Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên -Văn hay lớp 9
Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên -Văn hay lớp 9 Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Bài số 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có nhiều kỉ niệm về buổi tựu trường. Riêng tôi, kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà ...
Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên -Văn hay lớp 9
Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Bài số 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An
Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có nhiều kỉ niệm về buổi tựu trường. Riêng tôi, kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà tôi không thể nào quên.
Tôi còn nhớ rất rõ, đêm trước ngày khai giảng hôm ấy, mẹ đã chuẩn bị rất chu đáo sách vở cho tôi. Nào là sách tiếng việt, sách toán, bút chì, cục gôm.Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn lo sợ và kiểm tra lại. Trong đầu tôi có những suynghĩ non nớt: “Cô giáo lớp tôi có hiền không?, Bạn bè có bắt nạt tôi không?”.Tôi suy nghĩ và trằn trọc sau đó tôi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm ấy, mẹ chở tôi đến trường. Như mọi ngày, tôi và mẹ vẫn thường đi trên con đường này nhưng sao hôm nay thấy lạ quá! Nó dài hơn so với mọi ngày.
Khác với mọi ngày. Mẹ tôi hôm nay “im lặng” và ít nói làm cho tôi thấy hồi hộp và lo lắng. Cây cối hai bên đường dường như xanh hơn. Những làn gió mát rượi thổi khiến làn tóc tôi bay bay. Tất cả cứ như thúc giục tôi và lôi cuốn tôi trong một cảm giác lạ lùng. Ngôi trường tôi rộng và xinh xắn làm sao! Một khuôn viên rộng lớn mà tôi chưa đặt chân đến bao giờ. Ngôi trường nổi bật nhất là dòng chữ “Trường Tiểu học số 1 Phổ Văn” với những lá cờ đủ màu phấp phới tung bay. Mẹ dẫn tôi vào trường. Tôi rụt rè không dám xa mẹ. Cũng như tôi, mấy bạn học sinh mới cũng được ba mẹ chở đến trường và cũng e ấp, rụt rè bên người thân. Mấy anh chị lớp lớn đã quen lớp, quen trường cười nói rất vui vẻ.
Bỗng ba hồi trống giòn giã “Tùng! Tùng! Tùng!” Buổi lễ khai giảng đã bắt đầu. Giọng thầy hiệu trưởng vang lên: “Tập hợp học sinh lại để chuẩn bị cho buổi lễ”. Mẹ dẫn tôi đến chỗ cô Trần Thị Bích Lam – cô giáo chủ nhiệm lớp tôi gởi tôi cho cô rồi mới yên tâm đi làm. Tim tôi đập thình thịch và tôi rất buồn khi phải rời xa tay mẹ. Cô Lam dẫn tôi đến chỗ các bạn và hướng dẫn cho chúng tôi xếp hàng ngay ngắn. Giờ phút quan trọng đã đến với tôi. Tôi chăm chú nghe thầy hiệu trưởng phát biểu. Những lời chào và những lời chúc của thầy của cô mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Tiếng trống đánh chào mừng buổi lễ thật đều. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị lớp lớn và các thầy cô giáo.
Thay mặt cho những học sinh trong trường, một bạn học sinh đứng lên phát biểu những cảm xúc của mình và lời hứa “Cố gắng học thật tốt để trở thành con ngoan – trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ”. Buổi lễ đã kết thúc trongtiếng vỗ tay không ngớt của học sinh. Chúng tôi được cô giáo dẫn vào lớp học và bắt đầu tiết học đầu tiên. Cô dạy cho chúng tôi làm toán và học chữ “a, b, c” đầu tiên. Tôi được cô xếp ngồi cùng chỗ với bạn Nguyễn Uyển Nhi – bạn cũ của tôi.
Năm tháng đã qua đi, bây giờ tôi đã là học sinh lớp 8. Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên tôi vẫn còn nhớ mãi. Tôi thầm cảm ơn cha mẹ, thầy cô đã dìu dắt tôi trở thành người
Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Bài số 2
Có lẽ ai cũng có một kỉ niệm cho riêng mình? Dù kỉ niệm đó vui hay buồn thì chúng ta sẽ mãi lưu giữ trong trái tim của mình, tôi cũng vậy… Tôi cũng có một kỉ niệm nhớ mãi trong tim mình và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên nó. Kỉ niệm là một lần chơi đùa, tôi đã làm vỡ lọ hoa yêu quý nhất của mẹ..
