06/02/2018, 10:22

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường văn vọng) (Tự học có hướng dẫn)

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Trần Nhân Tông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hoà, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chông giặc Mông – Nguyên thắng lợi. Trần Nhân Tỏng còn là nhà thơ, nhà văn hoá tiêu biểu của thời Trần. Bài thơ ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Trần Nhân Tông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hoà, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chông giặc Mông – Nguyên thắng lợi. Trần Nhân Tỏng còn là nhà thơ, nhà văn hoá tiêu biểu của thời Trần.

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là một bức tranh đẹp, thơ mộng về đồng quê trong cảnh thanh bình. Tác giả đã thể hiện sự gắn bó với nơi quê hương thôn dã, một cách nhìn thơ mộng về cảnh đồng quê, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đúng ở phủ Thiên Trường trông ra giỐng với bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã học. Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là: Bài gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng. Cách hiệp vần: câu thứ nhất với câu thứ hai và câu thứ tư, vần chân (đứng cuôì câu).

2. Cụm từ nửa như có nửa như không (bán vô bán hữu) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo ; vừa như có lại vừa như không có ; vừa thực, lại vừa không thực. Quang cảnh gợi nên ở đây là làng xóm đang chìm, đang mờ trong sương khói, cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo. Nó khác cảnh sắc lồng lộng như vẽ, như tranh hoạ đồ (trong ca dao về đường vô xứ Nghệ).

3. Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc hoàng hôn, khi chiều muộn. Anh mặt trời đã tắt, nhưng cảnh vật vẫn còn được nhìn thấy trong chiều tà. Có thể nghe thây tiếng sáo, nhìn thấy cánh cò trắng đáp xuống ruộng. Thôn xóm xa xa thì đã chìm trong sương khói như thực, như ảo. Một khung cảnh rất thanh bình và nên thơ.

4. Cảnh tượng nhìn thấy từ phủ Thiên Trường vào thời gian buổi chiều thật nên thơ. Xóm thôn như thực, như mơ. Có tiếng sáo của trẻ chăn trâu, nhưng tiếng sáo vọng xa, còn trâu và trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau. Chỉ nhìn thấy từng đôi cò trắng đang liệng xuống cánh đồng. Một không gian thanh bình, thơ mộng. Tác giả như đang chìm đắm vào cảnh vật, đang ngắm nhìn, thưỏng thức nét đẹp, nét thơ của xóm thôn bao quanh phủ Thiên Trường.

5. Tác giả là một ông vua, nhưng lại có tâm hồn của một thi sĩ. Đặc biệt là thi sĩ đó lại rất yêu mến cảnh thôn quê. Điều đó cho thấy rằng nhà vua rất gần dân chúng, yêu mến cảnh thanh bình, yêu hoà bình. Giữa người có quyền lực cao nhất của đất nước và dân chúng không hề xa lạ, trái lại gần gũi, gắn bó. Đúng như Đặng Thai Mai nhận định: "Từ cung điện nhà vua qua dinh thự các quan tới làng mạc nông dân, chưa có những đường hào ngăn cách". Các vua Trần gần dân, thân dân nên đã được nhân dân ủng hộ, đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông — Nguyên.

III – HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

Khi xem tranh minh hoạ, chú ý hình ảnh những cánh cò trắng song song đậu xuống cánh đồng. Chú ý cảnh xa xa thôn xóm mờ ảo. Mặt trời đã lặn, không gian như có sương khói. Đoạn văn phải nêu bật được cảnh sắc mờ ảo, nên thơ của bức tranh đồng quê lúc hoàng hôn. Nên đặt điểm nhìn của người miêu tả từ phủ Thiên Trường nhìn ra cảnh vật.

Mai Thu

0