Lútvích Phoiơbắc (1804 – 1872)
Lútvích Phoiơbắc (Ludwig FeuerBach), nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác. Ông sinh năm 1804 trong gia đình một luật sư nổi tiếng ở Đức. Ông đã theo học ở trưòng đại học tổng hợp Béclin, tham gia phái Hêghen trẻ. Về sau ông tách ...
Lútvích Phoiơbắc (Ludwig FeuerBach), nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác. Ông sinh năm 1804 trong gia đình một luật sư nổi tiếng ở Đức. Ông đã theo học ở trưòng đại học tổng hợp Béclin, tham gia phái Hêghen trẻ. Về sau ông tách khỏi phái này, trở thành người phê phán Hêghen, xây dựng hệ thống triết học duy vật của mình. Các tác phẩm triết học lớn của ông là Những nguyên lý của triết học tương lai (1843), về bản chất đạo Cơ đốc V.V..
a, Sự phê phán triết học Hêghen. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc
Ban đầu chịu ảnh hưởng lớn của triết học Hêghen, Phoiơbắc tham gia phái Hêghen trẻ tin rằng tôn giáo, các khái niệm của tinh thần tuyệt đối thống trị thế giới hiện thực thời đó. Nhưng nếu như những người theo phái Hêghen già ủng hộ sự thống trị đó, thì những người theo phái Hêghen trẻ, ngược lại, chống lại sự thống trị trên, coi chúng là những xiềng xích thực sự trói buộc con người. Về sau, do ảnh hưởng của các nhà triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII và sự phát triển thực tiễn xã hội và khoa học đầu thế kỷ XIX. Phoiđbắc ngày càng ngả sang lập trường duy vật, nhận thấy những hạn chế của hệ thống Hêghen, và quay sang phê phán người thầy của mình. Hạn chế cơ bản nhất của triết học Hêghen, theo ông, là ở tính duy tâm của nó trong việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới, tinh thần và vật chất, coi toàn bộ thế giới hiện thực chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như một lực lượng siêu nhiên. "Triết học Hêghen là chỗ ẩn náu cuối cùng, chỗ dựa hợp lý cuối cùng của thần học…. Mối quan hệ thực sự giữa tư duy và tồn tại như sau: tồn tại – chủ ngữ, tư duy – vị ngữ.
Đối lập với Hêghen, Phoiơbắc cho rằng con ngưòi không phải là nô lệ của thượng đế hay tinh thần tuyệt đối, mà là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển của tự nhiên. Con người là cái cao quý nhất mà tạo hóa có được, vì vậy, nhận thức con người là nền tảng và chìa khóa để nhận thức thế giới. Chỉ có thể giải quyết vấn đề cơ bản của triết học về quan hệ tinh thần và vật chất trên cơ sở nhận thức con người. Bản thân những con người cụ thể là bằng chứng hùng hồn về sự thống nhất giữa vật chất (cơ thể con người) và tinh thần (tức tư duy con người), trong đó cơ thể là nền tảng của lý tính". Sự thống nhất giữa chúng, theo Phoiơbắc, là sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, giải phẫu và sinh lý. Tư duy và ý thức của con người chỉ là chức năng và thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Từ đây, Phoiơbắc biến vấn đề cơ bản của triết học thành vấn đề quan hệ giữa các ngành khoa học nghiên cứu giải phẫu và sinh lý, cấu trúc và chức năng, ông thay thế các vấn đề triết học thành các vấn đề khoa học tự nhiên, và khẳng định chỉ có thể giải quyết được vấn đề quan hệ tinh thần và vật chất trong nhân bản học. Và với ông, "chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học hay tâm lý học. Chân lý chỉ là nhân bản học", tức học thuyết về con người.
