16/01/2018, 13:01

Bình luận “Không thầy đó mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” – Văn mẫu lớp 7

Bình luận “Không thầy đó mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” – Văn mẫu lớp 7 Bình luận "Không thầy đó mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" – Bài số 1 Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là ...

Bình luận “Không thầy đó mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” – Văn mẫu lớp 7

Bình luận "Không thầy đó mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" – Bài số 1

Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học.Những điều này đã được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục ngữ:

“Không thầy đố mày làm nên”
“Học thầy không tày học bạn”

Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ? Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?

Cả hai câu tục ngữ :”Không thầy đố mày làm nên” & “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học.Trong việc rèn luyện & học tập,người thầy đóng vai trò chủ đạo,tổ chức hướng dẫn & truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học.Câu tục ngữ :“không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò,vị trí & tác dụng quyết định của người thầy,đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập phải học mới có kiến thức. ”Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn,có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước.Không có thầy,không được chỉ bảo,dạy dỗ,không được học hành đến nơi đến chốn,người ta không thể làm tốt bất cứ công việc gì.Những hiểu biết tri thức,khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo,hướng dẫn,truyền đạt của người thầy.Rõ ràng nếu không có thầy dạy,không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức,dễ sai lầm,thất bại.

Ngược lại,câu tục ngữ :”học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò,tác dụng của người thầy & đề cao việc học tập ở bạn bè.Cho rằng việc học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy.Nhưng ta cũng cần phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra.Tuy nhiên,học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy,cô không có:bạn bè cùng lứa,dễ gần gũi,trao đổi,học tập lẫn nhau.Học ở bạn,bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt,chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên & tiến bộ.

Bên cạnh vai trò của thầy & bạn,sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong việc học tập & nâng cao kiến thức.

Câu tục ngữ :”không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thày trong việc trưởng thành,lập nghiệp của người học.Mặc dù trong công tác đào tạo con người,người thầy giữ vai trò trung tâm,quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng.Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành,có sự nghiệp của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường,của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân,tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới,sáng tạo những cái hay.Trong cuộc sống,môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy,người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,của yếu tố khách quan như gia đình,cha mẹ,xã hội…Do đó,tuyệt đối hóa việc học ở thầy,không coi trọng việc học tập ở nơi khác,người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.

Tuy nhiên,khẳng định :”Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này đã hạ thấp vai trò & tác dụng của người thầy,đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học tập.Học hỏi,tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình,người thầy đóng vai trò quyết định,bạn bè đóng vai trò hỗ trợ.Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ,hỗ trợ,bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta đã từng nói:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Muốn học tốt,bên cạnh việc học ở thầy,ở bạn còn phải có sự nỗ lực,học tập của bản thân.Chúng ta phải khẳng định việc học ở thầy là chủ yếu & còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học.Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động,nhồi nhét,máy móc.
Ngoài ra,muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả,bạn bè cùng chung chí hướng,chung mục đích học tập,phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn.Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng sự học hỏi,học ở bạn,học trong thực tế.

Bình luận "Không thầy đó mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" – Bài số 2

Từ xa xưa dân tộc Việt Nam đã là một dân tộc hiếu học. Vì vậy có rất nhiều những câu nói về lễ nghi, cũng như cách học sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Trong số đó thì hai câu nói quen thuộc được truyền qua nhiều thế hệ chính là “ không thầy đồ mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”.

Có rất nhiều người cho rằng hai câu nói trên mâu thuẫn với nhau. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng hai câu nói này bổ sung và hỗ trợ nhau chứ không hề mâu thuẫn với nhau. Riêng em thì cho rằng hai câu tục ngữ trên đều đúng, và chúng không hề mâu thuẫn với nhau.

