. Đến giờ Thìn [9-11 giờ sáng] sau pháo lệnh và chiêng trống, cửa mở ra.

Phía nước ta, phái đoàn do Nguyễn Quang Hiển cầm đầu với 6 quan viên, 1 thông sự và 60 tùy tòng cùng vài trăm binh sĩ dàn chào đã đợi sẵn. Thang Hùng Nghiệp đi sang làm lễ kiến diện với Nguyễn Quang Hiển và quan viên, sau đó dẫn đường đưa phái đoàn nước ta qua ải vào Chiêu Đức Đài, nơi đây đã trần thiết nghi vệ và hương án tượng trưng cho ngai vàng của hoàng đế nhà Thanh.

Phúc Khang An và quan lại nhà Thanh tiến ra chào hỏi. Theo đúng thủ tục, Nguyễn Quang Hiển và tùy tòng đến trước hương án làm lễ tam quị cửu khấu là lễ ra mắt vua Thanh rồi quay sang làm lễ kiến diện với Phúc Khang An.

Phúc Khang An và Nguyễn Quang Hiển hai người hướng vào nhau làm lễ nhất quị tam khấu[7] [quì xuống rập đầu ba lần], sau đó mỗi bên giới thiệu thành phần, thăm hỏi qua lại. Sau khi nghi lễ hoàn tất, Phúc Khang An mời phái đoàn An Nam nhập tiệc, đích thân tổng đốc Lưỡng Quảng bồi tiếp Nguyễn Quang Hiển, tuần phủ Quảng Tây và các quan địa phương tiếp các sứ thần.

Trong bữa ăn, Nguyễn Quang Hiển cho Phúc Khang An biết ông ta là “đích trưởng điệt [cháu lớn nhất thuộc dòng chính], Nguyễn Huệ nuôi dạy như con. Cha tôi là Nguyễn Quang Hoa [阮光華] mất sớm, chú thứ hai là Quang Nhạc [光岳], hiện ở Quảng Nam, chú thứ ba là Quang Bình [光平] tức Nguyễn Huệ, chú thứ tư là Quang Thái [光泰] cũng sống ở Quảng Nam, trên núi Tây Sơn”.[8]

Như vậy, Nguyễn Quang Hiển là trưởng chi của dòng Nguyễn Nhạc tuy tuổi nhỏ nhưng theo truyền thống Á Đông thì vai vế trong họ cũng lớn, sang Trung Hoa không phải như một nhân vật tầm thường mà là đại diện cho dòng họ Nguyễn để thay mặt cầu phong.

Theo Phúc Khang An tâu lên thì Nguyễn Quang Hiển trạc độ 30 tuổi mỗi khi nhắc đến hoàng đế tay bưng lên trán là cử chỉ tỏ vẻ cung kính. Nguyễn Quang Hiển trao lại cho tổng đốc Lưỡng Quảng tờ biểu của vua Quang Trung gửi lên vua Càn Long. Việc gặp gỡ này là một biến cố lớn đành dấu việc nhà Thanh chấm dứt ủng hộ nhà Lê sang công nhận Tây Sơn.[9]

Sau đó, Phúc Khang An hoả tốc báo lên vua Càn Long về diễn biến đồng thời chuyển thỉnh cầu xin cho phái đoàn “thay mặt vua Quang Trung” lên triều cận [gặp mặt nhà vua] để chính thức dâng biểu xin thần phục.

Việc chấp thuận đó cũng được cụ thể hoá bằng việc nhận các lễ vật nước ta đem sang bao gồm vàng và bạc, phương vật đưa lên kinh. Biểu văn mà Nguyễn Quang Hiển mang sang xác định vua Lê và họ Nguyễn không có quan hệ quân thần, Nguyễn Huệ vốn chỉ là một người không quan tước [bố y] tùy thời mà nổi lên, đất Quảng Nam là đất cũ Chiêm Thành nên không phải là tranh nước của họ Lê. Việc giao tranh với quân Thanh cũng do thế chẳng đặng đừng ngoài ý muốn.

Một khi được chấp thuận, phái đoàn sẽ đưa lễ vật và tờ biểu [bản chính] của nước ta lên kinh đô triều kiến. [bản sao của biểu văn này đã được chuyển ngay lên Bắc Kinh kèm theo tấu thư của Phúc Khang An xin công nhận Tây Sơn]. Khi phái đoàn lên Bắc Kinh, theo qui chế nhà Thanh họ sẽ cử một quan viên “bạn tống” [đi cùng để hướng dẫn] theo một lộ trình, qua các trạm nghỉ nhất định.

Lợi dụng khi tình hình còn tranh tối tranh sáng, Phúc Khang An bí mật sai người sang An Nam dụ nhóm Lê Quýnh sang Trung Hoa bàn quốc sự, với ý định đưa cả bọn ra khỏi nước, vừa xác định sự thành tín của thiên triều, vừa dọn bớt chướng ngại cho Nguyễn Huệ đồng thời nắm trong tay một con bài ngõ hầu có thể mặc cả về việc vua Quang Trung đích thân sang chúc thọ.

Trong khi sử nhà Thanh miêu tả phái bộ Nguyễn Quang Hiển như một sứ đoàn thần phục thượng quốc, nghi lễ giữa hai bên gần giống như việc vua một nước nhỏ gặp sứ thần nước lớn trong Đại Thanh Hội Điển Sự Lệ cho thấy việc vua Quang Trung cử Nguyễn Quang Hiển lên Lạng Sơn không phải là một động thái khuất phục mà là một sắp xếp có chủ ý.

