Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi
Binh giang bai tho Dat nuoc cua Nguyen Dinh Thi – Đề bài: Bình giảng Đất Nước của Nguyễn Đình Thi trong chương trình văn học lớp 12 để thấy một đất nước gắn liền với nhân dân con người từ buổi sơ khai đến những năm phát triển. Nguyễn Đình Thi là một người có tài năng nhiều mặt, viết văn, làm ...
Binh giang bai tho Dat nuoc cua Nguyen Dinh Thi – Đề bài: Bình giảng Đất Nước của Nguyễn Đình Thi trong chương trình văn học lớp 12 để thấy một đất nước gắn liền với nhân dân con người từ buổi sơ khai đến những năm phát triển. Nguyễn Đình Thi là một người có tài năng nhiều mặt, viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết lí luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng kể nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca. Thơ ông chứa đựng nhiều suy ...
– Đề bài: Bình giảng Đất Nước của Nguyễn Đình Thi trong chương trình văn học lớp 12 để thấy một đất nước gắn liền với nhân dân con người từ buổi sơ khai đến những năm phát triển.
Nguyễn Đình Thi là một người có tài năng nhiều mặt, viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết lí luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng kể nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca. Thơ ông chứa đựng nhiều suy tư cảm xúc về chiến tranh, về con người, về tình yêu. Đặc biệt ông có bào thơ đằm thắm thiết tha khi viết về quê hương đất nước trong đau thương, trong lam lũ đã vùng lên chiến đấu và chiến thắng. Đất Nước là một bài thơ điển hình.
Bài thơ này được sáng tác từ năm 1948 đến năm 1955 mới hoàn thành. Cả bài thơ là sự lắp ghép và kết hợp hài hòa giữa ba bài thơ khác nhau như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948); đêm mít tinh(1949) và Đất Nước(1955). Tuy được lắp ghép từ những bài thơ khác nhau nhưng ta vẫn thấy được một bài thơ, một tình cảm hoàn chỉnh của một chỉnh thể nghệ thuật.
Đất Nước là cảm hứng thi ca mang tính chất tổng hợp về chủ đề Đất Nước: đó là cảm xúc về mùa thu đất nước ở Hà Nội, chiến khu Việt bắc và cao hơn nữa là cảm xúc về ca dao đất nước từ trong đau thương căm hờn đã anh dũng hi sinh.
Trước hết là những câu thơ đầu tiên nói về cảm xúc mùa thu Hà Nội, đó là những câu thơ đầy chan chứa một tình cảm yêu thương gắn bó của nhà thơ với quê hương mình:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi màu thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thèm nắng lá rơi đầy”
Câu thơ mở ra một thời gian của buổi sáng sớm, đó là một buổi sớm mùa thu tinh khôi trong trẻo. Còn không gian thì lại là chiến khu Việt Bắc. Tác giả đang đứng ở chiến khu Việt Bắc mà nhớ về “ những sáng năm xưa”. thời tiết mát mẻ của buổi sáng mùa thu hôm nay sao giống với mùa thu hà nội năm xưa đến thế. Thiên nhiên và hương vị của phố phường Hà Nội có sức gợi mãnh liệt trong lời của thi nhân. Ba câu thơ mở đầu giống như một khúc mở đầu cho dòng hoài niệm của nhà thơ và thả theo dòng hoài niệm ấy Nguyễn Đình Thi đưa ta về với mùa thu năm xưa. Mùa thu Hà Nội hiện lên có cả cảnh vật có cả con người. Cảnh vật ấy có cái “chớm lạnh” như chỉ cái se lạnh cái hơi lạnh của thời tiết khoảnh khắc lúc giao mùa. Phải chăng đó là cái lạnh tỏa ra từ lòng người?. Câu thơ “ Những phố dài xao xác hơi may” sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp với từ láy tượng thanh “xao xác” thể hiện cái rung động nhẹ trong buổi chiều heo may. Có thể thấy cảnh vật Hà Nội năm xưa nhưng phảng phất một nỗi buồn hắt hiu. Đó là cái buồn cái lạnh của thiên nhiên đồng thời cũng là cái buồn cái lạnh trong chính lòng người. Con người cũng hiện lên với hình ảnh vô cùng đẹp. Tư thế ra đi “ đầu không ngoảnh lại” thể hiện sự dứt khoát quyết tâm giã từ phố cũ trường xưa để lên đường tòng quân chiến đấu. bước đi như vậy nhưng tâm hồn người chiến sĩ ấy vẫn cảm nhận được “ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” không sai tránh khỏi sự bịn rịn vấn vương.
Bảy câu thơ đầu hay chính là bức họa đẹp cho một màu thu đẹp song cũng phảng phất một nỗi buồn. Phải chăng nỗi buồn ấy được chắt lọc từ máu thịt và tâm hồn của thi nhân.