Trước hết chúng hãy tìm hiểu từng câu một. Từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc học nên đối với những người truyền thụ kiến thức cho mình cũng được mọi người yêu quý và kinh nể. Điều này được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Vậy là qua nhưng câu ca dao tục ngữ trên chúng ta có thể thấy thầy cô là những người giữ vị trí cực kỳ quan trọng đối với việc học của mỗi các nhân. Vì vậy mới nói “ Không thầy đó mày làm nên”, câu nói là lời đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy người cô trong việc truyền trải kiến. Đây là những người dẫn đường chỉ lối sao cho chúng ta tìm đến những kiến thức nhanh và tốt nhất. Họ cùng là những người dạy cho chúng ta những điều hay lẽ phải hay kinh nghiệm trong cuộc sống hay công việc. Vì vậy, chúng ta cần tôn sư trọng đạo.

Nhưng việc “thầy” ở đây có phải là những người ở trường ở lớp? không theo ông cha ta “thầy” có nghĩa rất rộng. Họ không nhất thiết phải đứng trên bục giảng nhưng học dạy cho chúng ta dùng chỉ là một chữ thì họ cũng là thầy của chúng ta. Dù họ chỉ truyền cho chúng ta một chút kiến thức, thêm hiểu biết họ cũng xứng đáng để chúng ta tôn trọng và ghi nhớ công ơn.

Chính vì điều này mà chúng ta thấy rằng thầy cô giáo sáng ngang với cha mẹ. Vì vậy, câu nói “Học thầy không tày học bạn” không hề hạ thập vai trò của người thầy mà là câu nói chỉ ra phương pháp học tốt nhất. Thấy cô giáo là người dạy ta kiến thức, chỉ ra cho ta những con đường đi đến thành công còn chính chúng ta mới là người lựa chọn cách thức để hoàn thành con đường đi đó. Vì vậy, trên con đường đó thì những người đồng hành với chúng là những những người bạn. Và khi chúng ta học cùng bạn, chúng ta sẽ thấy dễ tiếp thu kiến thức hơn và gắt hái được nhiều thành công hơn. Nguyên nhân là vì sao vậy?

Đối với giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay những người thầy người cô luôn có một uy quyền đặc biệt như cha mẹ đối với con cái. Vì vậy, học trò kinh nể thầy nên có nhiều kiến thức chưa hiểu chúng ta cũng ngần ngại chưa dám hỏi thấy. Hoặc là do số lượng học trò quá đông sức thầy cô có hạn nên không thể sâu sát đến từng cá nhân học trò. Từ đó dẫn đến những thiếu sót về kiến thức cả thầy và trò đều không hề nhận ra. Thêm nữa, cách học một chiều cũng dễ dẫn đến sự chán nản và mệt mỏi cho người học vì vậy mà khả năng tiếp thu kém đi.

Ngược lại, học với bạn những người cùng trang lứa, cùng lối sống lối suy nghĩ tâm lý chúng ta thường thoải mái tự do. Trong học tập chúng ta không ai có kiến thức tuyệt đối nên dễ nảy sinh tranh luận, từ những tranh luận này chúng ta mới có những cách giải và sự sáng tạo mới. Đồng thời dễ dàng bổ sung những khuyến khuyết của mình thông qua bạn. Rõ ràng là việc học tập cùng với bạn sẽ là một cách học thông minh và hiệu quả hơn là chỉ học với thầy.

Nhưng vậy, đến đây chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng hai câu tục nhữ này không hề mâu thuẫn với nhau, vì về bản chất là chúng đề cập đến các vấn đề khác nhau. Về thực thế chúng bổ sung, hoàn thiện cho nhau trong từ hoàn cảnh. Chúng ta học tập và tiếp thu kiến thức mới của thấy cô trên lớp trên trường còn ở nhà chúng ta rèn luyện bổ sung lại những kiến thức đó cũng với bạn bè để có thể năm chắc những kiến thức đã học. Những người “thầy” và những “bạn” của chúng ta đều đáng quý và đáng trân trọng vì đó đều là những người đưa chúng ta đi đến thành công.