Sau nhũng ngày học căng thẳng thì chủ nhật là ngày tôi được nghỉ ngơi, chơi đùa. Thấy trong nhà hơi bừa bộn, tôi lấy cây chổi ra dọn dẹp nhà cửa. Đang dọn dẹp, tôi vô ý chạm vào lọ hoa mà mẹ quý nhất và làm vỡ nó. Tôi hoảng sợ giật mình:
– Chết rồi! Linh ơi! Mày làm vỡ lọ hoa mà mẹ quý nhất rồi! Làm sao đây! Làm sao đây!
Lọ hoa này là của một người bạn thân của mẹ tôi tặng mẹ tôi sinh nhật lúc ba mươi năm tuổi. Bây giờ, bác ấy ra tận miền Nam sinh sống mà ở rất xa nhà tôi. Lọ hoa hình bầu dục, màu xanh lam, in hình những cánh hoa sen trông rất đẹp. Miệng lọ hoa ngả ra làm năm phía nên mỗi khi cắm hoa mẹ tôi thường cắm năm bông vào. Mẹ bảo tôi.
– Đây là lọ hoa mà mẹ rất quý. Bởi lọ hoa này tượng trưng cho tình bạn giữa mẹ và một người bạn ở miền Nam. Con hãy giữ gìn như mẹ làm nhé!
-Vâng! Con sẽ làm theo lời mẹ dặn ạ!- Tôi quả quyết ói với mẹ.
Nhớ lại lời đã hứa với mẹ, lòng tôi day dứt đến làm sao! Nếu bây giờ mẹ biết liệu mẹ có tin tưởng tôi nữa không!…Bao nhiêu suy nghĩ cứ hiện ra trong đầu của tôi. Rồi tôi chọn cách nói rối để mẹ vẫn tin tưởng tôi.Tôi nghĩ
– Hay là mình quét một góc nào đó để mẹ không biết!
– Ồ không! Nếu mình làm thế mẹ sẽ biết ngay.Tôi suy nghĩ ý tưởng rồi quả quyết ý tưởng sẽ thất bại.
– À! Bây giờ mình cứ để yên “ hiện trường vụ việc” rồi đi chơi. Khi nào mẹ về mình nói không biết – tôi nảy ra ý tưởng khác còn hay hơn ý tưởng đầu.
Kế hoạch đó được tôi thực hiện khi mẹ tôi trở về nhà. Tôi “Giả vờ” đi chơi về rồi mẹ tôi gọi lại bảo:
– Linh ơi! Con có biết ai làm vỡ lọ hoa không?
– Dạ! con không biết đâu mẹ ạ! Vừa nãy con đi chơi mới về mà.
Tôi khẳng định với mẹ là tôi không làm gì.
– Ừ! Thế thôi nhé! Con đi chơi đi! – Giọng mẹ tôi buồn buồn cùng với nét mặt khi nói với tôi.
Tôi đi lên tầng và cứ suy nghĩ mãi về nét mặt và giọng nói của mẹ lúc nãy khi nói với tôi. Nhìn thấy nét mặt ấy, giọng nói ấy tôi có thể hiểu được mẹ đang rất buồn vì lọ hoa “tan vỡ”. Mẹ đang suy nghĩ lọ hoa vỡ thế này thì khi người bạn ấy về mình phải nói sao đây! Liệu tình bạn của mẹ có giữ được không? Tôi cảm thấy mình thật tồi tệ khi đã nói dối mẹ như thế. Tôi đã làm mẹ buồn rồi! Bây giờ liệu lời xin lỗi mẹ của tôi có còn “giá trị” nữa không? Hay là khi nghe xong là tôi có một trận đòn nhừ tử. Chẳng lẽ, mình chỉ sợ “ăn đòn” mà để mẹ buồn sao! Không! Tôi sẽ không làm như thế!
Rồi tôi đến phòng mẹ. Tôi nói:
– Mẹ ơi! Lọ hoa vừa nãy vỡ là do một người làm đấy mẹ ạ!
Mẹ hỏi tôi:
– Thế ai làm hả con! Nói cho mẹ biết đi!
Rồi tôi ấp úng trả lời!
– Dạ.. Dạ…Người đó …Người đó…chính là….con…con
Tôi co rúm, nhắm mắt lại để mẹ mắng tôi…Nhưng không phải như vậy! Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ chạm vào người tôi âu yếm nói:
– Là con sao!
Tôi nói:
– Sao mẹ không đánh hay mắng con đi ạ! Con là người làm sai mà!
Mẹ tôi nói:
– Con muốn vậy sao?
Tôi trả lời:
– Vầng ạ! Con đã “Sẵn sàng”.
