Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê giai đoạn chuyển mùa
September 14, 2018 | Cà phê • Cây công nghiệp | Giai đoạn chuyển mùa cây cà phê dễ bị sâu bệnh tấn công nhất. Nếu công tác phòng và chăm sóc không tốt, cây không có sức đề kháng chống chọi với sâu bệnh. Sẽ dẫn đến việc cho năng suất kém phẩm chất không được tốt. Các biện pháp phòng ...
Giai đoạn chuyển mùa cây cà phê dễ bị sâu bệnh tấn công nhất. Nếu công tác phòng và chăm sóc không tốt, cây không có sức đề kháng chống chọi với sâu bệnh. Sẽ dẫn đến việc cho năng suất kém phẩm chất không được tốt. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê giai đoạn chuyển mùa là vô cùng cần thiết.
Giai đoạn cà phê chuyển giao giữa mùa khô và mùa mưa là lúc cây phân hóa mầm hoa mạnh mẽ. Thời điểm này quyết định khả năng đậu trái của cây, hộ trồng cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tốt. Góp phần mang lại năng suất cao, giúp cây có sức đề kháng tốt chống chọi được với sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê vào giai đoạn chuyển mùa
Bước vào giai đoạn chuyển mùa vườn cà phê thường xuất hiện rệp vẩy xanh, chúng phát triển mạnh mẽ lan tỏa khắp nơi. Khi mưa xuống chúng mới bắt đầu giảm dần vì giai đoạn này các loài thiên địch bắt đầu xuất hiện tràn lan. Thời điểm chưa có mưa hộ nông dân cần chú ý đến công tác phòng trừ và xử lý sao cho thật hiệu quả. Sự xuất hiện của rệp vẩy xanh sẽ kéo theo sự xuất hiện của kiến, muội đen gậy hại cho cây cà phê.
Biện pháp phòng bệnh cho cây cà phê hữu hiệu nhất hộ nông dân cần chú ý quan sát vườn thường xuyên. Nếu có dấu hiệu gì bất thường thì ngay lập tức phun thuốc hóa học để diệt trừ. Chỉ những cây nhiễm bệnh mới phun những cây không nhiễm bệnh thì không nên phun. Mục đích bảo vệ các loài thiên địch.
Khi phun thuốc diệt rệp hộ trồng nên nên hợp với dầu hỏa phun lên để diệt kiến. Vì kiến là tác nhân khiến cho rệp lây lan trên diện rộng.
Bón phân cho cây khi có vài cơn mưa đầu mùa rơi xuống, bạn cần tiến hành đào rãnh trước khi bón phân. Kích thước rãnh rộng 20cm và sâu 10cm, bón phân xong lấp đất lại. Thời điểm tốt nhất nên bón phân là khi có vài cơn mưa đầu mùa bắt đầu. Bón lúc này sẽ tiết kiệm được chi phí lẫn nhân công tưới nước. Loại phân nên bón là phân NPK, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và hạn chế được tình trạng rửa trôi xẩy ra.
Khi mưa xuống cà phê thường sinh chồi tiến hành lẩy bỏ chồi. Để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi trái. Rong tỉa cây che bóng để vườn được thông thoáng.
Công tác phòng bệnh cho cây cà phê vào mùa mưa sẽ giúp cho hộ nông dân hạn chế tình trạng sâu bệnh tấn công trên vườn cà phê. Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh, tăng cường sức đề kháng, khả năng phát triển, cho năng suất cao cuối vụ thu hoạch.