đáp ứng của thanh triều

Ngay khi được báo lên rằng Nguyễn Quang Hiển xin nhập cận, vua Càn Long liền chuẩn thuận và lập tức gửi một sắc dụ cho Nguyễn Quang Bình [tức vua Quang Trung] xác định rằng nhà Thanh không còn ủng hộ Lê Duy Kỳ nữa. Sắc dụ này viết ngày mồng 3 tháng Năm, còn ghi trong KDANKL [quyển XIX] như sau:

Nguyên văn

據協辦大學士兩廣總督公福康安等奏。爾遣親姪阮光顯敬賫表貢。抵關乞降等語。並將原表呈覽。

朕閱爾表內。稱爾先有廣南之地。非與黎氏有上下之分。上年曾遣人叩關。偹陳與黎氏搆畔緣由。邊臣駁回。不卽遞達。嗣官兵出關征勦。直抵黎城。

爾於今年正月。前至黎城。欲向黎維祁詢問籲請大兵之故。不料官兵一見爾衆。奮勇殺戮。爾手下人等。猝難束手就縛。又値江橋折斷。官兵致有損傷。不勝惶懼。已屢次遣人叩關請罪。並送回未出官兵。其戕害提鎭之人。業目睹正法。

本應躬詣闕廷。陳情請罪。國內初罹兵革。人情惶惑。尚未安集。謹遣親姪阮光顯。隨表入覲。

並據阮光顯禀稱。爾俟國事稍定。尚乞親自到京譫覲等語。安南黎氏。立國已久。且臣事天朝。恪共職貢。百有餘年。素著恭順。爾在廣南。從前並未修朝貢。上年黎維祁母妻赴關控訴。以爾搆亂稱兵。佔據其國。致黎民顛沛流離。籲請救援。

此事爲天朝字小存亡。體統攸繫。是以前任督臣孫士毅。自請帶兵出關。其所辦甚正。並無不合。爾雖曾遣人叩關辯訴。但守邊之臣。向來止知安南有黎。而不知有阮。將原禀駁回。所辦本正。

然督臣孫士毅奏克復黎城之後。朕即以黎氏近年國內多故。黎維祁又復懦怯無能。優柔廢弛。看來天心竟有厭棄黎氏之意。

朕從來辦理庶務。無不順天而行。隨經諭知孫士毅。黎城既復。當即撤兵。並不令其復至廣南。問爾前此稱兵搆衅之罪也。

乃孫士毅於克復黎城後。未能遵旨速撤。在彼躭延一月有餘。兹爾率衆至黎城。欲向黎維祁詢問。

官兵在彼。豈有坐視之理。遂爾奮勇接戰。爾衆畏死抵拒。致傷我官兵。至提鎮等職司勦禦。其臨陣損軀。俱堪嘉憫。已從優議卹。將許世亨封以伯爵。總兵二人。皆予世職。並入昭忠祠。以示奖勵。

爾以安南頭目。敢於抗拒官兵。戕害提鎮大員。獲罪甚重。是以將福康安調任兩廣總督。原令調集各路大兵。整軍問罪。但念爾屢次遣人叩關請罪。並於未出官兵。善爲收養。敬謹送回。是爾尚知畏懼悔罪。隨命督臣福康安等。暫緩進討。

今爾所進表文。以爾與黎氏並無上下之分。且稱戕害官員之人。業目睹正法等語。安南僻在海陬。爾與黎氏有無名分。原無辦証。現在俱不加深究。其戕害提鎮之人。自由臨陣之際。彼此未能辦識。而許世亨等。復奮不返顧。以致深入損軀。爾衆尚非有心干犯。所稱目睹正法之語。朕憐汝誠心悔罪。不復深究矣。

爾既負責較重。應躬詣闕廷謝罪。因國內甫罹兵革。人情惶惑。先遣爾姪阮光顯隨表入覲。實爲恭謹小心。可以赦爾前罪。不加進討。已令左江道湯雄業。護送爾姪阮光顯來京瞻覲。

但爾雖自知悔懼。其抗拒官兵。傷及提鎮之咎。究難解免。現在尚未親身詣闕。請罪乞恩。遽思仰邀封號。天朝無此體制。

爾既未列藩服。所有貢物。亦不便收納。仍著領回。爾既欲輸誠納欵。親詣闕廷。乾隆五十五年八月。届朕八旬萬壽。維時距今又越年餘。爾國內亦當安集。即可禀知督臣。親自赴京。以遂瞻雲就日之私。

其提鎮等。雖係臨陣無心。悟行傷害。究因爾與黎搆難所致。爾並當於安南地方。建立祠宇。春秋虔祭。庶可稍贖前愆。從前西藏滋事時。變起倉卒。駐藏大臣傅清拾布敦等。曾損軀以殉。平定後。該處人衆爲之建祠致祭。至今猶著靈感。爾能恪遵照辦。不特許世亨等死事之心。得以稍慰。即中外臣民。亦可共喻爾悔罪歸附之誠。届時朕鑒爾畏感悃忱。自必格外加恩。或即封以王爵。爾世世子孫。可以長守安南。彼時再呈進貢物。亦即可賞收。仍當加之厚賜。以示優眷。

朕臨御五十餘年。凡庶邦藩部。無不待以誠信。即如從前平定凖噶爾時。厄魯特台吉舍楞。曾將副都統唐喀禄戕害。逃至俄羅斯地方。嗣於土爾扈特投順時。舍楞即隨同投進。朕念其悔罪之心。特加恩宥。仍封王爵。賞給游牧地方居住。可見朕撫綏方夏。無不仁至義盡。

况黎維祁柔懦無能。棄印逃竄。若律以天朝擅離職守之條。尚當重治其罪。今念伊係屬外藩。僅止無能。尚無違犯。不忍加之誅戮。令在桂林省城安插。斷無乘爾入覲。復將黎維祁送回安南。令其主國之理。

已諭督臣福康安等。轉飭伴送官員。同爾姪阮光顯。於經過桂林省城之便。親行看視黎維祁光景。並令爾姪詳悉寄信知悉。

兹特賜爾珍珠手串一掛。爾當衹乘恩命。向化更新。以冀永膺渥眷。

勉之。

Dịch âm

Cứ Hiệp Biện đại học sĩ Lưỡng Quảng tổng đốc công Phúc Khang An đẳng tấu. Nhĩ khiển thân điệt Nguyễn Quang Hiển kính lãi biểu cống. Ðể quan khất hàng đẳng ngữ. Tịnh tương nguyên biểu trình lãm.