Sang đoạn thứ hai nhà thơ thể hiện cảm xúc về mùa thu hiện tại trên chiến khu Việt Bắc:
“Mùa thu nay đã khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha”
Câu thơ một như lời chuyển ý chuyển đoạn, chuyển cả cảm xúc về mùa thu. Cùng là một mùa thu ấy nhưng tại chiến thu Việt Bắc tác giả cảm thấy lòng mình như phơi phới. Đó là tiếng reo vui bất tận của mùa thu đất trời tự do. Nó thể hiện niềm phấn chấn vui say náo nức của tác giả trước sự đổi thay của đất nước. Ba câu thơ sau bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa nhà thơ đã khoác lên mùa thu một màu áo mới được dệt bằng hạnh phúc và tự do. Đặc biệt câu thơ cuối có sự kết hợp đặc sắc giữa âm thanh và giai điệu để mở ra một không gian để mở ra một biên độ cho mạch đập của cuộc đời rộng lớn:
“ Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Bằng hàng loạt các điệp từ điệp ngữ, liệt kê kết hợp với thủ pháp điệp cấu trúc câu tác giả đã khẳng định chủ quyền đất nước, khẳng định sự trù phú của gấm vóc giang sơn. Khẳng định cũng là để bày tỏ niềm tự hào khôn xiết. Hai dòng thơ đầu kết thúc bằng thanh bằng mở ra bề rộng của không gian. Hai dòng thơ sau kết thúc bằng thanh trắc mở ra chiều sau của không gian ấy. Câu thơ cuối như được kéo dài ra để thể hiện niềm vui, niềm tự hào đang dâng trào lên bất tận. Với Nguyễn Đình Thi đất nước vừa là cái hữu hình lại vừa là cái vô hình. Đó là trời đất, dòng sông đỏ nặng phù sa… cũng là những truyền thống chiến đấu của nhân dân ta. Từ lấy đêm đêm rì rầm tạo cảm giác như tiếng gọi của hồn thiêng. Câu thơ thể hiện sự gặp gỡ giữa truyền thống và hiện đại, phải là người yêu thương gắn bó gia đình lắm thì mới có được những cảm xúc tinh tế về mùa thu về đất nước như thế. Đoạn thơ khắc họa rõ khí thế mới của dân tộc vui tươi, náo nức phấn chấn và tự hào.
Sang đoạn thơ sau là hình ảnh đất nước ta từ trong đau thương tiến lên quật khởi thành công dành chiến thắng.
Thứ nhất là hình ảnh đất nước trong đau thương, tác giả bắt đầu từ những câu thơ đầy sức gợi tả:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
Bọn thực dân xâm lược ta chúng đã làm cho những cánh đồng quê hương chảy máu, đó là màu của hoàng hôn khi tác giả đang hành quân hay chính là tội ác của quân giặc làm cho cánh đồng đó nhuốm máu đồng bào ta. Con đường hành quân của chúng ta là đi qua đầy rẫy những đồn bốt của địch. những đồn ấy được bủa vay bằng những hàng rào dây thép đâm nát trời chiều khi nó in những cái hình tua tủa lên trên nền trời. Rồi những đêm hành quân ấy làm cho nhà thơ hay những người chiến sĩ bồn chồn nhớ mắt người yêu. Nó giống như những chiến sĩ của đoàn quân Tây Tiến ‘ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Dù khó nhọc nhưng những người chiến sĩ luôn giữ cho mình một tình yêu tuyệt đẹp. từ những câu thơ ấy ta thấy rõ được sự gian ác của bọn địch.
Đó là đất nước khi đau thương, nhưng chính từ những đau thương ấy đất nước ta vùng lên chiến đấu anh hùng và chiến thắng:
“Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn”
Đất nước nhân dân ta phải chịu nhiều đắng cay tủi nhục
“bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta”
Chính sự ngang tàn ấy đã làm cho nhân dân ta bật lên những tiếng căm hờn. đó sự căm hờn của cả một dân tộc đang rên xiết dưới mũi giày của chúng. Nhân dân ta vốn dĩ rất ưa chuộng hòa bình nhút nhát, quanh năm chỉ biết đến gốc lúa bờ tre nhưng một khi chúng đã dám xâm lược làm cho cuộc sống của nhân dân ta khốn khổ thì từ những gốc lúa bờ tre ấy cũng quật khởi tiến lên. Tội ác của chúng đáng lột ra xẻ thịt ra mới hả.
Nhân dân ta anh dũng chống giặc ngoại xâm, với sức mạnh kiên cường ấy làm cho chúng không thể phản ứng kịp. Chúng cứ ngỡ nhân dân ta hiền lành ngu đần, cam chịu nhưng không ngờ được rằng lại như thế. Xiềng xích của chúng bay không thể khóa được nhân dân ta, súng đạn có bay cũng không thể bắn hết những con người Việt Nam yêu nước. Nhân dân ta đứng lên như thế đấy, những tiếng kèm gọi quân văng vẳng ngoài cánh đồng thể hiện sự hào hùng khi tất cả những thế hệ cùng nhau chung tay đánh đuổi chúng đi. Những người áo vải đã đứng lên thành những anh hùng:
“Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng”
Và như thế những buổi hành quân qua mưa qua nắng đến, biết rằng mỗi bước đi đều có thể hi sinh những nghĩ đên một đất nước hoàn toàn độc lập thì những người chiến sĩ thấy rực sáng trong tim ngọn lửa chiến đấu ngọn lửa khát khao. Đoạn thơ cuối là hình ảnh quật khởi chiến thắng của nhân dân ta. Một loạt những hình ảnh đẹp, ở đó có âm thanh rung trời của tiếng súng, có âm thanh la hét xông lên của chiến sĩ ta. Và như thế con người Việt Nam đứng lên như nước vỡ bờ, rũ bùn đứng dậy sáng lòa:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Qua đây ta thấy Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh đất nước vô cùng đẹp, Đó là một đất nước đã phải chịu nhiều đau thương vất vả, những tủi nhục và máu hi sinh nhưng cũng đã quật khởi thành công và mang đến mọt niềm hi vọng vào một tương lai tươi sáng của đất nước. Những con người Việt Nam vốn hiền lành thật thà chất phác thì hôm nay khi bị đàn áp quá đáng thì cũng đứng lên thể hiện ý chí kiên cường của mình