25/05/2018, 07:38

Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty. - Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp ...

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty.

- Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện nhưng công trình quốc gia lớn.

- Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.

- Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất thương phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu.

Các nhà đầu tư các nhân

Nhà đầu tư các nhân là những người tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình.

Các nhà đầu tư có tổ chức

Các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình.

Công ty chứng khoán

Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán.

Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn rất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán.

Cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. cơ quan này có những tên gọi khác nhau tuỳ từng nước. Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission) hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC - Exchange Surveillance Comission) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA - Financial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị địng số 75/CP ngày 28/11/1996.

Sở giao dịch chứng khoán

Hiện nay trên thế giới có ba hình thức tổ chức SGDCK:

  • Thứ nhất: SGDCK được tổ chức dưới hình thức “câu lạc bộ mini” hay được tổ chức theo chế độ hội viên. Đây là hình thức tổ chức SGDCK có tính chất tự phát. Trong hình thức này, các hội viên của sgdck tự tổ chức và tự quản lý SGDCK theo pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước. Các thành viên của SGDCK bầu ra hội đồng quản trị để quản lý và hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành.
  • Thứ hai: SGDCK được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần có cổ đông là công ty chứng khoán thành viên. SGDCK tổ chức dưới hình thức này hoạt động theo luật công ty cổ phần và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng chứng khoán do chính phủ lập ra.
  • Thứ ba: SGDCK được tổ chức dưới dạng một công ty cổ phần nhưng có sự tham gia quản lý và điều hành của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức, điều hành và quản lý cũng giống như hình thức công ty cổ phần nhưng trong thành phần hội đồng quản trị có một số thành viên do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào, giám đốc điều hành SGDCK do ủy ban chứng khoán bổ nhiệm.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số các chức năng chính sau:

- Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.

- Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán.

- Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.

- Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.

Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán

Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.

Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm

Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm.

0