Bình luận chứng minh câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim
Giai thich chung minh cau tuc ngu Co cong mai sat co ngay nen kim – Đề bài: Em hãy viết bài văn làm sáng tỏ câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ ...
Giai thich chung minh cau tuc ngu Co cong mai sat co ngay nen kim – Đề bài: Em hãy viết bài văn làm sáng tỏ câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc: Có công mài sắt có ngày nên kim Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng một hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục. Sắt là một loại kim loại cứng nhưng mài mãi cũng sẽ ...
– Đề bài: Em hãy viết bài văn làm sáng tỏ câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc:
Có công mài sắt có ngày nên kim
Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng một hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục. Sắt là một loại kim loại cứng nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự cố gắng, kiên trì phi thường. Từ thỏi sắt to trở thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được. Mới nghĩ đến, ta đã thấy ngại ngùng. Chẳng ai hơi đâu ngồi kì công mài sắt thành kim như thế. Công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù rất nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì thật là rộng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau. Đó là lời răn dạy: Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.
Bác Hồ từng dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
cũng là nói về tinh thần không ngại khó.
Qua lời Bác dạy ta càng hiểu thêm về sức mạnh của lòng kiên trì, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, cho dù đó là việc “đào núi và lấp biển”.
Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Tấm gương ấy không đâu xa lạ, đó chính là Bác Hồ – Nguời Cha của dân tộc. Đất nước ta được hòa bình tự do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì “bền vững chí” của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước. Ở nơi đất khách quê người Bác đã làm mọi việc để kiếm sống: làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu…
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng
Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya
(Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước)
Biết bao nhiêu vất vả cực nhọc, Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng sự kiên nhẫn của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.
Tấm gương Bác Hồ chói sáng và rực rỡ, trước hết là ở chỗ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Gần gũi với chúng ta không ít những tấm gương sáng đáng khâm phục. Nhà thơ Nguyễn Khuyến nổi tiếng là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.
Những sáng tác của ông là kết quả của một sự rèn luyện không ngừng, không biết mệt mỏi “lao tâm khổ tứ”. Thiên tài không thể một sáng một chiều mà thành công được. Một nhà văn phương Tây đã khẳng định: “Thiên tài là một sự kiên nhẫn lâu dài”. Quả đúng như vậy. Để trở thành một nhà thơ lớn, Nguyễn Khuyến đã trải qua cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu. Theo giai thoại: ông nhà nghèo, mỗi buổi sớm đến trường phải mang theo một cái giậm để sau buổi bình văn đi bắt cá. Quê ông vốn là đồng chiêm trũng nên có rất nhiều. Có những buổi sớm rất lạnh, thầy đồ vẫn thất anh học trò nghèo lam lũ dưới ao sâu. Tối về nhà, không có đèn, anh học trò Nguyễn Khuyến học người xưa bỏ đom đốm vào vỏ trứng hoặc ánh trăng để học bài. Tài năng của Nguyễn Khuyến không chỉ ở thông minh mà còn là sự kiên trì nhẫn nại.
Trong lao động, tấm gương của nhà bác học Lương Định Của đúng là một bằng chứng hùng hồn. Để lai tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày từ tờ mờ đất , ông đa ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn bền bỉ của ông đã đem no ấm đen cho đời. Rồi Mai An Tiêm, rõ ràng nhờ chăm chỉ, kiên trì đã làm chủ cuộc sống nơi đảo hoang không một bóng người.
Trên thế giới, không ai là không biết nhà bác học người Pháp Pie Quyri và Mari Quyri. Họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám tấn bã quặng để tìm một phần mười gam chất phóng xạ radium. Thế mới biết, muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt.
Không chỉ học tập những con người nổi tiếng, mà tấm gương của những người lao động xung quanh mình cũng rất đáng tuyên dương, ở huyện em, mọi người đều yêu quí chị Lan. Chị bị liệt tay phải và một chân. Tuy phải viết bằng tay trái và đi lại khó khăn song chị là học sinh giỏi toàn điện, vừa rồi hai tác phẩm chị đã viết được xuất bản gây tiếng vang lớn. Em nghĩ chị cũng là tấm gương của lòng kiên trì đáng cho chúng ta học tập.
Qua các tấm gương trên, em thấy mình còn phải cố gắng nhiều, trước hết là lòng kiên trì nhẫn nại, không quản khó khăn vất vả để trở thành người công dân tốt. Đó là bước mở đầu của quá trình hình thành nhân cách con người. Là một đứa con trong gia đình, em phải học tập tốt để xứng đáng với lòng tin yêu của cha mẹ. Là một công dân của đất nước, em phải cố gắng tu dưỡng nhiều để trở thành chủ nhân của tương lai.
Lời khuyên răn của ông cha luôn đúng đắn, thiết thực. Nó sẽ có ý nghĩa lớn hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.