15/01/2018, 09:38

Bộ Giáo dục chính thức không bắt buộc giáo viên làm sáng kiến kinh nghiệm

Bộ Giáo dục chính thức không bắt buộc giáo viên làm sáng kiến kinh nghiệm Chính thức bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên Chính thức bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến kinh nghiệm cho giáo ...

Bộ Giáo dục chính thức không bắt buộc giáo viên làm sáng kiến kinh nghiệm

Chính thức bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên

. Đây là thông tin được rất nhiều thầy cô giáo quan tâm và đã chính thức được nêu ra trong Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Bộ Giáo dục sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên

Bộ trưởng Giáo dục giải thích việc thí điểm không còn viên chức giáo viên

Giáo viên 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cho nghỉ

Bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên

Quy định mới không phải có sáng kiến mới được xếp loại "hoàn thành nhiệm vụ" do Chính phủ ban hành ngày 27/7 đã tạo hành lang pháp lý gỡ bỏ "vòng kim cô" sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên.

Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị định mới này đã sửa đổi, bổ sung thời gian, tiêu chí đánh giá nhân sự.

Theo đó, ở khoản 2 điều 5 thì thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

Ở các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu quyết định” (theo quy định hiện hành là trong tháng 12).

Đáng lưu ý nhất, Nghị định 88 đã bỏ tiêu chí “Có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận” khi phân loại đánh giá viên chức (không giữ chức vụ quản lý) ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và phân loại đánh giá viên chức (không giữ chức vụ quản lý) ở mức hoàn thành nhiệm vụ.

Trả lời về việc hàng năm giáo viên phải đăng ký sáng kiến kinh nghiệm, Bộ trưởng Nhạ khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương, từ năm học tới sẽ không lấy việc đăng ký sáng kiến kinh nghiệm làm tiêu chí thi đua.

Giáo viên vui mừng vì không bắt buộc phải làm sáng kiến kinh nghiệm

Theo đó, Bộ Giáo dục chính thức không bắt buộc giáo viên làm sáng kiến kinh nghiệm.

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định.

Tại buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định ngày 12/5 vừa qua, nhiều câu hỏi về Chương trình phổ thông mới, chế độ đối với giáo viên đã được đặt ra cho Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo - Phùng Xuân Nhạ.

Trả lời về việc hàng năm giáo viên phải đăng ký sáng kiến kinh nghiệm, Bộ trưởng Nhạ khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương, từ năm học tới sẽ không lấy việc đăng ký sáng kiến kinh nghiệm làm tiêu chí thi đua.

"Thi đua là cần thiết nhưng phải hậu kiểm. Các cô thầy sáng tạo thì được thưởng, các trường chủ động phát hiện, khích lệ, tạo điều kiện. Rồi cấp Phòng, Sở, Bộ trân trọng biểu dương, ghi nhận những thầy cô có kết quả sáng tạo.

Cái cần là phải có thành tích, sáng tạo thực sự, chứ không phải bắt giáo viên đăng ký thi đua, làm sáng kiến kinh nghiệm, gây áp lực nặng nề lên giáo viên", Bộ trưởng Nhạ nói.

Năm 2016, các trường bắt đầu thực hiện theo nghị định 56 của Chính phủ về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức viên chức. Trong đó, một trong các tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì mỗi viên chức phải có ít nhất một công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được các cấp thẩm quyền công nhận.

Rất nhiều giáo viên kêu than rằng quá bất hợp lý khi đánh giá giáo viên chỉ theo tiêu chí trên. Thậm chí, việc này trở nên tồi tệ hơn khi giáo viên thừa nhận ngoài giờ lên lớp, soạn giáo án và chấm bài thì không còn thời gian đâu nghĩ ra sáng kiến này nọ nữa nên đành phải lên mạng chép về, hoặc mượn sáng kiến của các đồng nghiệp ngoài tỉnh về sửa lại đôi chút rồi nộp cho có. Rồi năm nay sáng kiến, sang năm cũng phải đóng góp sáng kiến, điều này vô hình trung tạo thêm áp lực cho giáo viên. Dù các thành tích có nhiều nhưng thiếu sáng kiến kinh nghiệm thì những thành tích khác cũng trở thành vô nghĩa.

Trước những vấn đề bất cập trên, trả lời cử tri TP Quy Nhơn hôm 15.5, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Bộ GDĐT đã chủ trương, từ năm học tới sẽ không lấy việc đăng ký sáng kiến kinh nghiệm làm tiêu chí thi đua.

"Thi đua là cần thiết nhưng phải hậu kiểm. Các cô thầy sáng tạo thì được thưởng, các trường chủ động phát hiện, khích lệ, tạo điều kiện. Rồi cấp Phòng, Sở, Bộ trân trọng biểu dương, ghi nhận những thầy cô có kết quả sáng tạo. Cái cần là phải có thành tích, sáng tạo thực sự, chứ không phải bắt giáo viên đăng ký thi đua, làm sáng kiến kinh nghiệm, gây áp lực nặng nề lên giáo viên", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

0