Bộ chỉ mục
Đôi khi chúng ta chúng ta mong muốn truy cập một tập hợp bên trong một lớp như thể bản thân lớp là một mảng. Ví dụ, giả sử chúng ta tạo một điều khiển kiểu ListBox tên là myListBox chứa một danh sách các chuỗi lưu trữ trong một mảng một chiều, một biến ...
Đôi khi chúng ta chúng ta mong muốn truy cập một tập hợp bên trong một lớp như thể bản thân lớp là một mảng. Ví dụ, giả sử chúng ta tạo một điều khiển kiểu ListBox tên là myListBox chứa một danh sách các chuỗi lưu trữ trong một mảng một chiều, một biến thành viên private myStrings. Một List Box chứa các thuộc tính thành viên và những phương thức và thêm vào đó mảng chứa các chuỗi của nó. Tuy nhiên, có thể thuận tiện hơn nếu có thể truy cập mảng ListBox với chỉ mục như thể ListBox là một mảng thật sự. Ví dụ, ta có thể truy cập đối tượng ListBox được tạo ra như sau:
string theFirstString = myListBox[0];
string theLastString = myListBox[myListBox.Length - 1];
là một cơ chế cho phép các thành phần client truy cập một tập hợp chứa bên trong một lớp bằng cách sử dụng cú pháp giống như truy cập mảng ([]). Chỉ mục là một loại thuộc tính đặc biệt và bao gồm các phương thức get() và set() để xác nhận những hành vi của chúng.
Chúng ta có thể khai báo thuộc tính chỉ mục bên trong của lớp bằng cách sử dụng cú pháp như sau:
<kiểu dữ liệu> this [<kiểu dữ liệu> <đối mục>]
{ get; set; }
Kiểu trả về được quyết định bởi kiểu của đối tượng được trả về bởi bộ chỉ mục, trong khi đó kiểu của đối mục được xác định bởi kiểu của đối mục dùng để làm chỉ số vào trong tập hợp chứa đối tượng đích. Mặc dù kiểu của chỉ mục thường dùng là các kiểu nguyên, chúng ta cũng có thể dùng chỉ mục cho tập hợp bằng các kiểu dữ liệu khác, như kiểu chuỗi. Chúng ta cũng có thể cung cấp bộ chỉ mục với nhiều tham số để tạo ra mảng đa chiều.
Từ khóa this tham chiếu đến đối tượng nơi mà chỉ mục xuất hiện. Như một thuộc tính bình thường, chúng ta cũng có thể định nghĩa phương thức get() và set() để xác định đối tượng nào trong mảng được yêu cầu truy cập hay thiết lập.
Ví dụ sau khai báo một điều khiển ListBox, tên là ListBoxTest, đối tượng này chứa một mảng đơn giản (myStrings) và một chỉ mục để truy cập nội dung của mảng.
Đối với lập trình C++, bộ chỉ mục đưa ra giống như việc nạp chồng toán tử chỉ mục ([]) trong ngôn ngữ C++. Toán tử chỉ mục không được nạp chồng trong ngôn ngữ C#,và được thay thế bởi bộ chỉ mục.Sử dụng bộ chỉ mục.
-----------------------------------------------------------------------------
namespace Programming_CSharp { using System; // tạo lớp ListBox public class ListBoxTest { // khởi tạo ListBox với một chuỗi public ListBoxTest( params string[] initialStrings) { // cấp phát không gian cho chuỗi strings = new String[256]; // copy chuỗi truyền từ tham số foreach ( string s in initialStrings) { strings[ctr++] = s; } } // thêm một chuỗi public void Add(string theString) { if (ctr >= strings.Length) { // xử lý khi chỉ mục sai } else strings[ctr++] = theString; } // thực hiện bộ truy cập public string this[int index] { get { if ( index < 0 || index >= strings.Length) { // xử lý chỉ mục sai } return strings[index]; } Set { if ( index >= ctr) { // xử lý lỗi chỉ mục không tồn tại } else strings[index] = value; // lấy số lượng chuỗi được lưu giữ public int GetNumEntries() { return ctr; } // các biến thành vịên lưu giữ mảng cho bộ chỉ mục private string[] strings; private int ctr = 0; } // lớp thực thi public class Tester { static void Main() { // tạo một đối tượng ListBox mới và khởi tạo ListBoxTest lbt = new ListBoxTest("Hello","World"); // thêm một số chuỗi vào lbt lbt.Add("Who"); lbt.Add("is"); lbt.Add("Ngoc"); lbt.Add("Mun"); // dùng bộ chỉ mục string strTest = "Universe"; lbt[1] = strTest; // truy cập và xuất tất cả các chuỗi for(int i = 0; i < lbt.GetNumEntries(); i++) { Console.WriteLine("lbt[{0}]: {1}", i, lbt[i]); } } } }
-----------------------------------------------------------------------------
Kết quả:
lbt[0]: Hello
lbt[1]: Universe
lbt[2]: Who
lbt[3]: is
lbt[4]: Ngoc
lbt[5]: Mun
-----------------------------------------------------------------------------
Trong chương trình trên, đối tượng ListBox lưu giữ một mảng các chuỗi myStrings và một biến thành viên ctr đếm số chuỗi được chứa trong mảng myStrings.