Trẫm duyệt nhĩ biểu nội. Xưng nhĩ tiên hữu Quảng Nam chi địa. Phi dữ Lê thị hữu thượng hạ chi phận. Thượng niên tằng khiển nhập khấu quan. Bị trần dữ Lê thị cấu hấn duyên do. Biên thần bác hồi. Bất tức đệ đạt. Tự quan binh xuất quan chinh tiễu. Trực để Lê thành.

Nhĩ ư kim niên chính nguyệt. Tiền chí Lê thành. Dục hướng Lê Duy Kỳ tuân dụ thỉnh đại binh chi cố. Bất liệu quan binh nhất kiến nhĩ chúng. Phấn dũng sát lục. Nhĩ thủ hạ nhân đẳng. Hốt nan thúc thủ tựu phọc. Hựu trí giang kiều chiết đoạn. Quan binh chí hữu tổn thương. Bất thắng hoàng cụ. Dĩ lũ thứ khiển nhân khấu quan thỉnh tội. Tịnh tống hồi vị xuất quan binh. Kỳ tường hại đề trấn chi nhân. Nghiệp mục đổ chính pháp.

Bản ứng cung nghệ khuyết đình. Trần tình thỉnh tội. Quốc nội sơ li binh cách. Nhân tình hoàng hoặc. Thượng vị an tập. Cẩn khiển thân điệt Nguyễn Quang Hiển. Tùy biểu nhập cận.

Tịnh cứ Nguyễn Quang Hiển bẩm xưng. Nhĩ sĩ quốc sự sảo định. Thượng khất thân tự đáo kinh chiêm cận đẳng ngữ. An Nam Lê thị lập quốc dĩ cửu. Thả thần sự thiên triều. Khác cộng chức cống. Bách hữu dư niên. Tố trứ cung thuận. Nhĩ tại Quảng Nam. Tòng tiền tịnh vị tu triều cống. Thượng niên Lê Duy Kỳ mẫu thê. Phó quan khống tố. Dĩ nhĩ cấu loạn xứng binh. Chiếm cứ kỳ quốc. Chí Lê thị điên bái lưu ly. Dụ thỉnh cứu viện.

Thử sự vi thiên triều tự tiểu tồn vong. Thể thống du hệ. Thị dĩ tiền nhiệm đốc thần Tôn Sĩ Nghị. Tự thỉnh đái binh xuất quan. Kỳ sở biện thậm chính. Tịnh vô bất hợp. Nhĩ tuy tằng khiển nhân khấu quan biện tố. Ðãn thủ biên chi thần. Hướng lai chỉ tri An Nam hữu Lê. Nhi vô tri hữu Nguyễn. Tương nguyên bẩm bác hồi. Sở biện bản chính.

Nhiên đốc thần Tôn Sĩ Nghị tấu khắc phục Lê thành chi hậu. Trẫm tức dĩ Lê thị cận niên quốc nội đa cố. Lê Duy Kỳ hựu phúc nọa khiếp vô năng. Ưu nhu phế trì. Khán lai thiên tâm cánh hữu yếm khí Lê thị chi ý.

Trẫm tòng lai biện lý thứ vụ. Vô bất thuận thiên nhi hành. Tùy kinh dụ tri Tôn Sĩ Nghị. Lê thành ký phục. Ðương tức triệt binh. Tịnh bất lệnh kỳ phục chí Quảng Nam. Vấn nhĩ tiền thử xứng binh cấu hấn chi tội dã.

Nãi Tôn Sĩ Nghị ư khắc phục Lê thành hậu. Vị năng tuân chỉ tốc triệt. Tại bỉ đam diên nhất nguyệt hữu dư. Tư nhĩ suất chúng chí Lê thành. Dục hướng Lê Duy Kỳ tuân vấn.

Quan binh tại bỉ. Khải hữu tọa thị chi lý. Toại nhĩ phấn dũng tiếp chiến. Nhĩ chúng úy tử để cự. Chí thương ngã quan binh. Chí đề trấn đẳng chức ti tiễu ngự. Kỳ lâm trận tổn khu. Câu kham gia mẫn. Dĩ tòng ưu nghị tuất. Tương Hứa Thế Hanh phong dĩ bá tước. Tổng binh nhị nhân. Giai dư thế chức. Tịnh nhập Chiêu Trung Từ. Dĩ thị tưởng lệ.

Nhĩ dĩ An Nam đầu mục. Cảm ư kháng cự quan binh. Tường hại đề trấn đại viên. Hoạch tội thậm trọng. Thị dĩ [29b] tương Phúc Khang An điều nhiệm Lưỡng Quảng tổng đốc. Nguyên lệnh điều tập các lộ đại binh. Chỉnh quân vấn tội. Ðãn niệm nhĩ lũ thứ khiển nhân khấu quan thỉnh tội. Tịnh ư vị xuất quan binh. Thiện vi thu dưỡng. Kính cẩn tống hồi. Thị nhĩ thượng tri úy cụ hối tội. Tùy mệnh đốc thần Phúc Khang An đẳng. Tạm hoãn tiến thảo.

