13/01/2018, 10:11

Bình luận câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Văn hay lớp 9

Bình luận câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Văn hay lớp 9 Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn thành phố Huế Tục ngữ Việt Nam phong phú, sâu sắc về mặt trí tuệ. Nó đúc rút bao kinh nghiệm quý báu của dân ...

Bình luận câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Văn hay lớp 9

Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"  – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn thành phố Huế

Tục ngữ Việt Nam phong phú, sâu sắc về mặt trí tuệ. Nó đúc rút bao kinh nghiệm quý báu của dân gian. Nó nêu lên nhiều bài học ứng xử có giá trị thực tiễn lâu bền. Có câu tục ngữ như một chân lí bất biến, một châm ngôn hành động vô giá, nâng đỡ con người đi tới. Tiêu biểu là câu tục ngữ:

“Có công mài sắt có ngày nên kim

"Sắt ” là kim loại rất cứng, nhưng đem công sức ra lao động mài giũa nhiều ngày, nhiều giờ, “mài" bằng một bàn tay khéo léo, một tinh thần bền bỉ của người thợ thủ công thì sẽ tạo ra một chiếc kim để vá may nhỏ bé, xinh xắn, sáng bóng, một vật dụng thiết yếu trong đời sống của mỗi con người, mỗi gia đình. Trong nền sản xuất tiểu thủ công trước đây, từ "sắt” thành “kim ” là nhờ “có công mài sắt, hay nói một cách khác là phải lao động bền bỉ, kiên tri và khếo léo. Đó là nghĩa đen, nghĩa hẹp.

Suy rộng ra, câu tục ngữ hàm chứa một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc mài sắt nên kim, nhân dân ta nêu lên bài học về rèn luyện đức tính bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống để nhắc nhở và giáo dục người đời: 

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng.

Kiên trì, nhẫn nại ià một trong những đức tính vô cùng quý báu của con người. Trong cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớ con người luôn luôn phải đương đầu với khó khăn, thử thách chồng chất. Nếu nản lòng, thoái chí sẽ thất bại cay đắng. Muốn học tập tốt, muốn lầm ăn giỏi, thực hiện được mục đích, ước mơ, ai ai cũng cần. phải có một trong những phẩm chất là lòng kiên trì, nhẫn nại.

Quá trình học tập, lao động, chiến đâu là một quá trình khám phá và sáng tạo liên tục. Mỗi chúng ta phải có tinh thần bền bỉ phấn đấu, có niềm tin sáng chói “Có công mài sắt có ngày nên kim” mới gặt hái được kết quả tốt đẹp. Từ chuyện người thợ chuốt ngọc trong cổ tích đến gương sáng hiếu học, kiên nhẫn dùng bàn chân tập viết chiến thắng tật nguyền của Nguyễn Ngọc Ký chẳng đã làm ta cảm động đó sao? Hình ảnh nhà bác học Lương Định Của miệt mài trong phòng thí nghiệm, dãi nắng dầm mưa trên đồng ruộng hàng mấy chục năm trường để lai tạo cho đất nước ta nhiều giống lúa quý, là bài học về tài năng và lòng bền bỉ, nhẫn nại cho tuổi trẻ chủng ta noi theo.

Tóm lại, câu tục ngữ rất thiết thực vì nó cho ta bài học về rèn luyện bản lĩnh, trau dồi đức tính kiên trì, nhẫn nại.

Xưa và nay, đối với mỗi người, câu tục ngữ trên như một chân lí, có giá trị giáo dục lớn lao. Nó giúp người đời khắc phục tư tưởng ngại khó, hay nản chí nản lòng trong cuộc sống lao động và học tập. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta muốn khuyên bảo người đời “Chớ thấy sống cả mà ngã tay chèo”, đừng ngại non cao đường dài mà sợ chồn chân mỏi gối. Hãy giữ niềm tin: “Cớ chí thì nên".

Học sinh chúng tav thế hệ nối bước cha anh, gánh vác trên đôi vai nhiệm vụ nặng nề xây dựng đất nước “Mười lần đẹp hơn ” như Bác Hồ mong muốn. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim ” tựa như chiếc chìa khóa thần kì mà nhân dân trao cho để mở toang kho báu trí tuệ loài người “Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn – Đúc gan sắt để dời non lấp bể” (Phan Bội Châu), đem tài trí tuổi trẻ tai thiết Tổ quốc phồn vinh.

Đầu thế kỉ 20, một nhà giáo có đức độ đã khuyên học sinh “Đường đi khó; không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Trong kháng chiến, Bác Hồ đã dạy thanh niên:

“Không cố việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền,

Đào núi và lấp biển.

Quyết chí ắt làm nên 

Lòng kiên nhẫn mà xuất phát từ mục đích lớn lao, lí tưởng cao đẹp thì hiệu quả càng lớn và vững chắc.

