14/01/2018, 19:37

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2013 - 2014 trường THCS Đáp Cầu, Bắc Ninh

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2013 - 2014 trường THCS Đáp Cầu, Bắc Ninh Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 môn Văn có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 có kèm theo đáp án ...

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2013 - 2014 trường THCS Đáp Cầu, Bắc Ninh

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6

 có kèm theo đáp án là tài liệu tham khảo môn Văn lớp 6 giúp các bạn tự tổng hợp kiến thức Ngữ văn, ôn thi học sinh giỏi môn Văn, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 6 THCS. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Sông Lô, Vĩnh Phúc

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Thủy Nguyên, Hải Phòng năm học 2015 - 2016

PHÒNG GD & ĐT BẮC NINH 

TRƯỜNG THCS ĐÁP CẦU

ĐỀ THI CHỌN HSG  

Năm học 2013-2014

Môn thi: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Câu I: (3 điểm)

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn:

"Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm."

(Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008)

a. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Ghi lại mỗi câu thành một dòng độc lập.

b. Căn cứ vào dấu câu và dựa vào phân loại câu theo mục đích nói thì mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?

Câu II: (3 điểm)

Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa?

Câu III. (6 điểm)

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

(Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu IV: (8 điểm)

Từ những cuộc vận động "ủng hộ đồng bào bị lũ lụt", "Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam", "ủng hộ nhân dân Nhật Bản"... và những chương trình truyền hình "Trái tim cho em", "Thắp sáng ước mơ". Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình bằng bài văn ngắn với nội dung: Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6

Câu I: (3 điểm)

a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu. Đó là:

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Câu kể)

Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: (Câu kể)

- Hức! (Câu cảm)

Thông ngách sang nhà ta? (Câu hỏi)

Dễ nghe nhỉ! (Câu cảm)

Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Câu kể)

Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Câu cầu khiến)

Đào tổ nông thì cho chết! (Câu cảm)

Tôi về, không một chút bận tâm." (Câu kể)

Nêu được 9 câu và ghi đầy đủ 9 câu riêng biệt (0.75 điểm)

b. Học sinh phân loại cứ đúng 3 câu cho 0.75 điểm. Các trường hợp còn lại, GV tự cho các mức điểm phù hợp trong khung điểm quy định của câu.

Câu II: (3 điểm)

a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.

  • Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. (1 điểm)
  • Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương. (0,5 điểm)

b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài. (1 điểm)

- Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì "trời mưa lâm thâm" nên không thể có "sương phủ bạc". (0,5 điểm)

Câu III. (6 điểm) Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên...

Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.

Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:

  • Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. (1 điểm)
  • Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: (1 điểm)

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"

  • Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: (1 điểm)

"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

  • Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: (1 điểm)

"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"

  • Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam... (2 điểm)

Câu IV. (8 điểm)

Lưu ý: Đây là đề mở, vì vậy học sinh có thể nêu cảm nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:

1. Yêu cầu về kỹ năng trình bày: Đảm bảo một bài văn phát biểu cảm nghĩ có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giàu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. (1 điểm)

2. Yêu cầu về kiến thức:

  • Nêu cảm nghĩ chung: Nội dung của các chương trình truyền hình và và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện tinh thần yêu thương, đùm bọc, tinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân ta. (1 điểm)
  • Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện mối quan tâm giữa người với người trong cuộc sống. (1 điểm)
  • Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho những ai được nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn, bù đắp cho họ những gì còn thiếu hụt, mất mát. (1 điểm)
  • Sẻ chia và tình yêu thương không chỉ đem lại hạnh phúc cho người khác mà còn là đem lại hạnh phúc cho chính người cho. Cho đi là để nhận lại những tấm lòng. (1 điểm)
  • Như vậy: Sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. (1 điểm)
  • Phê phán: Thói thờ ơ, vô cảm trước những rủi ro, bất hạnh, mất mát, đau thương của người khác. (1 điểm)
  • Liên hệ: Với bản thân, với các hoạt động tập thể của lớp, của trường... trong các phong trào nói trên. (1 điểm)

Lưu ý chung: Khuyến khích những bài có ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có tính thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.

0