Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học hữu cơ có đáp án là tài liệu tham khảo hay môn Hóa học được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Mời quý thầy cô giáo và các em ...
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ
là tài liệu tham khảo hay môn Hóa học được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông.
Danh pháp các hợp chất hữu cơ
Bài tập lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon
A. với hiđro.
B. với oxi.
C. với hiđro, oxi và nhiều nguyên tố khác.
D. trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua,...
2. Theo thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ được chia thành
A. hiđrocacbon và các chất không phải hiđrocacbon.
B. hiđrocacbon và các hợp chất chứa oxi.
C. hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
D. hiđrocacbon và các hợp chất có nhóm chức.
3. Trong thành phần phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có
A. nguyên tố cacbon và hiđro.
B. nguyên tố cacbon.
C. nguyên tố cacbon, hiđro và oxi.
D. nguyên tố cacbon và nitơ.
4. Các chất hữu cơ có điểm nào sau đây chung?
A. Tan tốt trong nước.
B. Bền với nhiệt.
C. Khả năng phản ứng cao.
D. Dễ bay hơi.
5. Liên kết hoá học trong phân tử chất hữu cơ
A. chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
B. chủ yếu là liên kết ion.
C. chủ yếu là liên kết cho nhận.
D. chỉ gồm các liên kết cộng hoá trị.
6. Các chất hữu cơ có điểm chung là
A. phân tử luôn có cacbon, hiđro và oxi.
B. nhiệt độ nóng chảy cao.
C. khả năng phản ứng cao.
D. phân tử luôn có cacbon.
7. Phản ứng hoá học của các chất hữu cơ thường
A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
D. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm đồng phân của nhau.
8. Các chất hữu cơ có điểm chung là
A. phân tử luôn có cacbon, hiđro và oxi.
B. nhiệt độ nóng chảy cao.
C. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định.
D. phân tử luôn có cacbon, nitơ và hiđro.
9. Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.
B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCOOH, CH3Br, CH3CH2OH.
C. FeCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCl, CH3Br, CH3CH2Br.
D. Hg2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCl, Na2SO4, CH3CH2Br.
10. Mục đích của phân tích định tính là
A. tìm công thức phân tử của chất hữu cơ.
B. tìm công thức đơn giản nhất của chất hữu cơ.
C. xác định phân tử khối của chất hữu cơ.
D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.
11. Mục đích của phân tích định lượng là
A. tìm công thức phân tử của chất hữu cơ.
B. xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.
C. xác định phân tử khối của chất hữu cơ.
D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.
12. Công thức đơn giản nhất cho biết
A. số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
B. tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. phân tử khối của chất hữu cơ.
D. thứ tự liên kết giữâ các nguyên tử trong phân tử.
13. Công thức phân tử cho biết
A. số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
B. tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. phân tử Khối của chất hữu cơ.
D. thứ tự liên kết giữâ các nguyên tử trong phân tử.
14. Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ:
A. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.
C. Phân tử chất X chỉ có các nguyên tố C, H.
D. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O.
15. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Các chất có cùng công thức đơn giản nhất sẽ có cùng công thức phân tử.
B. Nhiều chất khác nhau có công thức đơn giản nhất giống nhau.
C. Các chất khác nhau có thể có cùng công thức đơn giản nhất nhưng sẽ có công thức phân tử khác nhau.
D. Các chất đồng phân của nhau sẽ có công thức đơn giản nhất khác nhau.
16. Hai chất CH3COOH và HCOOCH3 khác nhau về
A. công thức phân tử. B. công thức cấu tạo.
C. loại liên kết hoá học. D. số nguyên tử hiđro.
17. Hai chất CH3COOH và HCOOCH3 giống nhau về
A. công thức phân tử. B. công thức cấu tạo.
C. loại nhóm chức. D. mạch cacbon.
18. Hai chất CH3COOH và CH2=CHCH2COOH giống nhau về
A. công thức phân tử. B. công thức cấu tạo.
C. loại liên kết hoá học. D. loại nhóm chức.
19. Hai chất CH3COOH và CH3CH2CH2COOH khác nhau về
A. công thức phân tử. B. loại nhóm chức.
C. loại liên kết hoá học. D. loại mạch cacbon.
20. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch
A. thẳng có nhánh, thẳng không nhánh hoặc mạch vòng.
B. hở (không nhánh, có nhánh) hoặc mạch vòng.
C. thẳng hoặc mạch vòng.
D. mạch vòng hoặc mạch không vòng, có nhánh.
21. Đồng đẳng là hiện tượng các chất
A. Có công thức phân tử khác nhau một số nhóm CH2, nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau do chúng có cấu tạo hoá học giống nhau.
B. Có cùng công thức phân tử và có tính chất hoá học tương tự nhau do chúng có cấu tạo hoá học giống nhau.
C. Có công thức phân tử khác nhau một số nhóm CH2, có tính chất hoá học khác nhau mặc dù chúng có cấu tạo hoá học giống nhau.
D. có công thức phân tử khác nhau một số nhóm CH2, nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau mặc dù chúng có cấu tạo hoá học không giống nhau.
22. Các chất CH3COOH và CH3CH2CH2COOH là
A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau.
C. đồng dạng của nhau. D. đồng hình của nhau.
23. Đồng phân là hiện tượng các hợp chất khác nhau
A. có công thức phân tử khác nhau nhưng có tính chất giống nhau.
B. có cùng công thức phân tử.
C. có công thức cấu tạo khác nhau, có tính chất giống nhau.
D. có công thức phân tử khác nhau và có công thức cấu tạo khác nhau.
24. Các chất CH3CH(CH3)COOH và CH3CH2CH2COOH là
A. đồng phân nhóm chức của nhau.
B. đồng đẳng của nhau.
C. đồng dạng của nhau.
D. đồng phân cùng chức, khác nhau về mạch cacbon.
.......
II. HIĐROCACBON
ANKAN
1. Ankan là hiđrocacbon trong phân tử có
A. liên kết đơn C–C dạng mạch hở và C–H.
B. liên kết đơn C–C dạng mạch hở hoặc mạch vòng.
C. liên kết đôi cacbon –cacbon.
D. liên kết ba cacbon –cacbon.
2. Hiđrocacbon no là những hiđrocacbon
A. trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
B. trong phân tử chỉ có một liên kết đôi.
C. trong phân tử có một vòng no.
D. trong phân tử có ít nhất một liên kết đôi.
3. Ankan là hiđrocacbon có công thức phân tử dạng
A. CnH2n. B. CnH2n+2.
C. CnH2n–2. D. CnH2n–6.
4. Ankan có đồng phân cấu tạo
A. mạch cacbon không nhánh và mạch cacbon có nhánh.
B. mạch vòng và không vòng.
C. khác nhau về vị trí liên kết đôi.
D. mạch vòng và mạch hở.
5. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6. B. C3H8 . C. C4H10. D. C5H12.
6. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 82,76%. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6. B. C3H8 . C. C4H10. D. C5H12.
7. Theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử, phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan
A. không đổi. B. giảm dần.
C. tăng dần. D. biến đổi không theo quy luật.
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.