Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 . Đề thi ...
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
. Đề thi gồm có 3 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 90 phút. Ở câu hỏi làm văn đề thi yêu cầu thi sinh làm bài văn nghị luận kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả về vấn đề hãy nói không với các tệ nạn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Tam Hưng, Thanh Oai năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS TT Phú Hòa, Thoại Sơn năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Cửa Nam, Nghệ An năm 2014 - 2015
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
b) Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được dùng để làm gì?
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
(Khi con tu hú - Tố Hữu )
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài "Ngắm trăng' của Hồ Chí Minh
b) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào?
c) Nêu ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Câu 3 (5,0 điểm)
Hãy nói "không" với các tệ nạn.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1
a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ..., hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
b. HS xác định được các kiểu câu phân theo mục đích nói và chức năng
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Câu cảm thán, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc cuả người viết.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Câu nghi vấn, dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 2
a. Chép nguyên văn phần dịch thơ bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Viết sai 2 lỗi chính tả: Trừ 0,25 điểm
b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Thuộc tập thơ: Nhật kí trong tù
c. Ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật:
- Ý nghĩa tư tưởng: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.
- Nghệ thuật: Thơ tứ tuyệt gỉản dị. hàm súc, phép đối, phép nhân hoá.
* Lưu ý: HS trình bày thành đoạn văn. Nếu gạch ý thì trừ 0,25 điểm.
Câu 3
* Yêu cầu về hình thức:
- Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả)
- Nội dung: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
- Phạm vi: Trong thực tế cuộc sống
- Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn giàu hình ảnh; diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch đẹp...
1. Mở bài
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: Cờ bạc, hút thuốc lá, ma tuý....
b. Tại sao phải nói "không" với tệ nạn?
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp... Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
c. Tác hại cụ thể:
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: Ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
d. Giải pháp:
- Từ những tệ nạn trên, bản thân mỗi người phải có ý chí, nghị lực trước sự cám dỗ của các tệ nạn
- Xã hội và đặc biệt các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm các em học sinh nhiều hơn - Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại khôn lường của các tệ nạn
- Tham gia vào các hoạt động phòng, chống tội phạm, góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đã từng mắc lỗi.
- Chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi các tệ nạn, vì một xã hội phát triển thì không có những tệ nạn đó tồn tại, học sinh là những trụ cột đất nước sau này, đừng xa vào tệ nạn trước hết là làm hại chính mình, sau nữa là gay nguy hại cho đất nước.
3. Kết bài
- Tránh xa tệ nạn xã hội là cách tự bảo vệ bản thân vừa là cách khẳng định nhân cách, đạo đức của mình, góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh, trong sạch, lành mạnh.
- Liên hệ bản thân