Bình luận câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”- Văn hay lớp 9
Bình luận câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”- Văn hay lớp 9 Bình luận câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Dương Dân tộc ta có nhiều truyền thống trong đó truyền thống tương thân tương ái lá lành đùm lá rách là truyền thống cao đẹp và ...
Bình luận câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”- Văn hay lớp 9
Bình luận câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Dương
Dân tộc ta có nhiều truyền thống trong đó truyền thống tương thân tương ái lá lành đùm lá rách là truyền thống cao đẹp và phổ biến trong dân tộc việt nam, như chúng ta ai ai cũng đều biết đến truyền thống thương người như thể thương thân, và mỗi chúng ta cần phải học tập và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Là lành đùm lá rách nghĩa đen của câu tục ngữ này lá lá không rách thì có thể đùm bọc lá rách, nhưng ý nghĩ sâu xã của câu tục ngữ này muốn nói đó là tình yêu thương giữa con người với con người,chúng ta cần phải có tấm lòng tương thân tương ai, cần phải giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn. Ai ai trong cuộc sống này cũng đều phải vấp phải những khó khăn và cả những nghiệt ngã trong cuộc sống vì vậy dũng cảm vượt qua và được sự giúp đỡ của người khác thì chúng ta sẽ có một cuộc sống tươi đẹp. Truyền thống lá lành đùm lá rách là truyền thống tốt đẹp đã có từ xưa tới nay, chúng ta luôn luôn tự hào về truyền thống cao đẹp đó, mỗi con người chúng ta đều phải có tấm lòng nhân đạo, những lúc cuộc sống tốt đẹp hay những lúc khó khăn hoạn nạn chúng ta sẵn sang vẫn có thể giúp dỡ những hoàn cảnh xấu số hơn ta vượt qua những khó khăn và cả những thử thách trong cuộc sống.
Dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào vì dân tộc mình có những truyền thống tốt đẹp, chúng ta những con người đang sống trong một xã hội luôn chưa đựng những khó khăn và cả những thử thách đang phải sống và cần phải có tấm lòng nhân đạo cao thượng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn, mỗi con người chúng ta ai ai cũng đều phải thương người như thể thương thân, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Trong chiến đấu xưa an hem một lòng chúng sức để chống lại kẻ thù xâm lược, chúng ta cần phải tương thân tương ái, đoàn kết với nhau để có thể vượt qua những khó khăn, luôn giúp đỡ nhau để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống này. Nhiều những hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải giúp đỡ và động viên học khi họ vấp ngã trong cuộc sống, không có chúng một huyết thống nhưng chúng ta đều tự hào là người con của đất việt, một mảnh đất có nhiều truyền thống tốt đẹp và cao quý thiêng liêng.
Trong xã hội xưa chúng ta đã gặp rất nhiều những tấm gương sáng về sự thương yêu và đùm bọc lẫn nhau như Chủ Tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam đã rất sáng suốt khi đưa ra chiến lược nhường cơm sẻ áo đây là một chương trình có chưa đựng tấm lòng nhân đạo sâu sắc chúng ta phải tự hào vì người cha già của dân tộc này, chương trình đã cứu đói được rất nhiều đồng bào đang lâm vào tình trạng khó khăn gian khổ, bác hồ đã hiểu được những khó khăn của nhân dân vì vậy bác đã gành hết tấm lòng thương dân của mình và với tài nằng của người đã sáng kiến ra chương trình với mục đích tương thân tương ái, chúng ta luôn luôn tự hào về người cha già của dân tộc Việt Nam người luôn luôn có tấm lòng nhân ái và sẵn sang hi sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc Việt Nam.
Có rất nhiều những chương trình mà nhà nước đã triển khai để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, chúng ta cần phải giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn và thử thách cho cuộc sống như “ chương trình làm từ thiện” đây cũng là chương trình được tổ chức ra nhằm giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta cần phải tích cực tham gia những chương trình nhân đạo để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người đang bệnh tật để họ thoát khỏi những điều xấu trong cuộc sống, họ vươn lên để thoát khỏi cái đói, cái khổ, bệnh tật đang năm trong con người của họ. Những chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những cá nhân có những thói ích kỉ chỉ nghĩ tới bản thân mà không lo cho an nguy của người khác những người đó chúng ta cần phê phán sâu sắc.
