24/05/2018, 21:37

Đầu tư công trình hạ tầng

Công trình hạ tầng là các công trình được thiết kế và xây dựng tại một địa điểm nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người như đi lại ,học hành chữa bệnh phcj vụ sản xuất và dân sinh … Đối với các công trình hạ tầng ...

Công trình hạ tầng là các công trình được thiết kế và xây dựng tại một địa điểm nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người như đi lại ,học hành chữa bệnh phcj vụ sản xuất và dân sinh …

Đối với các công trình hạ tầng tthuộc các xã đặc biệt khó khăn ,vùng sâu vùng xa và đồng bằng thiểu số …gọi chung công trình hạ tầng thuộc chương trình 135.Chủ yếu là công trình hạ tầng có quy mô nhỏ với mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở xuống được thực hiện theo cơ chế đặc biệt để phù hợp với khả năng thực tế của cán bộ và đồng bằng các dân tộc tại địa phương thuộc chương trình 135 .Đó là những công trình hạ tầng thiết yếu phịc vụ cho sản xuất dân sinh góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Vai trò của việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng

Thứ nhất ,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào ,nhân dân .Thực tế động bào ở nông thôn nói chung và các xã đặc biệt khó khăn nói riêng thì điều kiện về cơ sở hạ tầng là rất khó khăn ,thường là khong có hoặc có nhưng rất đơn sơ,xuống cấp vì thế khi chương trình được thực hiện thì cơ sở vật chất được cải thiện phần nào .Mặt khác nhân dân ở các vùng này nói chung thường suốt ngày làm quần quật thường không có các điều kiện để tham gia các hoạt động văn hoá vì thế khi chương trình được đưa vào cuộc sống thì sẽ cải thiện được vấn đề này.Mặt khác nó còn giúp các vùng khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậuhoà nhập vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Góp phần tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo với mục tiêu cụ thể là đến năm 2000 không còn hộ đói kinh niên mỗi năm giảm 4-5% hộ nghèo .Đến năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25%.Các công trình hạ tầng phục vụ nhân dân,giúp trẻ em có trường để học tập,nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân,từ quá trình đó đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước,tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp thu với các phương thức sản xuất mới ,kiến thức khoa học văn hoá xã hội,chủ động vận dụng các kiến thức trên ghế nhà trường vào cuộc sống.

Các công trình hạ tầng như giao thông giúp cho giao thông trên các vùng khó khăn được cải thiện đáng kể.Góp phần tạo ra sự giao lưu kinh tế giữa các vùng,các miền,các địa phương từ đó tạo ra các mối quan hệ kinh tế giữa các vùng góp phần giúp kinh tế phát triển đi lên.Thường thì ở các xã đặc biệt khó khăn thì phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp nên khi giao thông thuận lợi sẽ góp phần làm phong phú thêm các hoạt động khác như thương nghiệp trong đó có sự buôn bán các sản phẩm nông nghiệp .Điều đó làm tăng thu nhập cho đồng bào nhân dân các vùng này.

Các công trình hạ tầng như điện nó mang ánh sáng văn minh về các thôn bản .Có điện sẽ rất lợi ích cho các hoạt động sản xuất cũng như tổ chức các hoạt động về văn hoá …Điện giúp cho các hoạt động sản xuất được tiến hành dễ dàng hơnchẳng hạn như khi áp dụng cơ khí hoá trong sản xuất trong nông nghiệp thì rất cần các nguồn năng lượng như điện.Các công trình như bệnh viện thì giúp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân,điều trị khám chữa bệnh cho nhân dân,giúp tăng lực sản xuất cho nhân dân….

0