Chúng ta khởi tạo một mảng tối đa 256 chuỗi như sau:
myStrings = new String[256];
Phần còn lại của bộ khởi dựng là thêm các chuỗi được truyền vào tham số, và đơn giản dùng lệnh lặp foreach để lấy từng thành phần trong mảng tham số đưa vào myStrings
Ghi chú: Nếu chúng ta không biết số lượng bao nhiêu tham số được truyền vào phương thức, chúng ta sử dụng từ khóa params như đã mô tả trong phần trước của chương.
Phương thức Add() của ListBoxTest không làm gì khác hơn là thêm một chuỗi mới vào bên trong mảng myStrings.
Tuy nhiên phương thức quan trọng của ListBoxTest là bộ chỉ mục. Một bộ chỉ mục thì không có tên nên ta dùng từ khóa this:
public string this [int index]
Cú pháp của bộ chỉ mục cũng tương tự như những thuộc tính. Chúng có thể có phương thức get() hay set() hay cả hai phương thức. Phương thức get() được thực thi đầu tiên bằng cách kiểm tra giá trị biên của chỉ mục và giả sử chỉ mục đòi hỏi hợp lệ, thì phương thức trả về giá trị đòi hỏi:
get { if (index < 0 || index >= myStrings.Length) { // xử lý chỉ mục sai } return myStrings[index]; }
Đối với phương thức set() thì đầu tiên nó sẽ kiểm trả xem chỉ mục của đối tượng cần lấy có vượt quá số lượng của các đối tượng trong mảng hay không. Nếu giá trị chỉ mục hợp lệ tức là tồn tại một đối tượng có chỉ mục tương đương, phương thức sẽ bắt đầu thiết lập lại giá trị của đối tượng này. Từ khóa value được sử dụng để tham chiếu đến tham số đưa vào trong phép gán của thuộc tính:
set { if ( index >= ctr) { // chỉ mục không tồn tại } }
Do vậy, nếu chúng ta viết:
myStrings[10] = "Hello C#";
trình biên dịch sẽ gọi phương thức set() của bộ chỉ mục trên đối tượng và truyền vào một chuỗi “Hello C#” như là một tham số ngầm định tên là value.
Trong ví dụ 9.9, chúng ta không thể gán đến một chỉ mục nếu nó không có giá trị. Do đó, nếu chúng ta viết:
lbt[10] = "ah!";
Chúng ta có thể viết điều kiện ràng buộc bên trong phương thức set(), lưu ý rằng chỉ mục mà chúng ta truyền vào là 10 lớn hơn bộ đếm số đối tượng hiện thời là 6.
Dĩ nhiên, chúng ta có thể sử dụng phương thức set() cho phép gán, đơn giản là phải xử lý những chỉ mục mà ta nhận được. Để làm được điều này, chúng ta phải thay đổi phương thức set() để kiểm tra giá trị Length của bộ đệm hơn là giá trị hiện thời của bộ đếm số đối tượng.
Nếu một giá trị được nhập vào cho chỉ mục chưa có giá trị, chúng ta có thể cập nhật bộ đếm như sau:
set { if ( index >= strings.Length) { // chỉ mục vượt quá số tối đa của mảng } else { strings[index] = value; if ( ctr < index+1) ctr = index+1; } }
Điều này có thể cho phép chúng ta tạo một mảng phân mảng các giá trị, khi đó ta có thể gán cho đối tượng có chỉ mục thứ 10 mà không cần phải có phép gán với đối tượng trước có chỉ mục là 9. Điều này hoàn toàn thực hiện tốt vì ban đầu chúng ta đã cấp phát mảng 256 các phần tử. Do đó chỉ cần truy cập đến đối tượng có chỉ mục từ 0 đến 255 là hợp lệ. Khi đó ta có thể viết:
lbt[10] = “ah!”;
Kết quả thực hiện tương tự như sau:
lbt[0]: Hello
lbt[1]: Universe
lbt[2]: Who
lbt[3]: is
lbt[4]: Ngoc
lbt[5]: Mun lbt[6]:
lbt[7]: lbt[8]:
lbt[9]:
lbt[10]: “ah!”
Ngôn ngữ C# không đòi hỏi chúng ta phải sử dụng giá trị nguyên làm chỉ mục trong một tập hợp. Khi chúng ta tạo một lớp có chứa một tập hợp và tạo một bộ chỉ mục, bộ chỉ mục này có thể sử dụng kiểu chuỗi làm chỉ mục hay những kiểu dữ liệu khác ngoài kiểu số nguyên thường dùng.
