Các cách mở đầu cuộc nói chuyện bằng tiếng Anh

Để bắt chuyện với người khác, bạn có thể đưa ra một lời khen, hỏi sở thích hoặc cùng bàn luận về không khí xung quanh. Thực hành là cách duy nhất giúp bạn nói giỏi tiếng Anh . Bạn cần cởi mở và tỏ thái độ thân thiện trước khi muốn trò chuyện với người khác. Dưới đây là bốn cách bắt ...

Để bắt chuyện với người khác, bạn có thể đưa ra một lời khen, hỏi sở thích hoặc cùng bàn luận về không khí xung quanh.

Thực hành là cách duy nhất giúp bạn nói giỏi tiếng Anh. Bạn cần cởi mở và tỏ thái độ thân thiện trước khi muốn trò chuyện với người khác. Dưới đây là bốn cách bắt chuyện bạn có thể vận dụng để kết bạn và luyện nói tiếng Anh.

1. Hỏi ý kiến

 

Nhiều người muốn đưa ra quan điểm của mình khi có cơ hội, do đó bạn hãy thử bắt chuyện bằng cách đưa ra câu hỏi. Tưởng tượng bạn đang ghé mua rau củ ở chợ, bạn có thể hỏi người bán hàng:

 

- Hi! I’m so sorry, but I wonder if you know the difference between these types of beans? Do you know what recipe I could make? (Xin lỗi, cô có biết sự khác nhau giữa các loại đậu này không? Tôi có thể nấu món gì?)

 

- Do you mind if I ask you a quick question: should I keep tomatoes in the fridge or not? (Phiền cô cho tôi hỏi một câu nhỏ: Tôi nên để cà chua trong tủ lạnh không?)

 

2. Đưa ra lời khen

 

Lời khen hợp lý nhờ sự quan sát tinh tế có thể giúp bạn mở đầu một cuộc hội thoại tích cực. Chẳng hạn, bạn và Olivia quen biết một thời gian dài nhưng chưa từng nói chuyện với nhau. Vô tình, bạn gặp cô ấy ở tiệm bánh mì và có thể bắt chuyện:

 

- Charlie said your paintings are on show at the gallery. Congratulations! I would love to see them sometime. (Charlie nói rằng tranh của cô đang được trưng bày. nhé! Tôi rất muốn được chiêm ngưỡng chúng vào lúc nào đó).

 

- That is such a cool umbrella! Where did you get it? (Chiếc ô đẹp quá! Cô mua ở đâu vậy?)

 


Mở đầu cuộc nói chuyện bằng cách khen ai đó (Ảnh: Teachers)

 

3. Bàn luận về những thứ xung quanh

 

Khi đang ở một bữa tiệc, bạn có rất nhiều cơ hội nói, bắt chuyện với người khác, từ các chủ đề như cách trang trí, âm nhạc, đồ ăn... Ví dụ:

 

- I love music from the 70’s, don’t you? One of my favorite bands is The Undertones… (Tôi thích âm nhạc thập niên 70, bạn thì sao? Một trong những ban nhạc ưa thích của tôi là The Understones...)

 

- Liza is so creative, did you know she made all the decorations on the Christmas tree out of papier machê? (Liza sáng tạo thật đấy, bạn có biết cô ấy trang trí mọi thứ trên cây thông giáng sinh bằng giấy bồi không?)

4. Hỏi về sở thích

 

Nếu bạn biết một người rất thích đi thuyền, bạn có thể tận dụng chi tiết này để bắt đầu cuộc :

 

- My friend wants to buy a sailing boat but isn’t sure how to start. Can you recommend an agency? (Bạn tôi muốn mua một chiếc thuyền buồm nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bạn có thể gợi ý một hãng nào đó không?)

 

Điều khiếm nhã khi hỏi chuyện về sở thích là biến cuộc hội thoại thành phỏng vấn, tra khảo. Do đó, bạn cần lưu ý tránh làm người khác không thoải mái với quá nhiều câu hỏi. 


Nguồn: Vnexpress

0