Chúng ta cần phải đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ mọi người xung quanh, nhiều những tấm gương sáng chúng ta cần phải học tập và nói theo, đây đều là những truyền thống cao quý của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải phát huy những truyền thống cao quý đó của dân tộc mình, nên sống có đạo đức và hiểu được những giá trị đích thực của cuộc sống này.
Bình luận câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" – Bài làm số 2
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S-bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam chịu đựng không biết bao nhiêu tai trời ách nước: giặc ngoại xâm, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, đói kém… Cứ mỗi lần vượt qua một khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau một cách sống:
Lá lành đùm lá rách.
Ta cần hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để thấm nhuần lời nhắn gửi của ông cha ta để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thôn, hoạn nạn. Lúc ấy nếu tự một mình xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết, đầy nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói "Lá lành đùm lá rách" là nói đến thái độ nhường cơm sẻ áo giữa những người cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng trên cùng một đất nước. Tuy có "lành", có "rách" nhưng cũng là "lá". Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi một người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là "lá lành, đùm lá rách", sự giúp đỡ có thể là không nhiều, nhưng nhiều lúc rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua cơn hoạn nạn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả tạo ra một sự góp sức rất to lớn.
"Lá lành đùm lá rách", đó là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân bản là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi gần hai chục năm trở lại đây, truyền thống "Lá lành đùm lá rách" đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai họa ghê gớm. Những trận bão ở miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ…, làm cho nhiều đồng ruộng bị tàn phá. Lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học… bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, dần dần nỗi đau mất mát được xoa dịu, người dân trở lại với cuộc sống có cơm ăn áo mặc. Những tin tức về trận bão đã được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp vào phần nhỏ bé.
Một khía cạnh nào đó, hành động "Lá lành đùm lá rách" không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín, mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác cũng chính là giúp mình, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững, vượt lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, "Lá lành đùm lá rách" không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt mà đã trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp chút ít tiền bạc, quần áo cho một trại phong, một trại nuôi dưỡng người già neo đơn, một trại trẻ mồ côi, một gia đình khó khăn, một người tàn tật… Nhân những dịp tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thôn.
"Lá lành đùm lá rách", câu nói ngày xưa chỉ mang một ý nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lấm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sông phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thôn, hoạn nạn. Lúc ấy nếu tự một mình xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết, đầy nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói "Lá lành đùm lá rách" là nói đến thái độ nhường cơm sẻ áo giữa những người cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng trên cùng một đất nước. Tuy có "lành", có "rách" nhưng cũng là "lá". Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi một người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là "lá lành, đùm lá rách", sự giúp đỡ có thể là không nhiều, nhưng nhiều lúc rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua cơn hoạn nạn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả tạo ra một sự góp sức rất to lớn.
"Lá lành đùm lá rách", đó là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân bản là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi gần hai chục năm trở lại đây, truyền thống "Lá lành đùm lá rách" đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai họa ghê gớm. Những trận bão ở miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ…, làm cho nhiều đồng ruộng bị tàn phá. Lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học… bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, dần dần nỗi đau mất mát được xoa dịu, người dân trở lại với cuộc sống có cơm ăn áo mặc. Những tin tức về trận bão đã được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp vào phần nhỏ bé.
Một khía cạnh nào đó, hành động "Lá lành đùm lá rách" không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín, mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác cũng chính là giúp mình, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững, vượt lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, "Lá lành đùm lá rách" không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt mà đã trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp chút ít tiền bạc, quần áo cho một trại phong, một trại nuôi dưỡng người già neo đơn, một trại trẻ mồ côi, một gia đình khó khăn, một người tàn tật… Nhân những dịp tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thôn.
"Lá lành đùm lá rách", câu nói ngày xưa chỉ mang một ý nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lấm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sông phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Bình luận câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" – Bài làm số 3
Tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bậc trong quan niệm sống của người xưa. Bên cạnh những câu ca dao tục ngữ thông dụng như: “thương người như thể thương thân”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” nhân dân ta thường nhắc nhở “Lá lành đùm lá rách”. Đó là bài học về đạo lý làm người của những người cùng trong một nước. Câu tục ngữ trên nêu lên một quan niệm: là con người phải biết thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Với đà phát triển như hiện nay, câu tục ngữ này có còn giá trị tốt đẹp nữa không?
