24/05/2017, 13:22

Bình luận về tình yêu qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Đề bài: Bình luận về tình yêu biểu hiện qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Viết về đề tài sóng biển và tình yêu nếu nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới ...

Đề bài: Bình luận về tình yêu biểu hiện qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Viết về đề tài sóng biển và tình yêu nếu nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt” Hữu Thỉnh góp câu “Anh không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím/ Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến/ Dù sóng đã làm anh nghiêng ...

Đề bài: Bình luận về tình yêu biểu hiện qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Viết về đề tài sóng biển và tình yêu nếu nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt”

Hữu Thỉnh góp câu “Anh không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím/ Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến/ Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả vì em” thì Xuân Quỳnh cũng góp vào đề tài ấy với bài thơ tên Sóng. Với giọng thơ trong sáng “cái trong sáng được chắt lọc qua nhiều nỗi đau đã mang đến một bài thơ ngọt ngào êm dịu lung linh một thứ tình cảm yêu thương dạt dào.

tinh yeu qua song xuan quynh

Bài thơ được viết vào khi Xuân Quỳnh đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền. trước cảnh sóng vỡ bờ dạt dào cảm xúc Xuân Quỳnh đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong bài hoa dọc chiến hào.

Bài thơ hiện lên hai hình ảnh lớn đó là hình ảnh sóng và nhân vật em, hai hình ảnh đan xen lẫn nhau, bổ trợ cho nhau để làm nên một bài thơ xong hay và đặc sắc.

Trước hết là hai khổ thơ đầu với hình ảnh sóng đối ngược nhau và những cảm xúc phức tạp trong trái tim em
Khổ thơ thứ nhất thể hiện những đối cực của sóng với những tính từ diễn tả thật chính xác những trạng thái của sóng hay chính là những tâm trạng của người con gái kia:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Ở đây sóng xuất hiện trong trạng thái đối lập nhau. Lúc biển động phong ba sóng dữ dội ồn ào khi trời yên bể lặng sóng dịu êm hiên hòa và lặng lẽ. với bốn tính từ mở đầu bài thơ đã mang đến cho chúng ta một quy luật và tính chất và sóng tự nhiên. Sóng biển vẫn ngày đêm vỗ về trên biển, có những lúc nó ồn ào dữ dội thế nhưng cũng có khi nó lại dịu êm tha thiết như lòng mẹ. Đó còn là sự dạt dào trong chính tình yêu của người con gái thủy chung mộng mơ khát khao có một tình yêu thật sự. Không chỉ mang nét nghĩa sống tự nhiên mà sóng còn ẩn dụ cho tính khí của người con gái khi yêu. Đó là một cô gái có khi bướng bỉnh không nghe lời những lại có lúc hiền dịu đằm thắm sâu lắng. thế rồi có những khi cô lại giận hờn vô cớ mà vô tình làm tổn thương trái tim anh. Nhưng những giận hờn vô cớ ấy lại không hề đáng trách chút nào bởi vì nó thể hiện trái tim yêu chân thành của cô dành cho người mình yêu thương nhất. Chẳng thế mà có một nhà thơ nào đã từng viết:

“Em bảo anh đi đi
Sao anh còn đứng lại
Em bảo anh đứng lại
Sao anh vội đi ngay
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em”

Người con gái khi yêu vốn mang nhiêu đối cực mâu thuẫn nhưng đó là sự đối cực trong sự thống nhất tất cả đều là sự biểu hiện của một tình yêu chân thành. Hai câu thơ sau mang đầy những tâm trạng trong tâm hồn tấm lòng người con gái. Sông vốn nhỏ hẹp bó buộc giới hạn mà hành trình của sóng lại  luôn muốn tìm đến với biển biển khơi rộng lớn. bởi thế cho nên sóng đã thoát khỏi giới hạn chật hẹp ấy để đến với môi trường sống đích thực. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã khéo léo viết “bể” mà không phải là “biển” vì bể ngân vang hơn xa hơn còn biển là phụ âm khép. Ở đây người con gái cũng nhận thức được sự tầm thường và không gian chật hẹp để vượt qua mọi rào cản cô nhất định đi tìm hạnh phúc bao la của mình.  Đó là sự chủ động đáng khen, trái tim ấy luôn muốn hướng đến những cái gì lớn lao và tìm những tâm hồn đồng điệu . đánh giá về hai câu thơ này có ý kiến cho rằng : “Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bộc lộ một quan niệm mới mẻ của mình về những tình yêu của người phụ nữ”.

Sang khổ hai nhà thơ thể hiện hành trình tìm ra biển của sóng hay chính là hành trình tìm đến một trái tim đồng điệu của người con gái kia:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau cũng thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Đứng trước biền Xuân Quỳnh cảm nhận được sự bất diệt của những con sóng biển. hàng ngàn năm qua những con sóng vẫn ngày đêm vỗ về biển và đến bây giờ và mãi về sau thì nó vẫn cứ cuộn nhau lại vỗ vào bờ rồi lại tan ra biển. nó cứ sống theo nhịp điệu như thế. Tình yêu đối với trái tim người con gái cũng vậy, cô gái ấy luôn khát khao tình yêu cháy bỏng nồng nhiệt. Bao nhiêu năm qua tình yêu vẫn tồn tại với biết bao nhiêu trái tim trẻ và mãi về sau chừng nào trái tim chưa tắt nhịp, hơi thở chưa tàn thì tình yêu hãy còn bồi hồi xúc động.