Kim nhĩ sở tiến biểu văn. Dĩ nhĩ dữ Lê thị tịnh vô thượng hạ chi phận. Thả xưng tường hại quan viên chi nhân. Nghiệp mục đổ chính pháp đẳng ngữ. An Nam tịch tại hải tưu. Nhĩ dữ Lê thị hữu vô danh phận. Nguyên vô biện chứng. Hiện tại câu bất gia thâm cứu. Kỳ tường hại đề trấn chi nhân. Tự do lâm trận chi tế. Bỉ thử vị năng biện thức. Nhi Hứa Thế Hanh đẳng phục phấn bất phản cố. Dĩ chí thâm nhập tổn khu. Nhĩ chúng thượng phi hữu tâm can phạm. Sở xưng mục đổ chính pháp chi ngữ. Trẫm liên nhữ thành tâm hối tội. Bất phục thâm cứu hĩ.

Nhĩ ký phụ trách giảo trọng. Ứng cung nghệ khuyết đình tạ tội. Nhân quốc nội phủ li binh cách. Nhân tình hoàng hoặc. Tiên khiển nhĩ điệt Nguyễn Quang Hiển tùy biểu nhập cận. Thực vi cung cẩn tiểu tâm. Khả dĩ xá nhĩ tiền tội. Bất gia tiến thảo. Dĩ lệnh Tả Giang đạo Thang Hùng Nghiệp. Hộ tống nhĩ điệt Nguyễn Quang Hiển lai kinh chiêm cận.

Ðãn nhĩ tuy tự tri hối cụ. Kỳ kháng cự quan binh. Thương cập đề trấn chi cữu. Cứu nan giải miễn. Hiện tại thượng vị thân thân nghệ khuyết. Thỉnh tội khất ân. Cự tư ngưỡng yêu phong hiệu. Thiên triều vô thử thể chế.

Nhĩ ký vị liệt phiên phục. Sở hữu cống vật. Diệc bất tiện thu nạp. Nhưng trứ lãnh hồi. Nhĩ ký dục thâu thành nạp khoản. Thân nghệ khuyết đình. Càn Long ngũ thập ngũ niên bát nguyệt. Giới trẫm bát tuần vạn thọ. Duy thời cự lệnh hựu việt niên dư. Nhĩ quốc nội diệc đương an tập. Tức khả bẩm tri đốc thần. Thân tự phó kinh. Dĩ toại chiêm vân tựu nhật chi tư.

Kỳ đề trấn đẳng. Tuy hệ lâm trận vô tâm. Ngộ hành thương hại. Cứu nhân nhĩ dữ Lê thị cấu nạn sở chí. Nhĩ diệc đương ư An Nam địa phương. Kiến lập từ vũ. Xuân thu kiền tế. Thứ khả sảo thục tiền khiên. Tòng tiền Tây Tạng tư sự thời. Biến khởi thảng thốt. Trú Tạng đại thần Phó Thanh, Thập Bố Ðôn đẳng. Tằng tổn khu dĩ tuẫn. Bình định hậu. Cai xứ nhân chúng vi chi kiến từ chí tế. Chí kim do trứ linh cảm. Nhĩ năng khác tuân chiếu biện. Bất đặc Hứa Thế Hanh đẳng tử sự chi tâm. Ðắc dĩ sảo ủy. Tức trung ngoại thần dân. Diệc khả cộng dụ nhĩ hối tội qui phụ chi thành. Giới thời trẫm giám nhĩ úy cảm khổn thầm. Tự tất cách ngoại gia ân. Hoặc tức phong dĩ vương tước. Nhĩ thế thế tử tôn. Khả dĩ trường thủ An Nam. Bỉ thời tái trình tiến cống vật. Diệc tức khả thưởng thu. Nhưng đương gia chi hậu tứ. Dĩ thị ưu quyến.

Trẫm lâm ngự ngũ thập dư niên. Phàm thứ bang phiên bộ. Vô bất đãi dĩ thành tín. Tức như tòng tiền bình định Chuẩn Cát Nhĩ thời. Ách Lỗ Ðặc thai cát Xá Lăng. Tằng tương phó đô thống Ðường Khách Lộc tường hại. Ðào chí Nga La Tư địa phương. Tự ư Thổ Nhĩ Hỗ Ðặc đầu thuận thời. Xá Lăng tức tùy đồng đầu tiến. Trẫm niệm kỳ hối tội chi tâm. Ðặc gia ân hựu. Nhưng phong vương tước. Thưởng cấp du mục địa phương cư trụ. Khả kiến trẫm phủ tuy phương hạ. Vô bất nhân chí nghĩa tận.

Huống Lê Duy Kỳ nhu nọa vô năng. Khí ấn đào thoán. Nhược luật dĩ thiên triều thiện ly chức thủ chi điều. Thượng đương trọng trị kỳ tội. Kim niệm y hệ thuộc ngoại phiên. Cẩn chỉ vô năng. Thượng vô vi phạm. Bất nhẫn gia chi tru lục. Lệnh tại Quế Lâm tỉnh thành an tháp. Ðoạn vô thừa nhĩ nhập cận. Phục tương Lê Duy Kỳ tống hồi An Nam. Lệnh kỳ chủ quốc chi lý.

Dĩ dụ đốc thần Phúc Khang An đẳng. Chuyển sức bạn tống quan viên. Ðồng nhĩ điệt Nguyễn Quang Hiển. Ư kinh quá Quế Lâm tỉnh thành chi tiện. Thân hành khán thị Lê Duy Kỳ quang cảnh. Tịnh lệnh nhĩ điệt tường suất ký nhĩ tri suất.

Tư đặc tứ nhĩ trân châu thủ xuyến nhất quải. Nhĩ đương để thừa ân mệnh. Hướng hóa canh tân. Dĩ ký vĩnh ưng ác quyến.

Miễn chi.

Dịch nghĩa

Cứ theo Hiệp Biện đại học sĩ tổng đốc Lưỡng Quảng tước Công là Phúc Khang An tâu lên thì ngươi đã sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển kính cẩn đem cống biểu đến cửa quan xin hàng. Lại đem nguyên biểu trình lên ngự lãm.