Rồi tôi lại nhắm mắt, co rúm người lại để “Sẵn sàng” trận đánh của mẹ…Nhưng không phải vậy!Mẹ đã tát nhẹ vào má tôi rồi nói:
– Đấy là hình phạt của mẹ dành cho con! Mẹ sẽ không trách con đâu! Vì con đã biết nhận lỗi trước sai lầm của mình! Lọ hoa ấy vỡ sẽ không chia rẽ được tình bạn của mẹ và cô ấy đâu!
Rồi tôi “vâng mẹ” ôm mẹ một cách âu yếm. Có lẽ đó đúng là hình phạt của tôi. Những suy nghĩ ăn đòn của tôi lúc nãy không phải như vậy mà mẹ đã dạy cho tôi cách làm người.- Một bài học quý giá: Có lỗi phải biết sửa sai.
Ôi! Kỉ niệm đẹp ấy sẽ lưu giữ trong tim tôi! Không những nó đã dạy tôi một bài học đường đời mà nó còn dậy tôi một kĩ năng sống vô cùng quý giá: “ Làm sai phải biết sửa sai” Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên nó…
Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Bài số 3
Sống trong cuộc đời này, không ai là không có những kỉ niệm vui buồn khác nhau: người thì có kỉ niệm cùng bạn bè vui chơi dưới trời mưa tầm tã, người thì có những kỉ niệm dưới mái trường thân thương…Nhưng với tôi, kỉ niệm nhớ mãi mà tôi không thể nào quên, nó vẫn in sâu trong tâm trí tôi đến tận bây giờ. Đó là một lần “bỏ nhà ra đi” …
Chuyện là, cách đây ba năm, vào một buổi chiều đẹp trời có nắng nhẹ và những con gió làm ta mát rượi, khoan khoái thì bố mẹ tôi thông báo cho tôi một tin là: nhà tôi sắp có thêm thành viên mới. Cả nhà tôi ai cũng mừng quýnh lên. Từ ngày hôm đó, lúc nào nhà tôi cũng có những cuộc trò chuyện về cậu em trai của tôi, nào là đặt tên cho em là gì? nào là tưởng tượng ra khuôn mặt đáng yêu của cậu…Rồi cứ thế, ngày qua ngày, đã đến ngày “hoàng tử” của nhà chúng tôi ra đời. Ôi, cậu bé mới đáng yêu làm sao! Cậu mập mập, da trắng hồng, môi chúm chím như bông hoa đầu cành, tóc đen láy… Ai trong nhà tôi bây giờ cũng chỉ chăm chút cho cậu bé. Và kể từ đó, tôi bắt đầu “bị” sai vặt. Lúc thì “ Hoa ơi! Lấy cho mẹ cốc nước”; lúc thì lấy cho em cái kia…Dần dần tôi cảm thấy mình không được bố mẹ yêu thương như trước nữa, mỗi lúc cảm thấy như vậy, tôi thường chạy vào phòng học vẽ những bức tranh mà tôi tưởng tượng ra. tôi vẽ bố mẹ dắt em tôi đi chơi vui vẻ, còn tôi thì nấp sau cái cây nhìn theo họ, tôi vẽ những giọt nước mắt trên khuân mặt tôi trong tranh mỗi lúc to dần. Tôi vẽ có chục bức tranh như vậy và hình như mẹ tôi đã phát hiện ra. Một hôm, mẹ gọi tôi vào phòng và hỏi:
– Hoa ơi, dạo này mẹ thấy con buồn lắm, nói cho mẹ nghe đi, con bị làm sao à! Hay là việc học hành gặp khó khăn gì hả con?
Tôi không nói, chỉ lắc đầu. Rồi mẹ lại hỏi:
Hay là con ghen tị với em?
Chết tôi rồi, mẹ đã biết rồi sao? Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi nghĩ đến cái cảnh mẹ sẽ nói với bố và bố sẽ la mắng tôi. Tôi bảo mẹ:
– Mẹ ơi! Mẹ có thương con nữa không mẹ?
Mẹ tôi trả lời ngay:
– Có, mẹ lúc nào cũng thương con và cả em con nữa. Mẹ yêu cả hai chị em.