Bình luận "Không thầy đó mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" – Bài số 3

 Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

   Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng, vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạch đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, xét về mặt ý nghĩa , hai câu trên có mâu thuân với nhau hay không?

   Nếu mới đọc qua, chưa suy nghĩ sâu sắc, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau. Thực tế không phải như vậy. Cả hai câu đều nói đến vai trò của người dẫn dắt là thầy giáo và bạn bè trong học tập.

   Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Chúng ta nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này như thế nào cho đúng?

   Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những tri thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường, chỉ lối, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy người. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao người thầy quả là to lớn.

   Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy trò phải hết sức nỗ lực trong học tập, tiếp thu thì mới mong đạt được kết quả tốt. Như vậy, cố gắng của học sinh cũng là một phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ là nhận xét phiến diện.

   Vai trò của người thầy quan trọng như vậy nhưng trong quá trình học tập, vai trò bạn bè cũng quan trọng không kém nên người xưa cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày ở đây có nghĩa là không bằng). Đánh giá như vậy sợ có thiên lệch chăng? Ở đây, mục đích của người xưa là dùng cách nói cường điệu để nhấn mạnh tác động của bạn bè đối với sự tiến bộ và hiểu biết của mối người. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, ta đem hỏi lại bạn bè. Bạn tận tình hướng dẫn cho mình, tức là bạn cũng đóng vai trò của người thầy cô trong chốc lát.

   Thực tế cho thấy bạn bè tốt giúp đỡ, hỗ trợ nhau rất nhiều điều có ích trong quá trình học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp. Bạn bè cũng trang lứa tạo ra sự thông cảm , gần gũi nên việc học hỏi cũng dễ dàng tiếp thu hơn.

   Vậy ta nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào cho đúng?

   Mỗi học sinh phải chăm chỉ, cố gắng tiếp thu những điều hay lẽ phải do thầy dạy bảo , kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao kiến thức. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Có kính trọng thầy thật sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Có điều gì chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ, ta mạnh dạn hỏi lại bạn bè, tránh thái đọ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học ở tác phong, đạo đức để trở thành con người hữu ích cho xã hội.

   Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Ngày nay, cách học tốt nhất là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn trong học tập. Con đường đến với tri thức là còn đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối , vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.

Bình luận "Không thầy đó mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" – Bài số 4

Gợi ý

“Không thầy đố mầy làm nên. Học thầy không tày học bạn”. Chú trọng đến vai trò đích thực của việc học hỏi ở bạn bè cùng trang lứa ở nhà, giờ lên lớp.

* “Không thầy đố mày làm nên”: Đề cập đến tầm quan trọng của người thầy trong học tập ở trường lớp.

– Mối quan hệ của hai câu tục ngữ: Không đối lập mà bổ sung.

– Bàn luận:

* Mặt tích cực và hạn chế của hai câu tục ngữ trên:

Câu “Không thầy đố mày làm nên”

+ Tích cực: đề cao vai trò quan trọng củạ người thầy trong truyền thụ kiến thức, thái độ trân trọng thầy.

+ Hạn chế: dễ tạo nên tâm lí ỷ lại, thụ động, học vẹt ở học sinh.

Câu “Học thầy không tày học bạn”

+ Tích cực: phát huy được sự năng động, sáng tạo trong học tập.

Động viên được ý thức tập thể, tình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. 

+ Hạn chế: hiểu sai lệch vấn đề: xem thường vai trò của người thầy. 

Hiện tượng làm bài, học bài dùm bạn

“Học thầy không tày học bạn" câu tục ngữ được đúc kết từ quá trình sống và kinh nghiệm sống của cha ông ta, nhưng đã làm cho nhiều thế hệ cháu con đâm ra hoang mang. Vì sao? Vì một câu tục ngữ nhưng lại có hai lời khuyên. Vậy có mâu thuẫn hay không? Xin thưa rằng không: vì cả hai bổ sung cho nhau, giúp ta ta có sự học toàn diện hơn.