Nhưng con người là gì? Đó là những con người bằng xương bằng thịt đang sống và làm việc, là chính bản thân chúng ta chứ không phải là con người trong trí tưởng tượng.'ông phê phán Hêghen quan niệm con người một cách trừu tượng và thần bí, coi đó như một lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra cả hiện thực. Nhưng khi phê phán hệ thống duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc phủ nhận luôn cả phương pháp biện chứng, thành tựu vĩ đại nhất của người thầy mình. "Phép biện chứng không phải là sự độc thoại của một nhà tư tưởng với chính bản thân mình, mà là sự đối thoại giữa Tôi và Anh". Phương pháp biện chứng trên thực tế đã bị Phoiơbắc tầm thường hóa (nói đung hơn là ông không hiểu) thành mối quan hệ giao tiếp thông thường giữa mọi người trong xã hội.
Tóm lại, phê phán thế giới quan duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc muốn xây dựng một cách nhìn duy vật về thế giới trên cơ sở quy toàn bộ triết học thành nhân bản học. Nhiệm vụ của nhà triết học là đem lại cho con người một quan niệm mới về chính bản thân mình, tạo điều kiện để con người trở nên hạnh phúc.
b, Quan niệm của Phoiơbắc về bản chất con người và tôn giáo
Con người, theo Phoiơbắc là sản phẩm cùa tự nhiên, là "cái gương của vũ trụ", thông qua đó giới tự nhiên ý thức và nhận thức chính bản thân mình. Bản chất con người là tổng thể các khát vọng, khả năng, nhu cầu, ham muốn và cả khả năng tưởng tượng của anh ta nữa. Khẳng định sự thống nhất hữu cơ giữa con người và tự nhiên, ông nói: "Có thể tách con người khỏi giới tự nhiên không? Không. Con người là sản phẩm của con người, của văn hóa và của lịch sử". Những điều kiện sống, môi trường và hoàn cảnh có tác động to lớn đối với tư duy và ý thức con người.
Trong một cung điện, Phoiơbắc quả quyết, người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh. Nếu như vì đói nghèo mà trong cơ thể anh không có chất thì trong đầu óc anh, trong trí tuệ và trái tim anh cũng không có chất cho đạo đức cũng như mọi quan niệm của anh. Tuy nhiên, những luận điểm trên của Phoiơbắc, như Ph.Ăngghen nhận xét, chẳng đem lại một kết quả gì cả. Phoiơbắc chủ yếu chỉ đề cập đến con người với tính cá thể. Ông tuyên bố: "Tôi chỉ đưa ra một điểm, nhưng đây là điểm cốt yếu mà mọi cái đều xoay xung quanh nó. Đó là khái niệm cá thể…, theo ý kiến tôi, tính cá thể bao hàm toàn bộ con người, bản chất của con người là một bản chất chung và bản thân nó là bản chất cá thể". Mỗi người đều có những nét riêng biệt mà không ai có, vì thế bản chất con người đặc biệt đa dạng. "Tất cả chúng ta là những con người, nhưng mỗi người lại là một người khác".
Nhìn chung, các quan niệm trên đây của Phoiơbắc về bản chất con người cũng có nhiều điểm hợp lý nhất định. Thứ nhất, nó thể hiện quan niệm duy vật khẳng định con người cũng như xã hội loài người là sản phẩm của tự nhiên. Thứ hai, nó đề cao tính cá thể của mỗi người. Điều này thể hiện nguyện vọng cửa giai cấp tư sản Đức tiến bộ thời đó muốn đấu tranh đòi giải phóng nhân cách cá nhân con ngưòi khỏi mọi hệ thống giáo lý trật tự xã hội hà khắc của nước Đức phong kiến quý tộc. Tuy nhiên, hạn chế của Phoiơbắc ở chỗ, ông không nhận thấy bản chất xã hội của con người, củng như vai trò của hoạt động thực tiễn con người trong nhận thức và cải tạo thế giới (mặc dù ông đôi khi vẫn nói đến hoạt động con người). Con người trong quan niệm của Phoiơbắc là con người phi lịch sử, phi giai cấp, phi dân tộc, và vì thế cực kỳ trừu tượng chứ không cụ thể
Điều này cũng thể hiện trong quan niệm của Phoiơbắc về tôn giáo. Ông coi tôn giáo là sản phẩm tất yếu cả tâm lý cá nhân và bản chất con người. Người ta ai cũng sợ chết, cần có niềm tin và an ủi. Bản chất của thần học, do vậy, chứa đựng trong nhân bản học, là sản phẩm của sự tưởng tượng phong phú ở con người. Tôn giáo thể hiện sự yếu mềm, bất lực của con người đối với những điểu kiện xã hộiỗ Tôn giáo thực chất chỉ là sự thể hiện bản chất của con người dưới hình thức thần bí. "Tư tưởng và dụng ý của con người như thế nào thì chúa của con như thế. Giá trị của chúa không vượt quá giá trị con người. Ý thức của Chúa là tự ý thức của con người, nhận thức của Chúa là tự nhận thức của con người". Thực ra "bản chất thần thánh không là cái gì khác, mà là bản chất của con người, nhưng đã được tinh chế, khách quan hóa, tách rời với con người hiện thực bằng xương bằng thịt". Tóm lại, tôn giáo là bản chất của con người đã bị tha hóa. "Thánh thần của con người có trong tinh thần và trái tim của anh ta.