– Lại có cả em! Sao lúc nào mẹ cũng nhắc đến em thế? – Tôi vùng vằng chạy vào phòng học và rút một bức tranh tôi mới vẽ tối hôm qua lúc bị mẹ bắt lấy cho em bình sữa. Tôi đưa cho mẹ tôi rồi chạy thẩng ra ngoài. Và tôi bắt đầu một ngày, không biết bây giờ mẹ làm gì nhỉ? Mẹ có biết tôi đi đâu không? Trời ơi, hàng loạt những điều không hay làm tôi sợ hãi. Tôi sẽ về nhà. Không. Tôi sẽ không về bởi nếu về tôi sẽ lại bị mẹ sai vặt nhưng giờ đói quá biết lấy gì để ăn, không một đồng xu trong túi thì biết làm thế nào? Bây giờ có nên về nhà không nhỉ? Tôi nghĩ hồi lây rồi liều mình chạy thẳng về nhà. Nhưng từ đây về nhà còn xa quá, biết làm thế nào. Ở đây lại còn lắm cây, lắm bụi thì biết đâu sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra với tôi thì sao? Tôi cứ thế khóc nấc lên, mặc cho trời tối, tôi chạy thật nhanh mong sẽ về nhà.
Nhưng sự thật không như mong muốn, tôi không mang theo kính. Thảm họa đây rồi! tôi nhìn mọi vật mờ mờ, thêm cái bụng đói từ sáng chưa được nhét cái gì vào càng làm cho tôi mờ mắt. Tôi nghĩ giờ này khéo cả nhà đang ăn tối rồi, mâm cơm thì có những món ngon tuyệt. Tôi lại khóc lớn hay, may sao gần đến nhà rồi. Tôi dò dẫm từng bước, cố lê về nhà. Vừa bước về đến cổng, tôi ngã gục xuống cả cứ thế lịm đi. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra khi tôi trong tình trạng này, tôi chỉ biết lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm cạnh em trai tôi, còn mẹ tôi thì mắt sưng húp. Trời, mẹ đã tìm tôi cả ngày hôm ấy, mẹ đã khóc nhiều lắm – Tôi nghe bố kể vậy đó. Và tôi đã ôm lấy mẹ, òa lên khóc làm mẹ tôi cũng khóc theo, tôi thì thầm với mẹ:
– Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, con sẽ không làm như vậy nữa đâu, con xin lỗi mẹ!
– Không, con không có lỗi, lỗi tại mẹ, mẹ không để ý đến suy nghĩ của con, nếu hôm nay con có chuyện gì thì mẹ ân hận cả đời.
Tôi nghe mẹ nói vậy, càng khóc to hơn. Mẹ bảo tôi:
– Thôi mà, con có thương mẹ không? Nếu thương mẹ thì con hãy hôn lên má em và mẹ một cái rồi ra ngoài ăn cơm. Tôi làm theo lời mẹ, hôn lên má mẹ và ôm lấy đứa em bé bỏng đang ngủ của con, hôn lên cái má hồng mềm mại của em tôi rồi nhỏ nhẹ thầm thì vào tai em:
– Yêu em nhiều, bé cưng của chị!
Rồi tôi ra ngoài dọn cơm cùng mẹ và nhà tôi hôm đó có một bữa cực kì ngon! Nào là: sườn xào, nào là cá rán, toàn những món tôi thích…
Thắm thoát, vậy mà đó đã nhiều năm trôi qua rồi. Em tôi đã lớn và tôi cũng trưởng thành hơn. Nghĩ lại lúc đó, tôi thấy mình dại quá! Bây giờ, tôi càng yêu em Khoa của tôi hơn! Kỉ niệm nhớ mãi này tôi không thể quên trong cuộc đời mình, nó cứ hiện ra trong tôi khi tôi cùng chơi đùa với em, tôi cứ nghĩ đến cái lúc ấy nếu mà lúc ý có chuyện gì không may xảy ra thì làm gì tôi được chơi đùa, được che trở cho em nữa.
Hồng Loan tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm:
- viết đoạnvawn kể e làm vờ lọ hoa
- viet bai van so 3 : viet ve ki nien khong bao gio quen
- Ke lai ki niem cua em voj ban be ma em khong bao gio quen
- kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên ngắn
- kể về một kỉ niệm đáng nhớ về tình bạn mà em không bao giờ quên
Bài viết liên quan
- Phát biểu cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra – Văn hay lớp 7
- Kể lại một chuyến đi tham quan – Văn hay lớp 6
- Viết lại buổi đầu em đi học thành một đoạn văn ngắn – Văn hay lớp 3
- Tả buổi lễ chào cờ trong sân trường em – Văn hay lớp 6
- Tả cảnh mùa đông – Văn hay lớp 2
- Tả cảnh mùa đông – Văn hay lớp 5
- Cảm xúc về một con vật nuôi – Văn hay lớp 7
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ – Văn hay lớp 6