Trẫm xem trong biểu của ngươi nói là ngươi vốn đã có đất Quảng Nam, không phải có danh phận trên dưới với họ Lê. Năm ngoái đã từng sai người gõ cửa quan nói rõ duyên do việc hiềm khích với họ Lê nhưng biên thần trả về, không chịu đề đạt rồi đem quan binh xuất quan chinh tiễu, tiến thẳng tới Lê thành.

Tháng Giêng năm nay, ngươi đến Lê thành muốn tra hỏi Lê Duy Kỳ vì sao lại mời đại binh đến, không ngờ quan binh vừa thấy quân của ngươi đã xông tới chém giết. Các thủ hạ của ngươi không thể thúc thủ chịu trói, lại thêm cầu trên sông gãy nên quan binh bị tổn thương. Ngươi xiết nỗi hoảng sợ nên đã mấy lần sai người gõ cửa quan chịu tội, lại trả về các quan binh chưa kịp xuất quan còn những ai giết hại đề trấn thì đã chính mắt trông thấy chính pháp rồi.

Bản thân ngươi muốn đích thân đến nơi khuyết đình, trần tình chịu tội nhưng vì nước mới qua cơn binh lửa, nhân dân còn bàng hoàng chưa được an tập nên kính cẩn sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển đi theo biểu văn nhập cận.

Lại theo Nguyễn Quang Hiển bẩm xưng, ngươi đợi khi nào quốc sự tạm yên khi đó sẽ đích thân đến kinh đô chiêm cận. Họ Lê ở nước An Nam lập quốc đã lâu, lại thờ thiên triều rất kính cẩn giữ phận chức cống trên một trăm năm qua, rất là cung thuận. Ngươi ở Quảng Nam từ trước đến giờ chưa từng triều cống. Năm ngoái mẹ và vợ Lê Duy Kỳ đến cửa quan tố cáo rằng ngươi nổi loạn đưa quân chiếm lấy nước nên họ Lê phải bôn ba tan tác nên xin cứu viện.

Việc đó là thể thống tự tiểu tồn vong của thiên triều nắm giữ nên tổng đốc tiền nhiệm Tôn Sĩ Nghị tự mình xin đưa binh xuất quan, việc làm như thế rất là chính đáng, không có gì không hợp. Ngươi tuy đã từng sai người gõ cửa biện bạch việc tố cáo nhưng kẻ bầy tôi giữ biên cương chỉ biết rằng xưa nay nước An Nam có họ Lê chứ không biết có họ Nguyễn nên đem nguyên bẩm trả về, làm như thế vốn cũng phải.

Khi đốc thần Tôn Sĩ Nghị tâu rằng đã khắc phục được Lê thành, trẫm thấy ngay họ Lê những năm gần đây có nhiều biến cố, Lê Duy Kỳ lại là người nhút nhát vô năng, nhu nhược lười biếng, xem ra lòng trời đã chán ghét muốn bỏ họ Lê rồi.

Trẫm xưa nay biện lý công việc, chuyện gì cũng phải thuận thiên nhi hành nên đã gửi dụ cho Tôn Sĩ Nghị rằng nay Lê thành đã thu phục, vậy lập tức triệt binh, cũng không ra lệnh cho y phải tiến tới Quảng Nam để hỏi tội tại sao đem quân làm loạn.

Thế nhưng Tôn Sĩ Nghị lấy lại được Lê thành lại không tuân chỉ triệt binh, ở nơi đó lần lữa đến hơn một tháng khiến cho ngươi kéo quân đến Lê thành ý muốn tra hỏi Lê Duy Kỳ.

Quan binh đóng ở đó không lẽ ngồi xem nên ra sức tiếp chiến, quân của ngươi sợ chết chống cự đến nỗi làm chết quan binh của ta cho đến cả đề trấn và các quan chức. Việc đánh trận mà tử vong quả là đáng thương nên đã theo thể lệ mà ưu tuất, phong Hứa Thế Hanh lên chức bá tước, tổng binh hai người đều cho con thế chức lại được đưa vào Chiêu Trung Từ [昭忠祠] để tỏ lòng tưởng lệ.

Ngươi là đầu mục nước An Nam vậy mà dám kháng cự quan binh, giết hại đề trấn các viên chức lớn như thế là gây tội rất nặng nên trẫm đã điều nhiệm Phúc Khang An sang làm tổng đốc Lưỡng Quảng, vốn ra lệnh cho y điều tập các lộ đại binh, chỉnh quân vấn tội. Thế nhưng nghĩ đến ngươi mấy lần sai người gõ cửa quan tạ tội, còn các quan binh chưa về được đều thu dưỡng đầy đủ, kính cẩn đưa về. Vậy là ngươi biết sợ hãi hối tội nên trẫm đã ra lệnh cho đốc thần Phúc Khang An tạm hoãn tiến thảo.

Nay ngươi đã tiến biểu văn nói rằng ngươi và họ Lê vốn không có phận trên dưới, lại nói những người giết hại quan binh đã chính mắt trông thấy bị đem ra chính pháp. An Nam ở nơi góc biển, ngươi và họ Lê có hay không danh phận, vốn chẳng có chứng cớ gì nay không tra cứu thêm nữa. Còn những người sát hại đề trấn ấy là lâm trận bên này không biết bên kia mà Hứa Thế Hanh thì quyết sống mái tiến vào sâu nên mất mạng, người của ngươi cũng không có tâm phạm tội bảo rằng chính mắt trông thấy chính pháp thì trẫm thương ngươi thành tâm hối tội nên cũng không tra cứu thêm.

