12/02/2018, 15:30

Bình luận câu nói “Cái khó bó cái khôn”

Đề bài: Bình luận câu nói "Cái khó bó cái khôn" Bài làm Trong cuộc sống của chúng ta có những giai đoạn vô cùng khó khăn thử thách, nó làm cho mọi ý tưởng trí thông minh của mình bị bó buộc, không thể cho ra những sáng kiến mới. Câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" ...

Đề bài: Bình luận câu nói "Cái khó bó cái khôn"

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta có những giai đoạn vô cùng khó khăn thử thách, nó làm cho mọi ý tưởng trí thông minh của mình bị bó buộc, không thể cho ra những sáng kiến mới.

Câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" muốn ám chỉ sự trói buộc vô cùng nghiệt ngã của những khó khăn thử thách sẽ làm cho những ý tưởng tốt đẹp của con người trở nên khó khăn, bị trói buộc sự sáng tạo của mình, trở nên ngu dốt không còn thông minh để tìm ra lối đi cho mình.

Ý nghĩa của câu tục ngữ này thể hiện thái độ cam chịu, bó buộc thụ động của những người không có ý chí nghị lực vươn lên khỏi những khó khăn thử thách của cuộc đời mình, mà đổ lỗi cho số phận.

Chính suy nghĩ thái độ tiêu cực này đã triệt tiêu khả năng sáng tạo, trưởng thành của tạo hóa dành cho con người đó chính là khả năng ứng biến với những khó khăn, thiên tai của cuộc sống.

Câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn" xuất hiện trong hoàn cảnh xã hội phong kiến bảo thủ lạc hậu, khi người nông dân bị đủ mọi khó khăn, túng quẫn, bị chế độ phong kiến nửa thực dân áp bức bóc lột, khiến cho những số phận người nông dân lam lũ cam chịu đi vào đường cùng.

Như nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, vì bị cái nghèo cái đói ghì sát đất nên ông lão khốn khổ đã tìm tới cái chết để giải thoát mình. Đây có thể là một cách làm hết sức bi đát, thể hiện bước đường cùng của người nông dân khi không còn lối thoát "Cái khó bó cái khôn" không tìm ra hướng đi.

Ngày xưa người lao động phải sống cơ cực thiếu thốn lạc hậu khiến cho họ không có cơ hội học hành, không được mở mang đầu óc để tìm ra lối thoát tốt nhất cho mình trong hoàn cảnh khó khăn đó.

Bình luận câu nói Cái khó bó cái khôn

Trong bối cảnh khó khăn đó quyền sống của những người nông dân bị tước đoạt mọi suy nghĩ hành động của họ bị đóng khung trong suy nghĩ về cái ăn cái mặc, họ không tìm được giải pháp nào khác.

Tuy nhiên, trong cuộc sống của những con người hiện đại cũng có câu nói "Cái khó ló cái khôn" thể hiện sự thông minh sáng tạo của con người, trong hoàn cảnh bần cùng, khó khăn không lối thoát con người đã tìm thấy lối thoát cho chính mình.
Câu nói này thường áp dụng trong kinh doanh có rất nhiều những nhà kinh doanh khi gặp bước đường cùng thì họ đã tìm được lối đi riêng, một lối đi mới vô cùng sáng tạo, làm nên thành công bước ngoặt trong sự nghiệp của họ.

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thúy Kiều vì gia cảnh nhà mình gặp tai biến nên đã buộc lòng phải bán mình chuộc cha khiến cho cuộc sống của Thúy Kiều sau này chịu nhiều tai ương thử thách, khiến cho cuộc đời nàng Thúy Kiều bị lưu lạc mười lăm năm.
Trong hoàn cảnh này Thúy Kiều chính là " Cái khó bó cái khôn", nhưng trong thời kỳ hiện đại có rất nhiều người con gái trong hoàn cảnh tai biến của gia đình họ đã kiên cường hơn, không sa ngã vào những vũng bùn lầy như Thúy Kiều.

Người xưa có câu nói rằng "lửa thử vàng gian nan thử sức" chính là thể hiện việc con người ta trong khó khăn, con người cần phải vươn lên, kiên cường trong cuộc sống.
Xung quanh chúng ta có những người có tấm gương bền bỉ, kiên cường trong học tập làm việc, để thực hiện ước mơ cao đẹp của mình.
Trong gian nan thử thách con người nên kiên cường ý chí để giải quyết tìm hướng đi đúng đắn sáng tạo cho mình thể hiện ước mơ của bản thân hàng theo đuổi. Chỉ có những con người lười biếng mới ngụy biện thiếu ý chí kiên cường trong cuộc sống.

Thảo Nguyên

0