Bộ 3 Thi kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 8 khá hay
Bộ 3 Thi kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 8 khá hay Tham khảo bộ 3 đề kiểm tra giữa kì 2 môn Vật Lý lớp 8 năm 2015 – 2016 của TP Hồ Chí Minh: Quận 3, Quận Tân Phú, Bình Tân Đề kiểm tra giữa học kì 2 Môn: Vật Lý – lớp 8 Năm học 2015 – 2016 (Thời gian làm bài 60 phút) Đề số 1 : ...
Bộ 3 Thi kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 8 khá hay
Tham khảo bộ 3 đề kiểm tra giữa kì 2 môn Vật Lý lớp 8 năm 2015 – 2016 của TP Hồ Chí Minh: Quận 3, Quận Tân Phú, Bình Tân
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Môn: Vật Lý – lớp 8
Năm học 2015 – 2016
(Thời gian làm bài 60 phút)
Đề số 1 : QUẬN 3
Câu 1:
a) Khi nào lực tác dụng lên vật thực hiện được công?
b) Cho ví dụ trường hợp trọng lực tác dụng lên vật chuyển động thực hiện công và trường hợp không thực hiện công?
Câu 2:
a) Phát biểu định luật về công?
b) Dùng ròng rọc cố định, ròng rọc động để đưa một vật lên cao ta được lợi gì hoặc có tác dụng gì?
Câu 3: Thế nào là nhiệt năng của 1 vật? Có thể thay đổi nhiệt năng của 1 vật bằng cách nào?
Câu 4:
a) Kể tên các hình thức truyền nhiệt?
b) Trong các chất rắn, lỏng, khí và trong chân không có các hình thức truyền nhiệt nào?
Câu 5: Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m để đưa một vật khối lượng 50kg lên cao 0,8m.
a) Tính công có ích và tính lực kéo vật khi bỏ qua ma sát.
b) Thực tế do có ma sát nên người này phải kéo vật lên với lực kéo 120N. Tính công thực hiện để thắng ma sát.
Câu 6: Một nồi bằng nhôm khối lượng 400g chứa nước ở 200C. Để đun sôi nồi nước lên, cần cung cấp nhiệt lượng 1708160J. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK, của nước là 4200J/kgK.
a) Tính nhiệt lượng nồi nhôm thu vào.
b) Tính lượng nước trong nồi.
ĐỀ SỐ 2: QUẬN TÂN PHÚ
Câu 1: Phát biểu định luật về công?
Câu 2: Một người kéo 1 vật nặng trọng lượng 20N lên cao nhờ 1 ròng rọc động. Nếu người đó kéo vật lên 1 đoạn 0,3m thì lực kéo cần tác dụng là bao nhiêu? Vật nặng lên cao bao nhiêu?
Câu 3: Xem hình sau:
a. Tại vị trí nào thế năng trọng trường lớn nhất, nhỏ nhất?
b. Tại vị trí nào động năng lớn nhất, nhỏ nhất?
Câu 4: Có mấy hình thức truyền nhiệt? Kể tên.
Câu 5: Vì sao đi ngoài trời nắng, mặc quần áo màu sẫm ta cảm thấy nóng bức hơn mặc quần áo màu sáng?
Câu 6: Cấu tạo của bình thủy gồm 2 phần: vỏ và ruột. Ruột của bình thủy là bình thủy tinh gồm 2 lớp, giữa 2 lớp là chân không để ngăn cản hình thức truyền nhiệt nào? Mặt trong của bình thủy được tráng bạc để ngăn cản hình thức truyền nhiệt nào? Phía trên bình thủy có nút đậy để ngăn cản hình thức truyền nhiệt nào?
Câu 7: Soda là 1 thức uống được các bạn trẻ yêu thích. Đổ soda vào ly siro, do soda nhẹ hơn nên nổi lên trên và giữa 2 chất có mặt phân cách. Sau 1 thời gian, mặt phân cách này mờ dần và 2 chất hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này được gọi là gì? Nếu ta để li này vào ngăn lạnh thì hiện tượng xảy ra nhanh hay chậm hơn? Vì sao?
Câu 8: Băng tải là 1 ứng dụng của mặt phẳng nghiêng. Một vật có khối lượng 15kg đặt trên băng tải có độ dài 10,5m, chiều cao là 3,5m.
a. Tính công để kéo vật lên.
b. Tính độ lớn của lực kéo đó.
c. Băng tải nâng vật lên trong 1 thời gian là 30 giây. Tính công suất lực kéo của băng tải.
ĐỀ SỐ 3: QUẬN BÌNH TÂN
Câu 1:
a. Công suất là gì? Công thức tính công suất?
b. Nói công suất của một máy bơm là 735W có nghĩa là gì?
Câu 2:
a. Nhiệt năng của một vật là gì?
b. Thả 1 chiếc muỗng kim loại đã được nung nóng vào ly nước lạnh. Hỏi:
– Nhiệt năng của muỗng và của nước thay đổi như thế nào?
– Ta đã dùng cách nào để thay đổi nhiệt năng của những vật trên?
Câu 3: Phát biểu định luật về công.
Câu 4: Khi thời tiết lạnh, ta mặc nhiều áo mỏng hay mặc một áo dày thì giữ cho cơ thể ấm hơn? Giải thích?
Câu 5: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng m1 = 300g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ t1 = 300C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK, của nước là 4200J/kgK.
Câu 6: Một ô tô có lực kéo của động cơ là 1500N di chuyển trên quãng đường dài 8km, trong thời gian 20 phút. Tính:
a. Công của động cơ thực hiện.
b. Công suất của động cơ.
Câu 7: Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước thành điện năng. Nước được tụ lại tại các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn, năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua bin nước, tua bin nước được nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện rất quan trọng, có rất nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng như: nhà máy thủy điện Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ…
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Động năng làm quay tua bin được chuyển hóa từ dạng cơ năng nào của dòng nước?
b. Thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng tuy nhiên thủy điện vẫn còn nhiều hạn chế, em hãy nêu các hạn chế đó.