Giải thích lời dạy của Bác Hồ: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không …
Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu!” Em ...
Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu!” Em hiểu lời dạy đó như thế nào? Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học, học để làm người, học để giúp đời giúp nước. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nước nhà độc lập, việc ...
Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu!” Em hiểu lời dạy đó như thế nào?
Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học, học để làm người, học để giúp đời giúp nước. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nước nhà độc lập, việc học tập càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì thế, ngay trong năm học đầu tiên dưới chế độ mới trong lời dặn dò trên, Bác Hồ đã nêu rõ mối quan hệ và tác dụng to lớn của việc học tập đối với tiền đồ đất nước.
Thế nào là một đất nước vẻ vang? Thông thường một đất nước muốn được vẻ vang thì trước hết đất nước đó phải độc lập, giàu mạnh. Muốn giữ nền độc lập thì phải có nền quốc phòng vững mạnh. Muốn có được quốc phòng vững mạnh thì phải có nền kinh tế vững mạnh, phát triển. Ta thường nói: “Dân giàu, nước mạnh”. Đó là hai điều song song tồn tại của một đất nước phát triển. Nói “dân giàu” tức là nói đến cảnh nhân dân được ấm no, đầy đủ về đời sống vật chất, thoải mái về mặt tinh thần, có đời sống tiến bộ, có nếp sống xã hội văn minh lành mạnh. Một đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác trên thế giới kính nể, vì đó là một đất nước vinh quang.
Bác Hồ lại nói: “Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu” là như thế nào? Nói như vậy, Bác muốn nhấn mạnh đến sự phấn đấu của toàn dân để đưa nước nhà lên ngang tầm với những quốc gia giàu mạnh tiên tiến trên thế giới. Muốn được như vậy, ngoài việc phải có một nền kinh tế giàu mạnh, Việt Nam còn phải có một nền kinh tế khoa học kĩ thuật hiện đại, một nền văn hóa tiên tiến không những có thể tiếp nhận được tinh hoa của nhân loại mà còn góp phần mình vào sự phát triển chung của nhân loại. Đó là cái đích mà Bác Hồ đặt ra cho nhân dân ta phải đạt tới, sau ngày đất nước thoát khỏi vòng nô lệ. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu cuối cùng mà dân tộc ta hằng ấp ủ qua mấy mươi năm không ngừng lao động và chiến đấu cho tới ngày nay. Vì sao tất cả những điều đó lại “chính là nhờ một phẩn lớn ở công học tập của các cháu”?
Sau hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến, gần cả trăm năm bị nô lệ, rồi liên tục chiến tranh, nhân dân ta đứng trước một đất nước vừa nghèo nàn vừa lạc hậu. Trong khi đó trên thế giới, khoa học kĩ thuật có những bước tiến khổng lồ, mọi mặt đời sống cũng phát triển nhảy vọt. So với những nước tiên tiến ta thua kém quá xa. Muốn đuổi kịp họ ta chỉ có con đường học tập, học cách làm mà người khác đã làm và phải học thật nhanh để rút ngắn dần khoảng cách giữa ta và họ.
Để có được một nền quốc phòng vững mạnh thì ngoài con người ra còn cần tới khoa học kĩ thuật, phương tiện kĩ thuật, con người nắm vững kĩ thuật. Cũng như nói đến kinh tế, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tức là nói đến kĩ thuật. Bởi lẽ đồng ruộng mênh mông, tài nguyên vô tận không thể tự nhiên tạo ra nhiều sản phẩm được. Và đời sống văn hóa muốn phát triển phải dựa vào nền kinh tế phát triển. Muốn được như thế thì cần phải có khoa học kĩ thuật. Muốn nắm được khoa học kĩ thuật thì phải có kiến thức, có trình độ. Không ai có thể làm thay ta điều đó. Nếu không học tập, không có kiến thức, làm sao củng cố được quốc phòng làm sao phát triển kinh tế, làm sao nâng cao trình độ văn hóa…? Vì vậy khi Bác nói: “Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” là Bác nhấn mạnh đến vai trò tương lai của thế hệ thanh thiếu niên sau này. Cách mạng mới thành công, cuộc chiến đấu để giữ nước đang gian khổ, nhưng mười, mười lăm năm sau, thế hệ học sinh hôm nay sẽ là người chủ của đất nước, là lực lượng chủ yếu để dựng nước, phát triển kinh tế và mở mang văn hóa. Vì thế; nhiệm vụ của người đang ngồi trên ghế nhà trường càng trở nên quan trọng và nặng nề vô cùng.