Câu tục ngữ: “lá lành đùm lá rách” gợi lên một hình ảnh quen thuộc gần gũi với sự việc bình thường trong cuộc sống. Hình ảnh chiếc lá lành đùm bọc che chở cho chiếc lá rachs khiến người ta nghĩ đến chiếc bánh chưng, bánh ú. Nhìn vào chiếc bánh ấy ta thấy được bên ngoài là một chiếc lá lành nguyên vẹn và nhiều lớp lá dày đặc bên trong không được lành lặn và đã được che kín bởi lớp lá lành bên ngoài. Sự việc ấy đã gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa người với người. hình ảnh chiếc lá lành tượng trưng cho những người giàu có, hạnh phúc. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của những người nghèo khổ, khó khăn, hoạn nạn. vì vậy người người may mắn được có cuộc sống đầy đủ về vật chất cần phải giúp đỡ đùm bọc cho người thiếu thốn không may mắn. Sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau này là một tình cảm đẹp và cao cả, là đạo lý làm người của dân tộc ta.
Thật vậy, là người sống trong một xã hội không ai sống lẽ loi đơn độc mà phải có mối quan hệ từ gia đình đến ngoài xã hội. Tuy lành hay rách thì vẫn là lá, tuy giàu sang hay nghèo hèn thì vẫn là con người. Nếu những chiếc lá mà vẫn biết che chở cho nhau, vậy làm người chẳng lẻ làm người ta không biết thương yêu đùm bọc nhau. Do đó, việc thương yêu đùm bọc nhau là thái độ nhường cơm sẻ áo cho nhau của những người cùng sống trong một xã hội, một cộng đồng, một đất nước. Tuy mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau nhưng nếu ta biết cảm thông, giúp đỡ nhau thì mới tạo được tình đoàn kết thân ái trong quan hệ giữa người với người. Và đây là cơ sở nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Và cũng chính từ tư tưởng tình cảm này đã giúp nhân dân ta vượt qua được khó khăn gian khổ trong những cuộc kháng chiến để có cuộc sống như ngày hôm nay. Rồi những năm tháng thiên tai bão lụt dữ dội gây thiệt hại mất mát nặng nề về tài sản và sinh mạng con người thì với tinh thần một miếng khi đói bằng một gói khi no,sự nhiệt tình giúp đỡ của đồng bào nên những đau thương cũng vơi đi dần, cuộc sống của nạn nhân cũng dần dần ổn định trở lại.
“lá lành đùm lá rách” không chỉ có nghĩa là giúp đỡ người khác mà còn là giúp đỡ cho chính bản thân mình. Vì khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui cho người khác thì cũng chính là ta đã đem niềm vui, hạnh phúc cho mình,như danh ngôn có câu: “niềm vui hạnh phúc của một người là đem lại niềm vui cho nhiều người”. thật vậy, khi ta giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn tứclà ta đã tạo điều kiện cho họ vươn lên trong cuộc sống, cũng có nghĩa là ta đã góp phần làm cho đất nước giàu mạnh. Việc làm này vừa thể hiện tinh thần nhân đạo cũng vừa là phẩm chất đạo đức của người có văn hóa.
Thế nhưng, trong xã hội hiện bnay vẫn còn không ít người chỉ sống cho riêng mình,thờ ơ trước những khó khăn của người khác. Họ sống vui vẻ, phề phỡn trước nỗi đau của người khác, của đồng loại, đồng bào,họ ngoảnh mặt trước cảnh “màn trời chiếu đất” của nạn nhân thiên tai mà không chút xót thương. Hạng người này thật đáng phê phán và chê trách. Ta cũng nên hiểu rằng giúp đỡ người khác không có nghĩa là sự bố thí, ban ơn mà sự giúp đỡ phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ sự cảm thông chứ không phải vì mục đích cá nhân thấp hèn để gây tăm tiếng cho mình. Được như vậy thì việc làm trên mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. ngược lại, người được hưởng sự giúp đỡ không nên ỷ lại, lười biếng lao động, sống nhờ vào tình thương người khác mà phải cố gắng vươn lên vượt qua khó khăn để rự tạo cuộc sống cho riêng mình.
Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa nhỏ hẹp trong xóm làng, địa phương nữa mà nó mang nội dung rộng lớn hơn và đã trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội.
Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” là một bài học vô cùng sâu sắc về đạo lí làm người. mỗi người chúng ta hôm nay cần suy ngẫm và thực hiện tốt lời day trên để xứng đáng là người của thế hệ mới.
Bình luận câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" – Bài làm số 4
Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là những trang sử hào hùng. Bên cạnh lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta đó còn là tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Ông cha ta đã từng dạy dỗ con cháu truyền thống tốt đẹp ấy với câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”.
Câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đã đúc rút được qua cuộc sống hàng ngày. Cách nói rất ngắn gọn chỉ có 5 tiếng nhưng giàu hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng thể hiện được bài học đáng quý của cha ông. Đọc câu tục ngữ, ta thấy câu mang hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Về nghĩa đen, ta hiểu “ lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn,vẫn mang hình dáng của chiếc lá. Còn “ lá rách” là những chiếc lá đã bị khiếm khuyết đi một phần nào đó của chiếc lá, không còn giữ nguyên dạng chiếc lá. Chúng ta đã rất quen thuộc với những chiếc lá, đó có thể là lá chuối, lá dong mà các bà các mẹ dùng gói bánh hàng ngày… Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta lại lấy hình ảnh chiếc lá để gửi gắm lời dạy của mình, mà để thấy được lá là một vật rất quen thuộc, khi mượn chiếc lá để gửi lời người nghe sẽ dễ hiểu được lời dạy ấy. Từ hình ảnh quen thuộc gần gũi mà chất chứa bài học sâu sa. Đấy là nghĩa đen của chiếc lá,còn nghĩa ẩn là: “ lá lành” chỉ những người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc,may mắn. “ Lá rách là chỉ những người thiếu may mắn, gặp nhiều khó khăn bất hạnh trong cuộc đời, còn động từ “ đùm” chỉ sự đùm bọc,che chở,giúp đỡ lẫn nhau.Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” là lời dạy sâu sắc: là con người trong cùng một cộng đồng chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, hướng tới một cuộc sống cùng nhau ấm no.
Dân tộc ta là những người con cùng sinh ra trong bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con Rồng cháu Tiên, cùng chung một dòng máu Lạc Hồng. Tất cả chúng ta cùng sinh sống trên một khu vực, cùng nhau chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Câu ca dao đã viết:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”
Từ ngàn xưa,cha ông ta với lời đúc rút ấy đã trải qua cuộc sống cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn,cùng nhau nhường cơm sẻ áo cho nhau.Sự yêu thương,đùm bọc ấy đã giúp cả dân tộc ta cùng nhau chống lại những khó khăn do thiên tai,những cuộc xâm lược của ngoại bang.
Cho đến nay lời dạy của cha ông vẫn đúng. Dân tộc ta vẫn phát huy truyền thống tốt đẹp ấy: yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Dân tộc ta còn nhớ rất rõ cái đó năm 1945 làm cho hơn hai triệu người chết, ngay sau khi giành chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi cả dân tộc cùng giúp đỡ nhau với các khẩu hiệu “ một gói khi đói bằng một gói khi no”, “ nhường cơm sẻ áo”. Nhân dân ta đã cùng nhau giúp đỡ qua những ngày gian khổ của Tổ quốc. Cho đến hôm nay, Đảng và nhà nước ta vẫn dành nhiều hoạt động thể hiện truyền thống cao đẹp ấy. Đó là những chương trình Vì người nghèo – giúp đỡ những gia đình khó khăn, chương trình Lục Lạc Vàng, Chương trình vì miền Trung thân yêu giúp đỡ nhân dân miền Trung vượt qua nhưng khó khăn do thiên tai, nhân dân cả nước hướng về miền Trung ruột thịt. Ngay tại ngôi trường em đang học cũng có nhiều hoạt động giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn đến trường để được học tập và vui chơi cùng nhiều hoạt động khác.
Như vậy, với câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” ta thấy được lời dạy của cha ông vẫn còn thấm sâu trong mỗi người dân Việt Nam. Lời dạy ấy vẫn phát huy cho đến ngày nay và mãi mãi về sau. Lòng yêu thương người, giúp đỡ nhau đã là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Là học sinh,em thấy mình phải biết thương yêu anh chị em trong gia đình, phải biết giúp đỡ bạn bè trong lớp lúc khó khăn, bản thân học tập thật tốt để sau này có thể giúp đỡ nhiều người hơn.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Giải thích câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” – Văn hay lớp 8
- Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Văn hay lớp 12
- Nghị luận xã hội về tính tự tin và tự phụ – Văn hay lớp 12
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Văn hay lớp 7
- Thuyết minh về lễ hội – Văn hay lớp 8
- Nghị luận xã hội về câu nói: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái – Văn hay lớp 12
- Giải thích và bình luận câu tục ngữ “Ta về ta tắm ao ta, …” – Văn hay lớp 7
- Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) – Văn hay lớp 12