Bình luận niềm tin vào sức mạnh của chính nghĩa qua truyện cổ dân gian của người xưa
Lấy dẫn chứng từ các thần thoại, truyền thuyết cổ tích, em hãy chứng minh nhận xét sau đây: Qua truyện cổ dân gian, người bình dân ngày xưa thể hiện một niềm tin vững chắc ở sức mạnh của chính nghĩa. PHẤN TÍCH ĐỀ 1. Thể loại: Chứng minh một nhận xét về nội dung truyện cổ dân gian. 2. Nội dung: Niềm ...
Lấy dẫn chứng từ các thần thoại, truyền thuyết cổ tích, em hãy chứng minh nhận xét sau đây: Qua truyện cổ dân gian, người bình dân ngày xưa thể hiện một niềm tin vững chắc ở sức mạnh của chính nghĩa. PHẤN TÍCH ĐỀ 1. Thể loại: Chứng minh một nhận xét về nội dung truyện cổ dân gian. 2. Nội dung: Niềm tin vững chắc ở sức mạnh của chính nghĩa ở một số thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. 3. Tư liệu: Có thể dẫn chứng phân tích: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh ...
Lấy dẫn chứng từ các thần thoại, truyền thuyết cổ tích, em hãy chứng minh nhận xét sau đây: Qua truyện cổ dân gian, người bình dân ngày xưa thể hiện một niềm tin vững chắc ở sức mạnh của chính nghĩa.
PHẤN TÍCH ĐỀ
1. Thể loại: Chứng minh một nhận xét về nội dung truyện cổ dân gian.
2. Nội dung: Niềm tin vững chắc ở sức mạnh của chính nghĩa ở một số thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích.
3. Tư liệu: Có thể dẫn chứng phân tích: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt và truyện Tấm Cám.
DÀN BÀI THAM KHẢO
I. ĐẶT VẤN ĐỂ
– Xã hội cũ, ngày trước đầy rẫy bất công, người lao động nghèo khổ hứng chịu bao áp bức, thiệt thòi.
– Thế nhưng, hơn ai hết, lớp người đông đảo này luôn luôn tin tưởng vững chắc vào sức mạnh của chính nghĩa.
– Bởi vậy, trong các truyện cổ tích dân gian, sản phẩm tinh thần của họ – niềm tin ấy được phản ánh khá rõ nét.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thần thoại “Sơn Tinh – Thủy Tinh”
– Thủy Tinh là hiện thân của nạn lũ lụt, sự tàn phá dữ dội. Thủy Tinh tượng trưng cho cái ác, cho lực lượng phá hoại cuộc sống bình yên của con người.
– Sơn Tinh là hiện thân cho sức mạnh to lớn của người lao động, trong cuộc chinh phục thiên nhiên. Sơn Tinh tượng trimg cho cái thiện, cho lực lượng bảo vệ cuộc sống.
– Cái thiện thắng cái ác: Sơn Tinh thắng Thủy Tinh.
– Thủy Tinh liên tục trả thù, nhưng liên tục thất bại: Nước sông dâng lên bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu” thể hiện ước mơ và niềm tin chiến thắng thiên tai của người đời xưa.
2. Truyền thuyết “Thánh Gióng”
– Thánh Gióng có công lớn là đánh tan giặc Ân xâm lược, đem lại cuộc sống thái bình cho đất nước.
– Thánh Gióng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, yêu chính nghĩa, tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh phi thường trong cuộc chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
3. Cổ tích “Cây tre trăm đốt”
– Anh Khoai là người lương thiện, dễ tin. Phú ông đại diện cho cái ác, luôn có những thủ đoạn xảo trá để bóc lột, lừa gạt người hiền lành.
– Vì sao Bụt đã giúp anh Khoai? Bụt trong truyện cổ tích thể hiện mơ ước của nhân dân lao động ngày xưa mong muốn cái thiện thắng cái ác, trong điều kiện nhân dân lao động chưa đủ sức mạnh để tiêu diệt cái ác.
4. Truyện cổ tích “Tấm Cám”
– Mẹ con Cám (cái ác) vô nhân, xảo quyệt, cướp mất của Tấm (cái thiện) mọi niềm vui, hạnh phúc, trút giỏ tép, giết con bống, bắt Tấm ngồi nhặt thóc, trong khi chúng đi xem lễ hội.
– Chúng giết Tấm nhiều lần: chặt cây cau, ăn thịt vàng anh, cây xoan đào, đốt thiêu khung cửi.
– Bụt giúp đỡ Tấm. Cuối cùng, Tấm làm hoàng hậu, hạnh phúc mãi mãi. Mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
– Thời xưa, nhân dân chưa phát huy được sức mạnh làm chủ xã hội, chính nghĩa (cái thiện) không phải lúc nào cũng toàn thắng. Nhiều lúc cái thiện phải tạm thời thua, nhưng cuối cùng, nhất định cũng sẽ chiến thắng.
– Bởi vậy, trong các sản phẩm tinh thần của mình, đặc biệt là trong truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, nhân dân lao động thường gửi gắm niềm tin vững chắc của mình ở sức mạnh của chính nghĩa nhằm đề cao, khẳng định đạo lí làm người. Bởi vậy, Sơn Tinh, Thánh Gióng, Anh Khoai, Cô Tấm, những hiện thân của chính nghĩa, kết cục đều chiến thắng.