Ngươi nay đang mang trọng nhiệm, muốn đích thân nghệ khuyết đình tạ tội nhưng vì nước vừa mới binh đao, lòng người hoang mang nên sai cháu ngươi là Nguyễn Quang Hiển tùy biểu nhập cận trước, thật là cẩn thận cung kính nên có thể tha cho tội cũ, không tiến thảo nữa. Trẫm đã ra lệnh cho Tả Giang đạo Thang Hùng Nghiệphộ tống cháu ngươi Nguyễn Quang Hiển đến kinh chiêm cận.

Thế nhưng tuy ngươi đã biết hối hận sợ hãi, việc kháng cự quan binh, làm chết đề trấn thì khó mà giải miễn. Hiện nay ngươi chưa đích thân nghệ khuyết để tạ tội cầu ân đã vội vàng xin phong hiệu thì thiên triều không có thể chế đó.

Ngươi chưa được liệt vào hàng phiên phục mà đã mang cống vật nên không tiện thu nạp vậy nên lãnh về. Ngươi quả có dạ thâu thành nạp khoản, đích thân đến khuyết đình thì đến tháng Tám năm Càn Long thứ 55 là lễ Bát Tuần Vạn Thọ của trẫm, khi đó còn hơn một năm nữa, lúc đó việc trong nước của ngươi cũng đã an tập rồi thì có thể bẩm cho đốc thần biết để đích thân đến kinh đô cho toại lòng chiêm vân tựu nhật.

Còn như các đề trấn tuy là không chủ tâm khi lâm chiến nên sát hại lầm nhưng cũng vì ngươi và họ Lê gây chuyện mà ra. Vậy ngươi hãy kiến lập ở An Nam một ngôi đền, xuân thu cúng tế có thế mới chuộc được lỗi xưa. Trước đây có việc ở Tây Tạng [西藏] bất ngờ biến đổi, đại thần trú đóng ở đây là Phó Thanh [傅清] và Thập Bố Ðôn [拾布敦] cũng đã tuẫn nạn. Sau khi bình định, dân chúng các nơi đó cũng đã lập đền cúng tế, đến nay hương khói vẫn còn. Vậy ngươi cũng nên thành kính tuân theo mà làm để cho tấm lòng của Hứa Thế Hanh cũng có chút an ủi, mà nhân dân trong ngoài cũng biết rõ việc ngươi thành tâm hối tội qui phụ để trẫm thấy ngươi có bụng thiết tha cách ngoại gia ân phong cho vương tước để đời đời con cháu trường thủ An Nam, khi đó ngươi lại trình tiến cống vật thì lập tức sẽ thu ngay mà lại còn ban thưởng hậu hĩ để tỏ lòng ưu quyến.

Trẫm lên ngôi hơn 50 năm qua, những việc của phiên bộ không gì là không thành tín, chẳng hạn như trước đây bình định Chuẩn Cát Nhĩ, thai cát Ách Lỗ Ðặc [厄魯特] là Xá Lăng [舍楞] đã từng giết hại phó đô thống Ðường Khách Lộc [唐喀禄] rồi chạy trốn đến Nga La Tư [俄羅斯]. Ðến khi Thổ Nhĩ Hỗ Ðặc [土爾扈特] đầu thuận, Xá Lăng cũng đi theo, trẫm nghĩ đến tấm lòng hối tội đã đặc biệc gia ân, phong cho tước vương, thưởng cho đất du mục để ở, đủ thấy trẫm phủ ngự các nước không lúc nào là không nhân chí nghĩa tận.

Huống chi Lê Duy Kỳ hèn yếu vô năng, bỏ ấn chạy trốn, nếu theo luật của thiên triều về việc tự tiện rời bỏ chức vụ thì đã trị tội thật nặng nhưng nghĩ tình y là ngoại phiên, chỉ là vô năng chứ không vi phạm chẳng nỡ tru lục nên an tháp tại tỉnh thành Quế Lâm chứ không phải nhân lúc ngươi nhập cận mà đem Lê Duy Kỳ đưa trở về An Nam cho làm chủ nước đâu.

Trẫm đã dụ cho đốc thần Phúc Khang An chuyển sức cho các quan viên đi theo với cháu ngươi Nguyễn Quang Hiển khi nào đi ngang qua tỉnh thành Quế Lâm tiện thể thân hành đến xem nơi ăn chốn ở của Lê Duy Kỳ, lại dặn cháu ngươi trình lại cho tường tận.

Nay đặc biệt ban cho ngươi một vòng đeo tay bằng trân châu. Ngươi nay đã nhận được ân mệnh, vậy hãy hướng hóa canh tân để mãi mãi nhận được quyến cố tràn đầy của trẫm.

Hãy cố lên.

Bỏ ra ngoài những bịa đặt cố ý mà hai bên cùng biết nhưng cốt cho qua chuyện, ngoài việc xác định không yểm trợ Lê Duy Kỳ và chấp thuận cho Nguyễn Quang Hiển lên kinh đô, vua Càn Long còn ban cho Nguyễn Quang Bình một vòng trân châu coi như công nhận Nguyễn Quang Bình đã ở trong vòng phiên thuộc, tuy danh phận chưa chính thức ban phát.

Trong khoảng thời gian hơn 2 tháng [từ tháng Ba đến tháng Năm], những biến chuyển dồn dập đan kẽ nhau nên ngờ rằng những đòi hỏi của nhà Thanh không có chủ đích hay mục tiêu rõ rệt, phần lớn được nêu ra cho đủ bộ hơn là thực tâm muốn thế.