Những quan niệm trên đây của Phoiơbắc về cơ bản vạch ra được nguồn gốc, tâm lý con người đối với tôn giáo, đồng thời cho thấy nội dung nhân bản trong các quan niệm thần thánh. Tuy nhiên, chúng chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế – xã hội của vấn đề. Đây cũng là hạn chế chung của các nhà tư tưởng trước Mác trong việc lý giải nguồn gốc và bản chất của tôn giáo.
Tuy phê phán kịch liệt tôn giáo, nhưng thực tế, Phoiơbắc chỉ phê phán một tôn giáo cụ thể là Đạo Cơ đốc. Còn tôn giáo nói chung, theo ông, vẫn là điều cần thiết đối với đời sống con người. Cho nên, thay vào Đạo Cơ đốc, con người "cần … mộ tôn giáo mới!", vì theo ông, chỉ có tín ngưỡng, niềm tin mới an ủi được chúng ta khỏi những nỗi bất hạnh trong cuộc đời con người. Mặc dù sự an ủi trên là giả dối, nhưng chúng ta không thể làm gì hơn, mà đành phải chấp nhận sự dối trá đó.
Cố nhiên không thể trình bày một cách cặn kẽ toàn bộ kho tàng tư tưởng của triết học cổ điển Đức, cũng như ảnh hưởng to lớn của nó đối với triết học hiện đại trong khuôn khổ một chương sách. Hiển nhiên, triết học cổ điển Đức là một trong những tiền đề lý luận cơ bản của triết học Mác, và toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung. Phương pháp biện chứng – linh hồn của chủ nghĩa Mác là kết quả cải biến duy vật và phát triển phép biện chứng của Hêghen. "Tính chất thần bí mà pháp biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen – tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng".
Hay như Lênin nói, không thể hiểu được bộ Tư bản của C.Mác nếu như không hiểu lôgíc học của Hêghen.
Triết học cổ điển Đức còn đặt ra nhiều vấn đề đối với sự phát triển của triết học hiện đại nói chung. Những tư tưởng triết học của Cantơ có ảnh hưởng to lớn đối với các nhà hiện sinh, Haiđơgơ, Iaxpéc coi triết học Cantơ là nền tảng thế giới quan của mình. Lý luận khoa học của Cantơ đóng vai trò tích cực tới thế giới quan cuả các nhà triết học và khoa học thực chứng từ Spenxơ Makhơ, từ Ognixtơ Kôntơ tới Vitgensten, Cácnáp, V.V., Nhà hiện tượng luận,nổi tiếng Hunsét coi Cantơ là "nhà tư tưởng vĩ đại sáng lập ra triết học tiên nghiệm khoa học".
Vì vậy, hàng năm ở nhiều nước xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu những di sản phong phú của triết học cổ điển Đức. Riêng Cộng hòa liên bang Đức, trong số gần 70 đầu sách triết học xuất bản trong năm 1989 – 1990, có tới 15 đầu sách chuyên bàn về lĩnh vực trên".