16/01/2018, 13:01

Bình luận câu tục ngữ “Cá không ăn muối cá ươn, …” – Văn mẫu lớp 7

Bình luận câu tục ngữ “Cá không ăn muối cá ươn, …” – Văn mẫu lớp 7 Bình luận câu tục ngữ "Cá không ăn muối cá ươn, …" – Bài số 1 Truyền thống đạo lý của dân tộc ta đã quy định một số khuôn mẫu làm người, trong đó có mối quan hệ của con cái đối với cha mẹ,con cháu đối với ...

Bình luận câu tục ngữ “Cá không ăn muối cá ươn, …” – Văn mẫu lớp 7

Bình luận câu tục ngữ "Cá không ăn muối cá ươn, …" – Bài số 1

Truyền thống đạo lý của dân tộc ta đã quy định một số khuôn mẫu làm người, trong đó có mối quan hệ của con cái đối với cha mẹ,con cháu đối với ông bà. Ngoài lòng hiếu kính thì người con còn có bổn phận phải biết vâng lời dạy bảo của các bậc sinh thành. Bổn phận đó được ông bà ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

“ Cá không ăn muối cá ươn,

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”

Bằng cách so sánh hiện tượng cá bị ươn khi không được ướp muối mặn, câu tục ngữ khẳng định nếu con cái mà không biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ thì sẽ hư hỏng. với hình ảnh so sánh thật cụ thể nhưng lại có tính thuyết phục rất cao. Bởi lẽ, cha mẹ là người sinh ta ra, nuôi dưỡng ta nên người, cha mẹ luôn mong muốn con cái của mình ngoan ngoãn và trưởng thành. Cha mẹ rất thương yêu con cái, vì thương yêu nên muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất và bổn phận làm con là phải biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ để trở thành người tốt trong xã hội. Và cha mẹ là người chin chắn, có đạo đức, nên những lời giáo huấn của người là những điều hay lẽ phải, hợp đạo nghĩa.

Hơn nữa, những lời khuyên dạy của cha mẹ thường được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, nên vừa có giá trị đạo đức, vừa có tác dụng thực tiễn. Những điều đó sẽ giúp ta thành  đạt hơn trong cuộc sống và khi bước vào đời ta sẽ đỡ cảm thấy bỡ ngỡ và lạc lỏng hơn nữa. Cho nên nếu như con cái mà không nghe lời cha mẹ thì con cái sẽ trở thành một người hư hỏng vì không cha mẹ nào đi dạy cho con cái những điều xấu, trái đạo đức.

Thực tế cho thấy, lịch sử các triều đại phong kiến nước ta cho thấy vị vua nào không tuân theo lời giáo huấn của tiên vương để chăm lo việc nước mà lại đam mê tửu sắc thì thường bị mất ngai vàng. Và cuộ sống quanh ta đã diền ra biết bao nhiêu cảnh con cái không vâng lời cha mẹ,luôn cãi lời cha mẹ không lo học hành mà thường hay bỏ học trốn học, chơi game, rượu chè, thuốc lá theo lời xúi giục của bạn bè cứ mãi mê ăn chơi rồi dẫn đến sự sa đọa và cuối cùng thì hủy hoại tương lai của mình, trở thành một kẻ thất nghiệp, có khi sa vào các tệ nạn xã hội. Trong khi đó các bạn khác thì vâng lời bố mẹ chăm lo học hành, chăm chỉ làm viecj giúp đỡ bố mẹ và người đó trở thành một người con chăm ngoan hiếu thảo, học hành thành đạt, có địa vị trong xã hội.

Nhưng đôi khi, che mẹ do không nắm bắt được ước mơ, nguyện vọng của con cái nên những lời khuyên bảo của cha mẹ có lúc lại làm cho con mình không thể nào phấn đấu được. Chẳng hạn như, một người muốn chọn học ngành , chọn trường đại học kia cho phù hợp với năng lực, sở thích và đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng cuối cùng phải chiều theo ý bố mẹ chọn ngành nghề không đúng với nguyện vọng uối cùng có nhiều người phải chán nản và không có hướng phấn đấu. Có khi lời khuyên của cha mẹ lại nhắm vào quyền lợi cá nhân, của gia đình, lại xung đột với quyền lợi của xã hội. Trong những trường hợp này,ta cần kiên nhẫn giải thích và thuyết phục cha mẹ thay vì chúng ta vâng lời cha mẹ một cách mù quáng.

Là người con chúng ta phải biết kính trên nhường dưới, vâng lời lễ phép với ông bà cha mẹ. Đạo làm con chúng ta phải giữ trọn chữ hiếu, chúng ta không nên cãi lời ông bà cha mẹ: “ Cá không ăn muối cá ươn,Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Câu tục ngữ là lời giáo dục tình cảm, đạo đức con người về lòng hiếu kính , thương yêu cha mẹ, quan hệ đầy tình nghĩa với hàng xóm,họ hàng, với mọi người chung quanh ta.

