31/05/2017, 11:58

Giải thích bình luận câu tục ngữ Anh em như thể tay chân …

Binh luan cau tuc ngu Anh em nhu the tay chan Rach lanh dum boc kho khan do dan – Nhân dân ta thường khuyên nhau: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên. Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà ...

Binh luan cau tuc ngu Anh em nhu the tay chan Rach lanh dum boc kho khan do dan – Nhân dân ta thường khuyên nhau: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên. Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai công phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống ...

– Nhân dân ta thường khuyên nhau: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.

Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai công phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống gia đình đầm ấm, thuận hòa. Một trọng những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là:

Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần

Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khăng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt.

Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và, ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

Qua hình ảnh so sánh “Anh em như thể tay chân” nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới “Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần” là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau.

“Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. “Lành” tượng trung cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. Ở đây dù trong hoàn cảnh nào “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đã là anh em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.

Câu ca dao nêu lên một vấn đề đạo đức, đồng thời cũng là vấn đề tình cảm – tình anh em. Trong gia đình, anh em đã từng sống chung với nhau từ thuở bé. Đến lúc lớn lên, dù mỗi người có bận bịu vì cuộc sống, vì gia đình riêng thì cũng phải giữ mãi tình cảm cao đẹp đó. Dù hoàn cảnh có khác nhau, người sống sung sướng, hạnh phúc, người sống nghèo khổ đói nghèo thì anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc cho nhau. Giữ mãi tình cảm tốt đẹp ấy là bổn phận của mỗi người con trong gia đình. Yêu thương hòa thuận với nhau là đạo đức, là nhân cách của con người. Gia đình nào có được anh em biết yêu thương, đùm bọc cho nhau là gia đình đó có hạnh phúc.

Ông cha ta khuyên bảo nhắc nhở con cháu phải duy trì tốt tình cảm cao quý đó trong gia đình là vì đây là truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Hơn nữa, trong thực tế cuộc sống cũng như lịch sử đã khẳng định: chính tình yêu thương đùm bọc lần nhau giữa anh em trong gia đình được nhân rộng ra thành tình thương yêu đồng loại đã giúp cho nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách tưởng chừng như nhân dân ta không vượt qua được.

Những thiên tai lũ lụt đã gây biết bao tang thương đói khổ cho dân lành, nếu không có tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình anh em một nhà, một nước, thì liệu đất nước ta, dân tộc ta đứng dậy nổi không? Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã có sự “đùm bọc” đỡ đần để tiếp thêm sức mạnh chiến thắng kẻ thù.

Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cùng cần. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.

Câu ca dao đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi ngày càng diễn ra nhiều sự việc đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy ngẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó, để sống đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.

0