Phân tích số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm Người con gái Nam Xương
Đề bài: Phân tích Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc nhất trong nền văn học của thế kỉ thứ XVI. Đây là thời kì mà chế độ phong kiến bắt đầu chiến tranh liên miên, đấu đá ...
Đề bài: Phân tích Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc nhất trong nền văn học của thế kỉ thứ XVI. Đây là thời kì mà chế độ phong kiến bắt đầu chiến tranh liên miên, đấu đá lẫn nhau của rất nhiều thế lực. Cũng bởi vì lẽ đó mà nhân dân thời kì này đã gặp rất nhiều đau khổ, khó khăn. Bởi vậy, tác giả Nguyễn Dữ đã kín đáo nói lên những nỗi khổ ...
Đề bài: Phân tích Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Nguyễn Dữ là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc nhất trong nền văn học của thế kỉ thứ XVI. Đây là thời kì mà chế độ phong kiến bắt đầu chiến tranh liên miên, đấu đá lẫn nhau của rất nhiều thế lực. Cũng bởi vì lẽ đó mà nhân dân thời kì này đã gặp rất nhiều đau khổ, khó khăn. Bởi vậy, tác giả Nguyễn Dữ đã kín đáo nói lên những nỗi khổ của người nông dân thời kì này qua tuyển tập “Truyền kì mạn lục”. Điển hình trong số các tác phẩm đó là câu chuyện về một người phụ nữ vì bảo vệ danh tiết của mình mà phải hi sinh mạng sống “ chuyện người con gái Nam Xương”.
Mở đầu tác phầm, Vũ Nương đã được miêu tả là người con gái thùy mị, nết na, lại có tư dung tốt đẹp. Những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua nhiều hoàn cảnh khác nhau. Bấy giờ, Vũ Nương cưới Trương Sinh là người cùng làng. Thế nhưng Trương Sinh lại là người ít học, hay đề phòng quá mức, bởi vậy nàng luôn dịu dàng chăm sóc chồng cùng người mẹ già hay ốm nặng của mình. Nàng khéo léo vun vén gia đình luôn êm ấm, vợ chồng hòa thuận, cùng nhau sinh sống làm ăn. Thế nhưng đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, Trương Sinh phải đi đánh giặc, tham gia quân đội. Ngày chồng ra đi, Vũ Nương chỉ mong sao chồng “mang hai chữ bình an trở về” . Nàng không ham danh lợi, chỉ luôn nhẹ nhàng ở phía sau ủng hộ mong chồng không bị thương khi đánh trận mà thôi, cảm thông cho nỗi vất vả của người ở nơi chiến loạn: giặc cuồng còn ẩn nấp, quân triều còn gian lao…
Nàng bày tỏ tình cảm của mình dành cho chồng qua những hành động hết sức gần gũi như đan áo cho chồng, nhìn bóng trăng thành củ, gửi người ải xa… Thế rồi nàng có thai đứa con đầu tiên của mình và Trương Sinh. Dù gặp rất nhiều vất vả, khó khăn thế nhưng nàng vẫn luôn cố gắng chăm lo mẹ già, dạy con nhỏ, nuôi nấng bé Đản nên người. Một ngày kia mẹ chồng mất, bà đã nói với Vũ Nương: Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã không phụ mẹ.
Qua đây ta đã thấy một hình ảnh Vũ Nương đại diện cho những người phụ nữ phong kiến luôn hết lòng vì chồng con, không quản ngại khó khăn, vất vả, dù một mình nhưng luôn chung thủy, son sắt chờ chồng ở nơi xa có ngày trở về đoàn tụ cùng gia đình. ấy thế mà, đáng lẽ ra những người như nàng phải được yêu thương, nâng niu vậy mà bi kịch của nàng lại bắt đầu chỉ vì lời nói vô tư của con trẻ. Vũ Nương bị chồng ruồng bỏ, đánh đạp đuổi đi mà không hề cho nàng một cơ hội để giải thích cho chính bản thân mình. Đây bị coi là một trong những tội nặng nhất của người phụ nữ lúc bấy giờ.
Và cuối cùng, để giữ trọn danh tiết của mình, nàng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cách tuẫn tiết, trước khi ra đi, nàng đã than thấu tận trời xanh: giữ gìn ba năm tròn một tiết, tô son điểm phấn đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Thế nhưng Trương Sinh vẫn không hề tin tưởng nàng, vẫn một mực đuổi nàng đi. Nếu như lúc ấy chàng suy xét lại dù chỉ một chút, có lẽ bị kịch của nàng đã không tới mức độ như vậy. Vũ Nương bị vây trong đau đớn, không được người mình thương cảm thông, không thể bảo vệ được danh tiết của mình, nàng không có một ai bên cạnh dù chỉ một người có thể chở che cho nàng. Nàng đau khổ để rồi ra đi mãi mãi. Đó có lẽ bi kịch lớn nhất của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bên ngoài kia có lẽ không chỉ Mị Nương mà còn có rất nhiều người phụ nữ cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy. tất cả chỉ vì họ không còn bất kì sự lựa chọn nào khác ngoài cách hi sinh bản thân để giữ trọn tấm lòng, giữ trọn tình yêu của bản thân mình. Nàng cuối cũng đã gieo mình xuống song, kết thúc số phận bất hạnh của mình.
Sau này, khi Trương Sinh biết được sự thật, chàng vô cũng hối hận khi nghĩ về người vợ chung thủy của mình. Chàng đã lập đàn cầu cho Vũ Nương có thể quay về bên canh hai cha con như xưa. Thế nhưng chàng đâu còn cơ hội để mang thời gian quay lại. chàng chỉ thấy Vũ Nương thấp thoáng trên sông nói lời ly biệt khi âm dương xa cách. Nàng đã không còn được như xưa nữa, không thể về dương gian cùng chồng và con trai của mình thêm một lần nào.
Bằng các tình tiết trong câu chuyện có sự thắt nút, mở nút qua hình ảnh bé Đản chỉ bóng lên trên tường mà tác giả đã tạo ra rất nhiều chi tiết kịch tính. Câu chuyện cho ta thấy những cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng không thành của người phụ nữ. Tình tiết cái bóng được tác giả sử dụng hết sức tự nhiên và hợp lí. Điều đó khiến cho Trương Sinh nhận ra lỗi lầm của mình, để rồi ôm ân hận vì người vợ đã không thể quay lại. đó là khi bé đản chỉ vào cái bóng trên tường mà nói rằng đây là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa vô cùng sâu sắc phê phán xã hội phong kiến đã đẩy rất nhiều người phụ nữ vào con đường không có lối thoát.
Qua việc xây dựng lên bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã có sự thương cảm vô cùng sâu sắc đối với người phụ nữ. Qua đây, ông cũng phê phán xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã làm cho bao gia đình phải xa cách, gây là sự chia ly, cách trở, làm cho họ lâm vào rất nhiều mâu thuẫn, khiến cho những người phụ nữ nhỏ bé không thể tự chở che cho mình mà bị dồn tới bước đường cùng. Cũng có lẽ vì vậy mà tác phẩm đã đem lại cho người đọc rất nhiều cảm nghĩ sâu sắc, lắng đọng không thể phai nhòa.