Nếu như khổ một và khổ hai nói về những đối cực giống như những tính khí của người con gái khi yêu thì đến khổ  ba và khổ bốn chính là những cội nguồn sóng biển và tình yêu.

Với những hình ảnh sóng biển dạt dào muôn trùng Xuân Quỳnh đã liên tưởng đến tình yêu con người mà mỗi chúng ta luôn có nhu cầu tìm hiểu và cắt nghĩa:

“Trước muôn trùng sóng biển
Em nghĩ về anh em
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Câu hỏi tu từ để hỏi về khởi nguồn của những con sóng kia, trước muôn trung đợt sóng ấy Xuân Quỳnh chạnh lòng mà nghĩ đến tình yêu của mình. Những câu hỏi tu từ vang lên thật sự cho những suy nghĩ sóng biển có từ đâu. Sóng bắt đầu từ cơn gió kia và gió bắt đầu từ đâu. Câu hỏi cuối vang lên mà không có câu trả lời. Nó cũng giống như tình yêu của Xuân Quỳnh cô không biết rằng khi nào ta yêu nhau. Hay ta cũng thể tưởng tượng rằng câu hỏi kia giống như câu hỏi của người con trai dành cho người con gái. Nhưng đáp lại một cái lắc đầu thật ngây thơ và đáng yêu “em cũng không biết nữa”. Phải chăng nguồn cội của sóng kia cũng không biết rõ ràng cũng như tình yêu của cô gái cũng không thể nói chính xác tình yêu bắt đầu trong hai người cùng lúc nào. Sự bất lực ấy không chỉ mỗi Xuân Quỳnh không trả lời được mà có biết bao nhiêu chàng trai cô gái khi yêu nhau đều không trả lời được.

Sang tiếp những khổ thơ sau ta thấy được sự nhớ nhung thương nhớ của người con gái dành cho người yêu của mình nó giống như những con sóng kia vỗ vào bờ. Cô gái đó cũng luôn luôn nghĩ đến anh một phương:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Dù đã thú nhận sự thất bại của mình về việc truy tìm đến cội nguồn của tình yêu nhưng Xuân Quỳnh vẫn phát hiện được những con người đang yêu thì sẽ như thế nào. Đó chình là sự nhớ nhưng khôn tả. Sóng ở lòng sông hay ở trên mặt nước thì đều nhớ bờ. Nhà thơ đã thi vị hoa con sóng giống như người con gái đang yêu và chàng trai kia chính là bến bờ của cô gái ấy. Những từ chỉ vị trí như lòng sông, mặt nước thể hiện được sự nhơ nhung khôn xiết ấy. Sóng nhớ bờ và em nhớ đến anh. Cái nhớ nhung ấy được diễn tả thật hay khi cả mơ vẫn còn thức. nói như vậy không có nghĩa là Xuân Quỳnh mơ mà lại thức được mà chứng tỏ là khi mơ thì hình bóng anh vẫn cứ hiện lên thật là đẹp. Và sự nhớ ấy còn thể hiện trên những mặt địa lý phương hướng. Cách nói ngược xuôi về phương Bắc ngược về phương Nam của nhà thơ là một câu khá hay. Dù đi về đâu ngược dòng hay theo dòng thì cô vẫn luôn nhớ đến anh. Trăm nghìn con sóng ngoài đại dương vẫn ngàn năm vượt mọi cách trở mà về với bờ vỗ ào ạt thỏa những nỗi nhớ mong thì em cũng thể cũng vượt qua những gian khó để trở về bên anh.

Hai khổ tho cuối thể hiện sự khát vọng trong tình yêu của Xuân Quỳnh:

“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Khổ thơ như mang đến cho ta thấy quy luật nghiệt ngã của thời gian, cuộc đời dẫu dài thì cũng chỉ đến một trăm tuổi là hết, dài thế nhưng một khi tuổi xuân qua đi thì nó có dài cũng chằng tươi đẹp nữa. Vậy mà năm tháng vẫn đi qua một cách vô tình như thế. Như biển rộng lớn thế mây  cũng trôi về xa. Qua đây ta thấy tạo hóa vốn nghịch cảnh với khát vọng tình yêu của con người. khổ thơ cuối cùng thể hiện sự khát khao tình yêu của xuân quỳnh. Cô ước làm con sống đễ mãi vỗ về trên những biển cả mênh mông.

Như vậy Xuân Quỳnh đã mang đến cho ta một thi phẩm thật hay. Chính qua thi phẩm nay ta không những thêm yêu những ngọn sóng ngoài đại dương kia mà còn hiểu thấu được nỗi lòng người con gái. Có lẽ Xuân Quỳnh đã mạnh dạn thể hiện những quan niệm mới mẻ của mình trong tình yêu. Tình yêu là một đề tài muôn thuở không chỉ trong thi ca mà còn nhiều lĩnh vực khác. Xuân Quỳnh đã góp vào thơ ca Việt nam một thi phẩm có giá trị và giàu tính biểu tượng.

0