Bình luận câu tục ngữ "Cá không ăn muối cá ươn, …" – Bài số 2

Cha mẹ là những người đã có công lao lớn sinh thành ra chúng ta, họ là những người có công lao như trời bể, chính vì thế những lời lẽ mà cha mẹ dành cho chúng ta là những tình cảm chân thành, chân thực và thiêng liêng nhất, chính vì thế dân gian ta mới có câu: “Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”.

Câu ca dao trên ý muốn nói về cách sống và cư xử với những người cha, người mẹ, đã sinh thành ra mình, con phải biết quý trọng và nghe lời cha mẹ, những lời mà cha mẹ dành cho chúng ta là những điều tốt nhất, bởi tình cảm mà cha mẹ dành cho chúng ta là những tình cảm chân thành, gần gũi và thiêng liêng nhất. Cá không ăn muối cá ươn nó là một câu ví và sự so sánh có phần giúp người đọc liên tưởng, như chúng ta đều thấy cá không cho vào ngâm muối sẽ bị ươn và rất khó nấu, nhưng khi cho muối vào, cá sẽ khô và cứng hơn.

Cũng giống như con cái khi biết nghe lời những người cha, người mẹ của mình, thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, những con người luôn được sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, những tình cảm và sự yêu mến mà cha mẹ dành cho chúng ta là những thứ cao lớn như trời bể, không ai có thể sánh bằng.

Chính vì là những người con, chúng ta phải biết vâng lời, và lắng nghe những lời dạy bảo của cha mẹ, có như thế chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, luôn biết coi trọng, giữ gìn và yêu thương những lời mà cha mẹ đã dành tặng cho chúng ta, đó là những tình cảm chân thành, da diết và đúng đắn nhất.

Ca dao chúng ta đã đề cập đến những khía cạnh quan trọng của đời sống, nhắc đến tình cảm gia đình, thì đó là những tình cảm thiêng liêng, chân thành và da diết nhất. Tình cảm đó giúp chúng ta vững vàng hơn cho cuộc sống, cha mẹ luôn là người yêu thương và lo lắng cho chúng ta hết mực, người sẽ luôn bên chúng ta, động viên, chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống.

Một người luôn dành hết tình yêu thương, sự quan tâm, trân trọng và quý mến dành cho những người con của mình, tình cảm đó da diết trong từng nỗi nhớ, nó khắc họa biết bao nhiêu cảm xúc, tình cảm, những giá trị tinh hoa, văn hóa của cuộc sống, để dành tặng cho những người con của mình.

Cha mẹ là người yêu thương, sinh thành, công lao đó không có gì có thể sánh bằng, vì thế công lao trời bể mà cha mẹ dành cho chúng ta, mỗi người con như chúng ta cần phải biết coi trọng và giữ gìn những tình cảm đó, nó là những tình cảm thật đáng trọng, giữ gìn và phát huy mỗi ngày.

Là những người con, chúng ta cần phải biết yêu quý và vâng lời những người cha, người mẹ, họ là những người đi trước chúng ta, họ dành hết những tình cảm chân thành hết cho những người con của mình, chính vì thế, chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị cao lớn đó.

Cá không ăn ươn cá ươn, con cãi lời cha mẹ chăm đường con hư, quả không bao giờ sai, cha mẹ đã là người sinh thành ra chúng ta chính vì thế, chúng ta phải biết coi trọng, không được nói những lời lẽ làm cho cha mẹ buồn lòng, là những người con có hiếu trong gia đình, chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc và luôn dành những tình cảm yêu thương nhất cho cha mẹ của mình. Họ là người đã có công lao lớn cho chúng ta.

Dân tộc ta đã đúc kết ra rất nhiều những câu ca dao có giá trị, bài ca dao này đã để lại cho nhiều người rất nhiều những suy tư, suy nghĩ và cách ứng xử cho có đạo đức, có văn hóa với cha mẹ, luôn phải biết điều chỉnh hành vi của mình cho đúng với tôn ti trật tự trong gia đình. Cha mẹ đã dành cho chúng ta những tình cảm chân thành nhất, chính vì thế, chúng ta cần phải giữ gìn và tôn trọng những người cha, người mẹ của mình.

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết sử dụng những câu ca dao này cho cuộc sống của mình, nó là những câu ca dao tạo nên rất nhiều những bài học có giá trị cho cuộc sống, những giá trị đó đáng được tôn trọng và giữ gìn mỗi ngày.

Câu ca dao trên đã để lại cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ và chúng ta cần phải biết coi trọng và vận dụng những lời cốt lõi mà ông cha ta đã dành tặng cho những người con như chúng ta.