Đọc lại câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim”, chúng ta càng thấm thía bài học rèn luyện đức tính kiên trì và nhẫn nại. Con đường tuổi trẻ đi tới ngày mai "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”, câu tục ngữ cho ta niềm tin vào sức manh, ý chí và nghị lực để vươn lên không ngừng.

Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"  – Bài làm số 2

Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc:
Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng một hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục. Sắt là một loại kim loại cứng nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự cố gắng, kiên trì phi thường. Từ thỏi sắt to trở thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được. Mới nghĩ đến, ta đã thấy ngại ngùng. Chẳng ai hơi đâu ngồi kì công mài sắt thành kim như thế. Công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù rất nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì thật là rộng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau. Đó là lời răn dạy: Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.

Bác Hồ từng dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

cũng là nói về tinh thần không ngại khó.

Qua lời Bác dạy ta càng hiểu thêm về sức mạnh của lòng kiên trì, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, cho dù đó là việc “đào núi và lấp biển”.

Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Tấm gương ấy không đâu xa lạ, đó chính là Bác Hồ – Nguời Cha của dân tộc. Đất nước ta được hòa bình tự do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì “bền vững chí” của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước. Ở nơi đất khách quê người Bác đã làm mọi việc để kiếm sống: làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu…

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng
Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya
(Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước)

Biết bao nhiêu vất vả cực nhọc, Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến tất cả các nước các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng sự kiên nhẫn của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.

Tấm gương Bác Hồ chói sáng và rực rỡ, trước hết là ở chỗ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Gần gũi với chúng ta không ít những tấm gương sáng đáng khâm phục. Nhà thơ Nguyễn Khuyến nổi tiếng là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.

Những sáng tác của ông là kết quả của một sự rèn luyện không ngừng, không biết mệt mỏi “lao tâm khổ tứ”. Thiên tài không thể một sáng một chiều mà thành công được. Một nhà văn phương Tây đã khẳng định: “Thiên tài là một sự kiên nhẫn lâu dài”. Quả đúng như vậy. Để trở thành một nhà thơ lớn, Nguyễn Khuyến đã trải qua cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu. Theo giai thoại: ông nhà nghèo, mỗi buổi sớm đến trường phải mang theo một cái giậm để sau buổi bình văn đi bắt cá. Quê ông vốn là đồng chiêm trũng nên có rất nhiều. Có những buổi sớm rất lạnh, thầy đồ vẫn thất anh học trò nghèo lam lũ dưới ao sâu. Tối về nhà, không có đèn, anh học trò Nguyễn Khuyến học người xưa bỏ đom đốm vào vỏ trứng hoặc ánh trăng để học bài. Tài năng của Nguyễn Khuyến không chỉ ở thông minh mà còn là sự kiên trì nhẫn nại.

Trong lao động, tấm gương của nhà bác học Lương Định Của đúng là một bằng chứng hùng hồn. Để lai tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày từ tờ mờ đất, ông đa ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn bền bỉ của ông đã đem no ấm đen cho đời. Rồi Mai An Tiêm, rõ ràng nhờ chăm chỉ, kiên trì đã làm chủ cuộc sống nơi đảo hoang không một bóng người.

Trên thế giới, không ai là không biết nhà bác học người Pháp Pie Quyri và Mari Quyri. Họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám tấn bã quặng để tìm một phần mười gam chất phóng xạ radium. Thế mới biết, muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt.

Không chỉ học tập những con người nổi tiếng, mà tấm gương của những người lao động xung quanh mình cũng rất đáng tuyên dương, ở huyện em, mọi người đều yêu quí chị Lan. Chị bị liệt tay phải và một chân. Tuy phải viết bằng tay trái và đi lại khó khăn song chị là học sinh giỏi toàn điện, vừa rồi hai tác phẩm chị đã viết được xuất bản gây tiếng vang lớn. Em nghĩ chị cũng là tấm gương của lòng kiên trì đáng cho chúng ta học tập.

Qua các tấm gương trên, em thấy mình còn phải cố gắng nhiều, trước hết là lòng kiên trì nhẫn nại, không quản khó khăn vất vả để trở thành người công dân tốt. Đó là bước mở đầu của quá trình hình thành nhân cách con người. Là một đứa con trong gia đình, em phải học tập tốt để xứng đáng với lòng tin yêu của cha mẹ. Là một công dân của đất nước, em phải cố gắng tu dưỡng nhiều để trở thành chủ nhân của tương lai.

Lời khuyên răn của ông cha luôn đúng đắn, thiết thực. Nó sẽ có ý nghĩa lớn hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.

Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"  – Bài làm số 3

Ta thấy không một thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua bom đạn, chông gai. Cái chính là con người có kiên trì, có quyết tâm vượt qua hay không? Hiểu được điều đó, từ ngàn xưa, nhân dân ta nhắc nhở nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu tục ngữ cho đến hôm nay vẫn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá. Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó thật lớn lao. Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được. Có công thì mới có quả. Có chịu khó rèn luyện thì chúng ta mới vượt qua gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao.

