BƯỞI ĐỎ LUẬN VĂN
Là giống bưởi vỏ đỏ ruột đỏ , có nguồn gốc là ở làng Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Giống bưởi này vốn nổi tiếng bởi trước đây từng là sản vật tiến vua, nhất là ở là thời hậu Lê. Bưởi đỏ Luận Văn có quả khi nhỏ có màu xanh, nhưng khi chín vỏ ...
Là giống bưởi vỏ đỏ ruột đỏ, có nguồn gốc là ở làng Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Giống bưởi này vốn nổi tiếng bởi trước đây từng là sản vật tiến vua, nhất là ở là thời hậu Lê.
Bưởi đỏ Luận Văn có quả khi nhỏ có màu xanh, nhưng khi chín vỏ quả chuyển dần sang màu đỏ như màu gấc. Từ vỏ đến cùi và múi đều có màu đỏ rất đẹp mắt, múi bưởi màu đỏ hồng, mọng nước, vị ngọt, với hương thơm rất đặc trưng. Ngoài việc mang giá trị thuần túy là một loại "trái cây ngon", người dân còn đặc biệt rất thích thờ cúng loại bưởi này trong dịp Tết âm lịch vì theo quan niệm dân gian, quả bưởi đỏ Luận Văn được xem là một biểu tượng của sự may mắn và tài lộc.
1. Chuẩn bị đất trồng
- Đất trồng bưởi đỏ Luận Văn thích hợp là đất cao, đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa thì phá vồng để cây không bị úng nước và bị chảy khi úng.
- Quanh vườn cần đào mương thoát nước rộng khoảng 1,5 - 2m, sâu từ 1-1,2m và đắp bờ cao. Nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 - 6. Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước.
2. Kích thước hố trồng
- Hố trồng bưởi đỏ thích hợp được đào theo hình vuông, với kích thước khoảng 0,6x0,6m. Khoảng cách trồng khoảng 4 m x 4m.
- Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày, cây dược liệu.
3. Trồng cây
- Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá.
- Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.
4. Bón phân
Cây mới trồng cần bón lót khoảng 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón này còn tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây.
Phòng trừ sâu bệnh:
* Bệnh thối gốc, chảy mủ:
- Bênh gây ra chảy mủ trên gốc, thân, cành.
- Phòng trị: tránh để vườn trồng bị úng nước, khi bị bệnh có thể sử dụng Aliette 2,5%, Ridomil 2% để phun trừ.
* Bệnh loét:
- Triệu chứng gây hại là cây có vết sâu, bị lan nhanh.
- Phòng trừ: thường xuyên tiến hành vệ sinh vườn, khi hoa đậu quả tiến hành phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 - 15 ngày.
* Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella):
- Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên.
- Phòng trừ: có thể phun thuốc sớm ngay từ khi giai đoạn lá cây còn non.
* Sâu đục thân cành:
- Sâu đục rỗng thân và cành cây, gây chảy mủ, cành chết.
- Phòng trừ: tiến hành cắt bỏ các cành bị hại nặng, và phải chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục.
* Kết hợp trồng xen bưởi đỏ với cây ổi trong 3 -4 năm đầu để xua đuổi Rầy chổng cánh (một loại côn trùng môi giới truyền bệnh vàng lá greening).