Máy ảnh lớn nhất thế giới được tạo ra... chỉ nhằm chụp toàn cảnh một đoàn tàu
Chiếc máy ảnh lớn nhất thế giới được tạo ra vào năm 1900 với mục đích duy nhất là chụp bức ảnh về một đoàn tàu hỏa được coi là đẹp nhất lúc bấy giờ. Vào năm 1899, một đoàn tàu mới có tên "The Alton Limited" đã ra đời tại Pullman, tiểu bang Illinois, Mỹ. Điều đặc biệt là đoàn tàu này được ...
Chiếc máy ảnh lớn nhất thế giới được tạo ra vào năm 1900 với mục đích duy nhất là chụp bức ảnh về một đoàn tàu hỏa được coi là đẹp nhất lúc bấy giờ.
Vào năm 1899, một đoàn tàu mới có tên "The Alton Limited" đã ra đời tại Pullman, tiểu bang Illinois, Mỹ. Điều đặc biệt là đoàn tàu này được chế tạo và thiết kế đồng bộ, tạo nét đối xứng khá đặc biệt.
Vẻ đẹp ấn tượng về thiết kế đã giúp con tàu trở nên thu hút trong mắt nhiều người. Để ghi lại vẻ đẹp của đoàn tàu, đội ngũ thiết kế quyết định tạo ra một chiếc máy ảnh khổng lồ, đủ khả năng chụp toàn cảnh đoàn tàu với mục đích lưu giữ làm kỷ niệm.
Những người chế tạo tàu đã giao trọng trách trên cho nhiếp ảnh gia kể chuyện George R. Lawrence ở Chicago, Mỹ.
Máy ảnh lớn nhất thế giới.
Lúc đầu, Lawrence định chụp ảnh theo kiểu từng phần rồi ghép lại với nhau thành ảnh toàn cảnh trong khi in. Nhưng rồi, ông quyết định sẽ chế tạo hẳn một chiếc máy ảnh cỡ lớn để chụp lại toàn bộ đoàn tàu và hơn hết tăng tính trung thực cho bức ảnh.
Lawrence muốn tạo ra một chiếc máy ảnh có thể chụp được tấm ảnh duy nhất trên khuôn 2,4 x 1,3 mét.
Mặc dù vậy việc chế tạo nên chiếc máy ảnh cỡ lớn này không hề đơn giản. Lawrence đã phải mất tới 2 tháng rưỡi để hoàn thành nó. Bên ngoài máy ảnh là một thân gỗ anh đào tự nhiên, ống cao su với lớp vải màu đen bên trong.
Quá trình chế tạo nên chiếc máy ảnh lớn nhất thế giới.
Chiếc máy ảnh dài khoảng 6 mét khi mở rộng và nặng 635kg. Bên trong máy ảnh sử dụng hai ống kính Carl Zeiss trong đó có một là ống kính góc rộng 1676mm và ống kính tele 3049mm.
Quá trình vận chuyển các bộ phận của máy ảnh tới nơi chụp đoàn tàu.
Việc vận chuyển vật liệu lắp ráp máy ảnh tới địa điểm chụp ảnh không hề đơn giản và cần rất nhiều nhân lực.
Quá trình lắp đặt máy ảnh cũng mất khá nhiều thời gian.
Cần số lượng lớn công nhân để thiết lập và căn chỉnh chiếc máy ảnh khổng lồ.
Máy ảnh cần ít nhất một nhóm 15 người để thiết lập và chụp phơi sáng trong vòng 2,5 phút.
Đây là tác phẩm được chụp từ chiếc máy ảnh lớn nhất thế giới.
Sự xuất hiện của bức ảnh toàn cảnh đoàn tàu do chiếc máy ảnh lớn nhất thế giới chụp lại đã khiến không ít quan khách có mặt Triển lãm Paris năm 1900 phải ngỡ ngàng.
Tới nay dù máy ảnh đã trở thành một vật dụng phổ biến và ai cũng có nhưng chúng ta khó có thể quên được lịch sử phát triển tuyệt vời của máy ảnh thời xưa.