Bình luận câu tục ngữ "Cá không ăn muối cá ươn, …" – Bài số 3

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí từ ngàn xưa. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo làm con. Nếu trái lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó trở nên người tốt. Để khẳng định vai trò răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu:

Cá không ăn muối cá ươn,
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

Bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon.

Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được.

Vấn đề mà câu tục ngữ đặt ra rất đúng. Sự hiểu biết, từng trải trong xã hội khiến cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, có khi cả bằng máu nên lại càng quý báu. Với tình thương yêu vô bờ và trách nhiệm lớn lao, các bậc làm cha làm mẹ không tiếc công sức của mình để nuôi dạy con cái ngày một lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Con váng mình, sốt mẩy, cha mẹ lo đêm, lo ngày. Con học hành tấn tới, cha mẹ vui mừng. Con có biểu hiện không ngoan, cha mẹ đau lòng xót ruột, tìm mọi cách dạy dỗ, giáo dục, giúp con hướng thiện.

Người xưa có câu: Nước mắt chảy xuôi; lại có câu: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mong muốn duy nhất của cha mẹ là con cái trở thành người hữu dụng làm rạng rỡ cho gia đình, Tổ quốc. Cho nên, những bậc cha mẹ chân chính đều dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ.

Phận làm con nên biết rằng trên đường đời, người thầy đầu tiên của con cái chính là cha mẹ. Cha mẹ dìu dắt con những bước chập chững đầu tiên. Cha mẹ dạy con những bài học đầu tiên. Cha mẹ chuẩn bị hành trang cho những đứa con khi bước vào đời. Vì vậy, nghe lời, vâng lời cha mẹ trước tiên là biết vâng theo, tập theo cái đúng. Sau đó là tự mình nhận thấy đúng mà tự giác tiếp thu. Bấy giờ mới rõ những điều cha mẹ khuyên răn, dạy dỗ là điều hay, lẽ phải. Biết nghe, biết vâng lời cha mẹ là tỏ ra biết kính, biết thương, hiếu thảo với cha mẹ.

Trước đây, ông cha chúng ta quan niệm rằng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ; chỉ một lòng thờ mẹ kính cha, nhất thiết không được trái lời. Ngày nay, quan niệm truyền thống ấy có phần thay đổi. Con cái vâng lời cha mẹ, đồng thời cũng có quyền bàn bạc, góp ý với cha mẹ để công việc đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi góp ý, con cái phải giữ thái độ lễ phép và đúng mực.

Cha mẹ gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc, song cha mẹ cũng nên biết lắng nghe tâm tư, tình cảm của các con, hiểu rõ tính nết của con, để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả hơn.

Có như vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới thật sự gắn bó và gia đình sẽ sống trong không khí đầm ấm thuận hòa, tôn trọng lẫn nhau. Đó là các yếu tố để tạo nên hạnh phúc gia đình.

Thực tế xung quanh chúng ta cho thấy có nhiều người con tài đức vẹn toàn. Những Lê Bá Khánh Trình, Đặng Thái Sơn, Trần Bình Gấm, hai anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái… và bao nhiêu bạn con ngoan, trò giỏi là niềm tự hào của gia đình, nhà trường và xã hội.

Bài học đạo đức mà câu tục ngữ trên nêu ra từ xưa đến nay vẫn là một kinh nghiệm quý, nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

Bình luận câu tục ngữ "Cá không ăn muối cá ươn, …" – Bài số 4

Từ xưa, truyền thống của Á Đông là con cái phải thương yêu, hiếu kính, vâng lời cha mẹ. Vì thế ông cha ta đã có câu:

“Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”,

Đấng sinh thành của mình, đã khổ cực nuôi mình khôn lớn, đã trải nghiệm, đi qua cuộc đời nhiều hơn nên cha mẹ có kinh nghiệm sống, những bài học quí giá truyền trao cho con cái, mà những kinh nghiệm, bài học đó đáng lẽ mình phải đi qua nhiều thất bại mới biết được nó.

Vậy “cá ăn muối” là gì? Là cá ướp,thấm muối. ‘’Cá ươn’’ là gì ? Là cá chết, thịt đã biết chất, có mùi hôi. Vậy “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” nghĩa là con cái không nghe lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ là con hư, khó có thể nên người cũng như cá không ăn muối, cá ươn. Con cái phải biết kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con. Vì cha me là những người từng trải , nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cững mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha me là rất cần thiết, quý báu với chúng ta vì vậy chúng ta nên nghe theo.

