24/05/2018, 21:38

Các chức năng của thị trường

Thị trường là trung gian liên kết giữa người mua và người bán, liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng, liên kết giữa người mua với nhau và giữa những người bán với nhau. Các chủ thể của thị trường lấy cơ sở là lợi ích của bản thân, ...

Thị trường là trung gian liên kết giữa người mua và người bán, liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng, liên kết giữa người mua với nhau và giữa những người bán với nhau. Các chủ thể của thị trường lấy cơ sở là lợi ích của bản thân, thông qua sự tồn tại của thị trường để tìm đến liên kết với nhau tạo nên chỉnh thể kinh tế – xã hội hữu cơ.

Một sản phẩm khi được đưa ra thị trường, được thị trường cho thừa nhận tức sản phẩm đó là có thị trường. Sản phẩm bắt buộc phải bán được trên thị trường mới được xã hội thừa nhận. Nếu cung của một sản phẩm lớn hơn cầu của sản phẩm dó thì lượng dư thừa sẽ được thị trường thừa nhận. Vậy thị trường chỉ thừa nhận những hàng hoá, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hoá vô dụng, kém chất lượng, cung vượt quá ầu, không cung ứng đúng thời gian và địa điểm mà khách hàng đòi hỏi thì sẽ không bán được, nghĩa là chúng không được thị trường chấp nhận.

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng mua sản phẩm tức là sản phẩm đó đã được thị trường thừa nhận, hay thị trường đã “bỏ phiếu bằng tiền” cho sự tồn tại của sản phẩm. Ngược lại, nếu không được thị trường thừa nhận thì Doanh nghiệp sẽ bị phá sản, không thể duy trì hoạt động của mình được. Muốn được thị trường thừa nhận thì Doanh nghiệp phải “ cung cái thị trường cần chứ không phải cung cái mình có hay có khả năng cung ứng”

Sau khi dược thị trường thừa nhận thì thị trường sẽ tiến hành chức năng thực hiện. Thị trường là nơi thực hiện giá trị của hàng hoá thông qua các hoạt động mua bán giữa người bán và người mua. Giá trị của hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua giá cả thị trường trên cơ sở giá trị sử dụng của chúng được thị trường thừa nhận, giá trị của hàng hoá được thực hiện, người bán thu được tiền về từ người mua thì quyền sở hữu hàng hoá được chuyền từ người bán sang người mua, hàng hoá đi sang lĩnh vực tiêu dùng cá nhân ở đó giá trị sử dụng nó sẽ được thực hiện, đó là mục đích cuối cùng của sản xuất.

Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhất là về quyết định và để quyết định thì phải có thông tin. Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, cá yêu cầu về chất lượng sản phẩm… Những thông tin này không chỉ cần thiết cho người sản xuất, người tiêu dùng mà còn cho cả Nhà nước và các tổ chức kinh tế thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên cung sản phẩm hàng hoá nào? khối lượng bao nhiêu? khi nào? cho ai? ở đâu?

Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu, nên chọn mặt hàng nào cho phù hợp với khả năng của mình.

Chình phủ thông qua các thông tin thị trường để hoạch định các chính sách điều chỉnh kinh tế.

Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua hệ cung cầu và tín hiệu giá cả của thị trường sẽ phát hiện chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội. Thông qua các hoạt động và quy luật kinh tế thị trường, người sản xuất có lợi thế và cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất. Còn đối với những người chưa có được lợi thế trên thị trường thì sẽ phải vươn lên để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Thông qua nhu cầu của thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển các nguồn lực để từ ngành này sang ngành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Trong nền kinh tế thị trường, chính thị trường thông qua cơ chế lợi ích và dựa vào sự hướng dẫn của các tín hiệu thị trường, tình hình cung cầu, biến động gia cả.. làm cho các chủ thể kinh tế thay đổi phương thức hoạt động của mình để từ đó đưa đến sự vận động các nguồn lực.

Với tiêu dùng, thông qua sự hoạt động của cac quy luật kinh tế thị trường, người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng. Thị trường giúp cho người tiêu dùng có những quyết định đúng đắn và quá trình mua hàng để phù hợp với khả năng của mình.

Sự vận động của quan hệ cung cầu và giá cả thị trường thực hiện sự cân đối về tổng số cũng như cơ cấu cung và cầu thông qua đó sẽ thực hiện sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Chỉ có các sản phẩm được thị trường thừa nhận mới được tồn tại trên thị trường, thị trường thực hiện chức năng này nhằm chọn lọc ra các sản phẩm tốt, có chất lượng cao, giá thành phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Và sẽ loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, giá thành cao, không có sức cạnh tranh… Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều mối mặt hàng nhái, giả, kém chất lượng nhưng vẫn tồn tại trên tê do nó được “ gắn” với các thương hiệu lớn, có uy tín đối với người tiêu dùng. Do vậy, để thị trường thực hiện chức năng này một cách thực tế thì buộc phải có sự can thiệp của Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, mà vẫn phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng.

Năm chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mọi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện 5 chức năng này, mọi chức năng có vai trò quan trọng riêng của nó song cũng cần nhận thấy rằng chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng.

0