“Không thầy đố mày làm nên" là một phát ngôn khẳng định rõ ràng, dứt khoát về vai trò của người thầy dạy. Đã đi học là phải có hai đối tượng: người dạy (thầy (cô) giáo) và người học (học sinh). Và dù có sách trong tay, học sinh chúng ta vẫn rất cần sự chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắn của các thầy. Đó chính là phương pháp, là kĩ năng học sao cho tốt. Thầy đâu chỉ thực hiện chức năng "cầm tay chỉ việc" mà phải chỉ ra đường hướng, cách thức, kĩ năng…

Như vậy, thầy giáo là người đứng trên ta một bậc về tầm hiểu biết tri thức khoa học, đạo lí làm người và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Tôn sư trọng đạo luôn là bài học đạo lí và cũng là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc ta: "Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy" (ca dao).

Còn câu "Học thầy không tày học bạn" (hoặc "Học thầy chẳng tày học bạn"), có nghĩa là học thầy không bằng học bạn. Bạn ở đây là bạn bè, những người cùng trang lứa, cùng vào vai người đi học, cùng nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nữa.

Xuất phát điểm như nhau nhưng trong cuộc đua tri thức lại có thể không giống nhau: Người tiếp thu nhanh, người tiếp thu chậm; người giỏi môn này, người trội hơn môn kia. Vậy là có khi trong một lớp học nào đó, sẽ có "người cao người thấp", xếp hạng bao giờ cũng có người đứng đầu, người "đội sổ".

"Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li". Bởi theo lẽ thường, học trò đi học, thua kém thầy là chuyện đương nhiên; nhưng kém một bạn nào đó dễ làm cho ta cảm thấy tự ái, ngượng ngùng, xấu hổ: "Cũng cơm, cũng gạo, cũng thầy mà sao em kém thế này, em ơỉ" (ca dao). Muốn không "thua chị kém em", chúng ta phải học hỏi với tinh thần cầu thị. Đừng có ngại, hay sĩ diện hão. Bác Hồ từng căn dặn: "Học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân". Vậy thì, học ở trường chính là học từ thầy cô, còn học lẫn nhau chính là học từ bạn bè đấy. Đó cũng chính là một cách học tối ưu. "Một tai nghe thầy, một tai nghe bạn về nhà mẹ giảng, thế là thành… mười tai". Hai câu tục ngữ "Không thầy đó mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" là hai lời khuyên chí lí, hai bài học có giá trị bổ sung cho nhau để đưa ta tới chân trời tri thức một cách hiệu quả nhất.

Trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, cũng không hiếm gì các cặp tục ngữ tưởng như nghịch lí mâu thuẫn. Chẳng hạn: "Giọt máu đào hơn ao nước lã" (Ý nói tình anh em, máu mủ ruột già là cao cả, rất hệ trọng) với "Bán anh em xa mua láng giềng gần" (Phải quan hệ với hàng xóm láng giềng sao cho phải, bởi trong nhiều hoàn cảnh, do anh em xa xôi cách trở không có điều kiện giúp đỡ, chính những người láng giềng tốt bụng kia lại vô cùng hữu ích vào những khi tắt lửa tối đèn).

Đây là hai câu tục ngữ nằm trong hai bối cảnh khác nhau về cách ứng xử tình huống mà mỗi người nên xử lí sao cho hợp lệ. Hay là hai câu "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" và "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", lại thể hiện hai quan niệm liên quan đến cùng về một hiện tượng (quần áo, trang phục). Một câu nói về cách tận dụng trang phục để làm tăng vẻ đẹp hình thể, còn câu kia nói về một quan niệm giá trị thẩm mĩ trong cuộc đời (cốt lõi, bản chất mới là cái quyết định). Chúng vẫn hoàn toàn đúng nếu chúng ta xét trong từng hoàn cảnh phát ngôn.

Vũ Hường tổng hợp

0