 Vâng! Câu tục ngữ là một chân lý sáng ngời, là một chiếc gương để mọi người tự rèn luyện. Chân lý đúc kết qua quá trình lao động sản suất gian khổ của nhân dân ta. Có đặt vấn đề vào thực tế cuộc sống của chúng ta hôm nay mới có thể thấu hiểu được cái tinh tế của người xưa.

 Một người học sinh phải trải qua thời gian " mài đũng quần" trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có thể đủ tri thức để bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khan, lao động chăm chỉ lao động cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra được những sản phẩm tốt, làm giàu cho xã hội. Nhưng sự rèn luyện ấy không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi hoàn toàn, cái chính là chúng ta phải biết làm chủ ý chí, nghị lực của mình để vượt qua những khso khan ấy. Tự rèn luyện nhưng chúng ta cũng phải tự đề ra phương pháp hợp lý. Rèn luyện không có nghĩa là khổ luyện. Rèn luyện phải biết kế hợp giữa những ưu điểm sẵn có của mình và những điều mình học tập của người khác, biến mặt yếu thành mặt mạnh, được như vậy, chúng ta phải biến dần dần từng bước, tìm cách khắc phục mọi khó khăn. Người học sinh muốn giỏi toàn diện thì không được nản lòng trước những bài toán hiểm hóc, bài văn khó làm. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta, tương lai luôn ở phía trước, hiện tại thì luôn cận kề bên ta nhắc ta không chỉ lúc nào cũng mơ đến một ngày mai tốt đẹp mà phải trui rèn từ hôm nay. Nói tóm lại, muốn gặt hái được kết quả mỹ mãn, chúng ta phải kiên nhẫn từng bước một như câu tục ngữ:   Có chí thì nên

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, bên cạnh những tấm gương tốt, còn có những kẻ ngại khó, ngại khổ, nhất là trong giới học sinh chúng ta còn nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, chùn bước trước bài sử, bài văn dài hoặc coi thường những bài học đơn giản. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi đối đầu với khó khăn thì bỏ cuộc. Có người còn quan niệm rằng mình đã đủ tài buông xuôi phần rèn luyện, coi thường những ưu điểm của người khác. Và nghiêm trọng hơn cả trong xa hội còn khó khan hôm nay, có bạn coi thường việc học và cho đó là không cần thiết, không chịu "mài sắt". Liệu những người đó có đạt được kết quả như mình mong ước hay không? Chúng ta hãy nhớ, một thiên tài có một phần là năng khiếu còn chín phần còn lại là lao động và rèn luyện. Biết bao nhà bác học trên thế giới lúc nhỏ đã gặp biết bao trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sự kiên trì, họ đã vượt qua tất cả để thành đạt trong cuộc đời và cống hiến cho nhân loại những công trình vô giá, họ đã "nên kim" như mình mong ước.

Ích lợi của việc rèn luyện kiên trì là như thế đấy! Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ rèn luyện cho mình mà còn góp phần xây dựng cho đất nước mai sau. Đất nước ta hôm nay còn rất nhiều gian khổ, dân tộc ta còn thua kém, thiệt thòi so với các nước, các dân tộc khác. Vì vậy mỗi con người trong chúng ta lại càng phải hiểu rõ và làm theo lới khuyên của ông bà: "Có công mài sắt, có ngày nên kim" chúng ta không được cho phép mình lùi bước trước khó khan và phải hiểu đó là trách nhiệm là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

 Vậy chúng ta phải rèn luyện như thế nào để đạt được kết quả tốt? Theo em, muốn đạt được kết quả tốt trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, trước hết, chúng ta phải luôn luôn khiêm tốn, tự coi mình là dốt đẻ nhắc nhở bản thân luôn học hỏi. Chúng ta không có quyền nản lòng trước công việc khso khan, không được nản lòng trước gian nan. Hãy luôn nhớ đến sự nhẫn nại của ông cha ta trong lao động sản xuất. Hãy nhớ đến những thành quả lao dộng mà cha anh chúng ta đã gặt hái được mà nhắc nhở mình rằng "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

 Câu tục ngữ là một bài học đối với tất cả mọi người. Đó là một lời khuyên rất chân tình, sâu sắc với những ai còn nóng nảy hấp tấp trong công việc và tăng thêm quyết tâm cho những ai có ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Là học sinh, em luôn coi câu tục ngữ là phương châm là tấm gương để tự rèn luyện bản thân trở thành con người có ích cho chính mình và cho xã hội như lời Bác Hồ đã khuyên:

Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
           (Nghe tiếng giã gạo)

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Nhớ rừng – Văn hay lớp 8
  • Bàn luận câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” … – Văn hay lớp 7
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Những đứa trẻ – Văn hay lớp 9
  • Phân tích tác phẩm Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten – Văn hay lớp 9
  • Bình luận câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương …” – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Tương tư (Nguyễn Bính) – Văn hay lớp 11
0