Bình luận ý kiến: “Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn” (Ra-bơ-le – Rabelais)
Bình luận ý kiến: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn" (Ra-bơ-le – Rabelais) I. MỞ BÀI – Nhân loại như một con người sống mãi và càng ngày càng mở rộng tri thức, nhất là tri thức khoa học, đời sống. Khoa học đã giúp cho loài người ...
Bình luận ý kiến: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn" (Ra-bơ-le – Rabelais)
I. MỞ BÀI
– Nhân loại như một con người sống mãi và càng ngày càng mở rộng tri thức, nhất là tri thức khoa học, đời sống. Khoa học đã giúp cho loài người đạt đến trình độ văn minh như ngày nay. Đó là điều khẳng định.
– Nhưng ngay từ thế kỉ XVI, một nhà văn, nhà tư tưởng nhân văn chủ nghĩa đã lên tiếng cảnh giác:
"Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn" (Ra-bơ-le).
II. THÂN BÀI
A. GIẢI THÍCH
1. Khoa học ở thế kỉ XVI có nghĩa là tri thức thuộc mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực văn chương, triết học. Từ đó, câu nói có ý nghĩa: người học nhiều, biết rộng mà không có lương tâm hướng dẫn tư tưởng, hành động sẽ sa dần đến chỗ băng hoại tâm hồn.
2. Khoa học (thực nghiệm) ngày nay là môn học có hệ thống nhằm khám phá ra những định luật, giải thích các hiện tượng, sự vật, là cơ sở của những sáng chế kĩ thuật.
3. Đạo đức là nền gốc của khoa học vì đạo đức hướng những phát minh khoa học vào mục đích tốt đẹp, phục vụ đời sống con người. Nếu không có ý thức đạo đức soi rọi, khoa học sẽ trở thành phương tiện thỏa mãn những tham vọng ích kỉ, đen tối của một số người và cuối cùng có thể đẩy nhân loại đến chỗ tàn rụi, diệt vong.
B. BÌNH
1. Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất, giá trị câu nói của Ra-bơ-le được khẳng định.
Những kẻ có học thức mà thiếu ý thức đạo đức thường trở nên kiêu căng ích kỉ, thamlam, hành động sai lệch, đưa đến sự sa đọa về tinh thần. Họ có thể sử dụng học thức của mình để thỏa mãn những dục vọng thấp hèn.
Trần ích Tắc trong vương tộc nhà Trần, học cao hiểu rộng, nhưng phản bội lại đất nước, phản lạidòng họ chỉ vì tham ngôi vị An Nam quốc vương mà giặc hứa sẽ ban cho.
2. Nếu hiểu theo nghĩa thứ hai, câu nói càng có giá trị.
Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ sẽ dần giải phóng sức lao động cho con người. Nhưng một số thế lực của các nước tư bản lợi dụng kĩ thuật, cơ khi để bóc lột sức lao động của công nhân một cách tinh vi. Trong một số nhà máy, thợ thuyền biến thành một loại mấy móc khô cằn trong dây chuyền sản xuất.
Ngồi giữa máy móc, lúc nào cũng tính toán lợi nhuận, con người ngày càng trở nên ích kỉ, thậm chí khô cạn lòng nhân ái vốn là một nhân tốchủ yếu của đạo đức con người.
Từ giữa thế kỉ XX, những phát minh về nguyên tử, hạt nhân, thay vì nâng cao đời sống vật chất cho loài người, lại dẫn đến việc chế tạo những loại vũ khí giết người hàng loạt. Thật đúng như lời cảnh báo của Ra-bơ-le: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn rụi của tâm hồn".
C. LUẬN
1. Nhân loại cũng đã nhận rõ những hiểm họa của khoa học không có lương tâm. Cho nên, trước tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, nhất là việc ứng dụng khoa học vào lĩnh vực chiến tranh, các nhà tư tưởng, những đoàn thể ưa chuộng hòa bình, những tổ chức quốc tế đấu tranh bảo vệ con người trên hành tinh của chúng ta đã kêu gọi lương tâm con người, nhất là các trung tâm quyền lực hãy cố gắng ngăn chặn sự phát triển khoa học theo hướng xấu. Găng-đi – nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ – đã từng kêu gọi nhân loại hãy đấu tranh vì hòa bình của chính loài người. G. G. Mác-két, trong Thanh gươm Đa-mô-clét, vào tháng 8 — 1986, đã cảnh báo nguy cơ tàn khốc của chiến tranh hạt nhân:… tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa…, làm biến hết thảy… mười hai lẫn mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
2. Con người đang dần dần chinh phục thiên nhiên. Ngày nay, những phi thuyền không gian đổ bộ lên mặt trăng, sao hoả và những hành tinh khác để tìm cách làm chủ vũ trụ, toàn là nhờ ở khoa học. Nhưng điều quan trọng nhất là con người phải luôn luônsoi sáng tâm hồn mình, đừng sử dụng khoa học như một công cụ giúp nhân loại thoát khỏi nạn nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh. Khoa học có lương tâm được phát triển không ngừng sẽ giúp con người đạt tới một cuộc sống tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần.
III. KẾT BÀI
Lịch sử phát triển của loài người ghi nhận sự tiến bộ không ngừng của tri thức con người, nhất là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học từ mấy thế kỉ nay. Nhưng trong lĩnh vực đạo đức, con người dường như giẫm chân một chỗ, tiến về trí mà không tiến về tâm.
Cần khắc phục sự mất quân bình này đểkhoa học luôn luôn là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển nền văn minh vật chất lần tinh thần của nhân loại.