Tính theo thời gian, không biết những yêu cầu có được đưa ra theo một lịch trình hay chỉ là những thăm dò nhằm gia tăng sức ép lên triều đình Quang Trung. Tuy nhiên, trong tư cách đàm phán, Thanh triều đã không dấu được những nhượng bộ bất ngờ và đôi khi ngoài mong đợi. Khi nghe tin phái đoàn An Nam đã gặp Phúc Khang An, vua Càn Long hoan hỉ gửi dụ sau đây cho Phúc Khang An, Tôn Vĩnh Thanh và Hải Lộc:

Lần này Nguyễn Huệ lại sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển đem biểu đến xin hàng, tình từ so với trước đây cung thuận gấp bội, quả là từ lòng chí thành sợ uy nên nay đã minh giáng sắc dụ gửi lại.

Phúc Khang An hãy lập tức ra lệnh cho Nguyễn Quang Hiển sai người kính cẩn đem về, giao cho Nguyễn Huệ đọc đợi khi nào có tin tức hãy tâu lên, đợi chỉ tuân hành.

Còn Nguyễn Quang Hiển khẩn khoản xin được tiến kinh chiêm cận thì chuẩn thuận cho lai kinh. Hiện nay theo lời tâu của Phúc Khang An đã bảo Nguyễn Quang Hiển trở về Lạng Sơn. Phúc Khang An nhận được chỉ này thì lại ra lệnh cho Nguyễn Quang Hiển từ Lạng Sơn khởi trình tiến kinh, nên tính toán ngày giờ nhưng cũng không phải gấp gáp, miễn sao ngoài 20 tháng Bảy đến được Nhiệt Hà. Khi đó chư vương công thai cát Mông Cổ cùng đến triều cận nên Nguyễn Quang Hiển thấy được cảnh ”xa thư nhất thống, vạn quốc hưởng vương chi thịnh”[10]sẽ cùng chư vương công thai cát vinh dự vào dự yến thì càng hay hơn.

Lại cũng ra lệnh cho Thang Hùng Nghiệp cùng đi lên kinh, đi qua đường Quế Lâm để cho Nguyễn Quang Hiểnđược gặp mặt Lê Duy Kỳ, lại bảo cho Nguyễn Quang Hiển biết rằng vì Lê Duy Kỳ đã làm mất ấn tín mà đại hoàng đế trùng ban [ban cho lần thứ hai], theo điều luật đúng ra sẽ bị trị tội, nhưng vì nhiều đời cung thuận, lại không vi phạm nên tha chết mà được an tháp, lẽ nào sau này còn được trở về Lê thành làm chủ nước nữa.

Còn Nguyễn Huệ có nói là đợi sau khi mọi việc tạm yên, xin được sang năm đích thân sang kinh đô chiêm cận, nếu quả có dạ hướng hóa thâu thành, bó thân nghệ khuyết, đại hoàng đế ắt sẽ gia ân vượt mức, hoặc ban cho vương tước ngay để con cháu đời đời làm chủ An Nam không chừng, nếu không thì cũng phong thưởng thấm nhuần, vậy hãy ra lệnh cho Nguyễn Quang Hiển đem các điều đó, nói rõ cho Nguyễn Huệ biết.

Sang năm khi nào Nguyễn Huệ khởi trình, Phúc Khang An hãy minh bạch cho y hay, bản bộ đường sẽ cùng đi với ngài, có như thế Nguyễn Huệ mới kiên tâm vui vẻ. Thêm nữa, bài văn ngự chế An Nam ký sự, trước đây đã sao cho Phúc Khang An, nay cũng tuyên thị cho Nguyễn Huệ đọc để cho rõ ý của trẫm. Nếu như Phúc Khang An đã phát vãng thì thôi, còn như chưa gửi đi thì không cần trả về coi như không nói đến.

Phúc Khang An lại tâu rằng, nơi quan ải nay hạ chướng đang nhiều, Tôn Sĩ Nghị không cần phải ở lâu thêm, nên về Nam Ninh điều dưỡng ít ngày rồi hãy lên đường, vậy cứ như thế mà làm. Sau này khi Tôn Sĩ Nghị khởi thân thì cũng cứ đi thong thả, không cần phải gấp gáp làm gì cho mệt nhọc.

Trước đây trẫm đã mấy lần giáng chỉ ra lệnh cho Phúc Khang An tự liệu định hoặc là di chuyển về Nam Ninh, Thái Bình, hoặc trở về Quế Lâm để chỉ huy mọi việc, chỉ này chắc cũng đã nhận rồi. Nay Nguyễn Quang Hiểncũng đã đến cửa quan, đại cục đã định, Phúc Khang An hãy tuân theo chỉ trước di chuyển vào nội địa Quảng Tâylà nơi thủy thổ bình hòa, dễ dàng điều nhiếp để tỏ lòng thể tuất của trẫm.

Nay đã đến tiết khí mới của trời đất, trẫm thưởng cho Phúc Khang An một đôi đại hà bao, hai đôi tiểu hà bao, bốn cái túi hương, còn Hải Lộc và Tôn Vĩnh Thanh mỗi người thưởng cho một đôi đại hà bao, hai đôi tiểu hà bao để tỏ lòng ưu quyến.[11]

hành trình

Sau khi gặp quan lại nhà Thanh, Nguyễn Quang Hiển và phái đoàn quay vể châu Văn Uyên rồi hôm sau [20 tháng Tư] trở về Lạng Sơn lên đường đi Thăng Long. Trong một tháng sau đó, Nguyễn Hữu Trù cũng hai lần lên Nam Quan tiếp xúc với Thang Hùng Nghiệp để trao đổi tin tức.