Trong xã hội buộc chúng ta sống sao cho xứng đáng, “kẻo mang tai mang tiếng”. Bởi vì :”Con dại thì cái mang” hay “Mũi dại thì lái chịu đòn”. Người mình dù nhỏ, hay lớn, lỡ làm sai phạm điều gì, bậc làm cha mẹ vẫn bị mang tiếng, bị xã hội chê cười. Do vậy ngay từ thuở bé, con cái luôn cần sự dạy dỗ của cha mẹ, và khi đến trường được sư dìu dắt của thầy cô về đạo đức và giáo dục. Nhớ lại hồi còn nhỏ ở nhà, lúc nào cũng nghe ông bà biểu phải vâng lời cha mẹ, đi đến đâu cũng nghe người lớn biểu phải vâng lời, đến trường thầy giáo cũng biểu phải vâng lời. Lớn lên ta lập gia đình, khi làm cha, làm mẹ, ta tiếp tục dạy con phải vâng lời kể từ khi con còn chập chững biết đi, mới bập bẹ gọi cha, gọi me, đến khi con cái khôn lớn, trưởng thành…

Mỗi lần cãi lời ông bà, cha mẹ thì bị phạt quì gối, có khi bị cúi đầu khoanh tay xoay mặt vô vách, thậm chí có khi bị đòn nữa. Khi vâng lời, ngoan ngoãn thì được thưởng cho ăn, cho quà, cho đi chơi…Tại sao phải vâng lời cha mẹ? Nay đọc lại thấy ông cha nói cắt nghĩa: ”Cha mẹ là người đã trải việc đời, biết rõ được điều hơn lẽ thiệt”. Vậy cha mẹ có dặn bảo điều gì ta phải nghe lời. Cha mẹ là người đi trước, có kinh nghiệm từng trải, có hiểu biết hơn ta, cha mẹ là ông thầy giáo, con cái phải vâng lời cha mẹ. Bởi vì:”Cá không ăn muối cá ươn”.

Quả không sai, ”cá không ăn muối ắc phải ươn”. Câu cách ngôn này xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam ta ngày xưa, thời không có tủ đá, không có tủ lạnh như bây giờ. “Cá” và “muối” rất gần gũi với người mình, nên đối với tuổi trẻ, dễ tạo ấn tượng, có tánh giáo dục cao. Người xưa không dùng hình ảnh trừu tượng hay ước lệ, hoặc lý luận… nên câu cách ngôn “Cá không ăn muối cá ươn”, dễ được học trò tuổi trẻ chấp nhận. “Cá không ăn muối cá ươn”, ông cha ta viết tiếp: ”Con cải cha mẹ trăm đường con hư”. Nhưng còn một số người không vân lời hay cãi cha mẹ bất hiếu, lễ phép với cha mẹ sẽ bị mọi người khinh thường, không được ai giúp đỡ. Mỗi khi đọc lại chuyện kể vua Tự Đức có lần bị mẹ là bà Từ Dũ phạt. Ai trong chúng ta không thán phục gương hiếu hạnh và vâng lời của vua Tự Đức. Trong phần tiểu dẫn, Luân Lý Giáo Khoa Thư kể câu chuyện giữa Bính và Đinh, có đoạn Đinh nói: ”Cha mẹ tôi dặn tôi câu gì thì lúc vắng mặt, cũng như lúc có mặt, tôi chẳng dám sai lời”. Là ông bà, cha mẹ ai không sung sướng, vui mừng nếu nghe con cháu mình nói được như bé Đinh trong Luân Lý Giáo Khoa Thư.

Bất chợt rờ lên mái tóc bạc, nhận ra chúng ta đều ở tuổi “tri thiên mạng” cả, nhưng vẫn còn có cái ước mơ được ngồi bên mẹ, bên cha để nghe lời từ tốn dặn ta rằng: ”Tài bất thắng đức.Tiền tài như phấn thổ, cha ăn mặn, con khát nước…”

Trong chúng ta, ai cũng có ít nhất một lần cải cha cải mẹ, thậm chí dối cha mẹ nữa .Nhưng đó cũng chính là bài học quí giá cho mỗi chúng ta về giá trị của sự “Vâng lời cha mẹ” là như thế nào. Vâng lời cha mẹ không dừng lại ở giá trị luân lý, hay ở lý do là vì cha mẹ từng trải nhiều kinh nghiệm mà còn là tình thương của con cái đối với cha mẹ. Chúng ta, hồi còn nhỏ chăm chỉ học hành, lớn lên đi làm viêc luôn giữ gìn đạo đức, không dám vi phạm điều xấu bởi lẽ chúng ta thương cha thương mẹ, sợ làm cha mẹ buồn.

Nay đọc lại câu ca dao:”Cá không ăn muối cá ươn, con cải cha mẹ trăm đường con hư”. Chúng ta cảm thấy thật thấm thía biết bao. Cha mẹ là người nuôi lớn ta dạy cho ta điều hay lẽ phải bảo vệ ta. Vì thế chúng ta phải biết kính trọng, vâng lời, học giỏi không cãi và nói dối để cha mẹ vui lòng và được mọi người yêu mến.

Vũ Hường tổng hợp

0