Trong trường hợp lớp ListBox trên, chúng ta muốn dùng giá trị chuỗi làm chỉ mục cho mảng string. Ví dụ sau sử dụng chuỗi làm chỉ mục cho lớp ListBox. gọi phương thức findString() để lấy một giá trị trả về là một số nguyên dựa trên chuỗi được cung cấp. Lưu ý rằng ở đây bộ chỉ mục được nạp chồng và bộ chỉ mục từ ví dụ trước vẫn còn tồn tại.
Nạp chồng chỉ mục.
-----------------------------------------------------------------------------
namespace Programming_CSharp
{
using System;
// tạo lớp List Box
public class ListBoxTest
{
// khởi tạo với những chuỗi
public ListBoxTest(params string[] initialStrings)
{
// cấp phát chuỗi
strings = new String[256];
// copy các chuỗi truyền vào
foreach( string s in initialStrings)
{
strings[ctr++] = s;
}
}
// thêm một chuỗi vào cuối danh sách
public void Add( string theString)
{
strings[ctr] = theString;
ctr++;
}
// bộ chỉ mục
public string this [ int index ]
{
get
{
if (index < 0 || index >= strings.Length)
{
// chỉ mục không hợp lệ
}
}
set
{
strings[index] = value;
}
private int findString( string searchString)
{
for(int i = 0; i < strings.Length; i++)
{
if ( strings[i].StartsWith(searchString))
{
return i;
}
}
return -1;
}
// bộ chỉ mục dùng chuỗi
public string this [string index]
{
get
{
if (index.Length == 0)
{
/ /xử lý khi chuỗi rỗng
}
return this[findString(index)];
}
set
{
strings[findString(index)] = value;
}
}
//lấy số chuỗi trong mảng
public int GetNumEntries()
{
return ctr;
}
// biến thành viên lưu giữ mảng các chuỗi
private string[] strings;
// biến thành viên lưu giữa số chuỗi trong mảng
private int ctr = 0;
}
public class Tester
{
static void Main()
{
// tạo đối tượng List Box và sau đó khởi tạo
ListBoxTest lbt = new ListBoxTest("Hello","World");
// thêm các chuỗi vào
lbt.Add("Who");
lbt.Add("is");
lbt.Add("Ngoc");
lbt.Add("Mun");
// truy cập bộ chỉ mục string
str = "Universe"; lbt[1] = str;
lbt["Hell"] = "Hi";
//lbt["xyzt"] = "error!";
// lấy tất cả các chuỗi ra
for(int i = 0; i < lbt.GetNumEntries();i++)
{
Console.WriteLine("lbt[{0}] = {1}", i, lbt[i]);
}
}
}
}
-----------------------------------------------------------------------------
Kết quả:
lbt[0]: Hi
lbt[1]: Universe
lbt[2]: Who
lbt[3]: is
lbt[4]: Ngoc
lbt[5]: Mun
-----------------------------------------------------------------------------
Ví dụ trên thì tương tự như ví dụ trước ngoại trừ việc thêm vào một chỉ mục được nạp chồng lấy tham số chỉ mục là chuỗi và phương thức findString() tạo ra để lấy chỉ mục nguyên từ chuỗi.
Phương thức findString() đơn giản là lặp mảng strings cho đến khi nào tìm được chuỗi có ký tự đầu tiên trùng với ký tự đầu tiên của chụổi tham số. Nếu tìm thấy thì trả về chỉ mục của chuỗi, trường hợp ngược lại trả về -1.
Như chúng ta thấy trong hàm Main(), lệnh truy cập chỉ mục thứ hai dùng chuỗi làm tham số chỉ mục, như đã làm với số nguyên trước:
lbt["hell"] = "Hi";
Khi đó nạp chồng chỉ mục sẽ được gọi, sau khi kiểm tra chuỗi hợp lệ tức là không rỗng, chuỗi này sẽ được truyền vào cho phương thức findString(), kết quả findString() trả về là một chỉ mục nguyên, số nguyên này sẽ được sử dụng làm chỉ mục:
return this[ findString(index)];
Ví dụ trên tồn tại lỗi khi một chuỗi truyền vào không phù hợp với bất cứ chuỗi nào trong mảng, khi đó giá trị trả về là –1. Sau đó giá trị này được dùng làm chỉ mục vào chuỗi mảng strings. Điều này sẽ tạo ra một ngoại lệ (System.NullReferenceException). Trường hợp này xảy ra khi chúng ta bỏ đấu comment của lệnh:
lbt["xyzt"] = "error!";
Các trường hợp phát sinh lỗi này cần phải được loại bỏ, đây có thể là bài tập cho chúng ta làm thêm và việc này hết sức cần thiết.