Trong thời gian đó, sắc dụ chấp thuận của vua Càn Long kèm theo chuỗi vòng trân châu ban cho Nguyễn Huệ cũng tới Trấn Nam Quan, Thang Hùng Nghiệp liền cho người đến Lạng Sơn báo cho Nguyễn Hữu Trù biết tin để sắp xếp trần thiết Ngưỡng Đức Đài và chuẩn bị long đình[12] nghinh đón. Ngưỡng Đức Đài là toà nhà ở phía nước ta đối xứng với Chiêu Đức Đài ở bên kia Nam Quan của phía Trung Hoa. Hiệp trấn Lạng Sơn cũng đưa một số đông dân phu lên tu bổ lại đường sá, cầu cống từ trấn thành đến Nam Quan. Như vậy là đúng một tháng, khoảng cách vừa đủ để chạy trạm theo lối hoả tốc [600 dặm một ngày] lên kinh đô rồi quay lại chứng tỏ khi tin vừa đến nơi, vua Càn Long đã gửi ngay dụ chỉ xuống Quảng Tây cho phép phái bộ tiến kinh.

Sau khi báo cáo tình hình cho vua Quang Trung, Nguyễn Quang Hiển trở lên Lạng Sơn. Ngày 21 tháng Năm, nước ta đã chuẩn bị xong các loại lễ vật và cống phẩm để sẵn sàng lên đường. Theo Việt Nam Tập Lược của Từ Diên Húc thì lễ vật tạ ơn của nước ta bao gồm sừng tê hoa, sừng tê đen, ngà voi, trầm hương, tốc hương năm loại.

Ngày 25 tháng Năm[13] Nguyễn Quang Hiển nhận được lệnh vua Càn Long thuận cho lên kinh đô bệ kiến và phải đi gấp cho kịp đến kinh đô vào mùa thu để dự lễ thánh tiết (sinh nhật vua Càn Long). Thang Hùng Nghiệp ra lệnh cho các binh sĩ trấn đóng ở Nam Quan xếp thành hàng ngũ, dựng bày cờ sí ở Chiêu Ðức Ðài rồi mời sứ bộ nước ta sang đón sắc thư và quà của vua Thanh trao cho trấn thủ Lạng Sơn Ðinh Công Thái (丁公彩) đem về Thăng Long. Về chuyến đi này, Vũ Huy Tấn thuật lại như sau:

Cuối tháng Tư năm đó, ta về Mộ Trạch để từ biệt song thân, sau tiết Trùng Dương thì khởi hành bắt đầu một chuyến đi vạn dặm. Ngày 25 tháng Năm, ta lại lên đến Nam Quan thì nhận được chỉ cho phép sứ thần theo đường bộ để đến hành cung ở Nhiệt Hà để kịp tham dự đại lễ thánh tiết. Ấy là lần đầu tiên được như vậy. [14]

Ngày 27 tháng Năm, phái đoàn nước ta do Nguyễn Quang Hiển cầm đầu, tất cả là 21 người, từ nhà khách của tỉnh Quảng Tây do Thang Hùng Nghiệp dẫn đường đi lên kinh đô nhà Thanh. Hai mươi mốt người đó gồm có:[15]

Đại diện quốc trưởng Nguyễn Quang Hiển (阮光顯)

– Ba vị sứ thần:

1. Chánh sứ Nguyễn Hữu Trù (阮有晭)

2. Phó sứ Vũ Huy Phác[16] (武輝璞)

3. Phó sứ Nguyễn Ninh Trực (阮寧直)

– Hành nhân 5 người:

1. Trương Gia Nghiễm (張嘉儼)

2. Phạm Bá Nhuận (范伯潤)

3. Tạ Hữu Ðịnh (謝有定)

4. Nông Ðình Cẩn (農廷謹)

5. Hoàng Huy Dực (黃煇翼)

– Tòng nhân 12 người:

1. Hồ Văn Tòng (胡文從)

2. Nguyễn Công Tuyết (阮公雪)

3. Nguyễn Văn Cự (阮文鉅)

4. Nguyễn Văn Bản (阮文本)

5. Nguyễn Văn Cơ (阮文璣)

6. Hoàng Văn Thành (黃文成)

7. Lê Văn Trọng (黎文仲)

8. Ngô Viết Kiệt (吳曰榤)

9. Nguyễn Văn Uyển (阮文琬)

10. Nguyễn Hữu Ðễ (阮有悌)

11. Trần Văn Dũng (陳文勇)

12. Ðỗ Ðình Lập (杜廷立)

Việc Nguyễn Quang Hiển dẫn đầu một phái bộ 21 người từ Quảng Tây lên Bắc Kinh đã đặt ra một vấn đề ngoại giao khác với một sứ bộ bình thường. Theo Khâm Định An Nam Kỷ Lược, vua Càn Long chỉ thị cho Phúc Khang An soạn một nghi thức đón tiếp gửi cho quan lại trên đường đi để các nơi thi hành cho đồng nhất. Nghi lễ đó bao gồm cả việc chào hỏi khi gặp nhau lẫn các loại yến tiệc, diễn kịch và hộ tống trong quản hạt của mình dựa theo việc năm trước tiếp đãi phái bộ Miến Điện.

Theo qui chế, một sứ đoàn ngoại quốc chỉ được địa phương đưa qua quản hạt nhưng lần này vua Càn Long chỉ định Thang Hùng Nghiệp làm “bạn tống” [người đi cùng] cho phái đoàn, sắp xếp di chuyển, nghỉ ngơi … và thay mặt triều đình tiếp xúc để điều động lễ nghi.

Vì Thang Hùng Nghiệp là một văn quan nên Phúc Khang An đặc biệt phái thêm Ðức Khắc Tinh Ngạch (德克精額) là phó tướng mới của hiệp Tân Thái tỉnh Quảng Tây cùng đi, còn bản thân ông ta khởi trình từ Nam Ninh, đến Quế Lâm ngày 11 tháng 5 (nhuận), và hôm sau, 12 tháng 5 thì Tôn Vĩnh Thanh cũng tới. Việc đích thân tổng đốc Lưỡng Quảng và tuần phủ Quảng Tây cùng đến Quế Lâm để bắt ép vua Lê và những người đi theo phải

0