Bình luận câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng …” – Văn mẫu lớp 9
Bình luận câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng …” – Văn mẫu lớp 9 Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng …" – Bài số 1 Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu. Tiếng đàn ngọt ngào và sâu lắng ấy đã diễn tả đời sống tâm tình của con người Việt Nam từ bao đời nay. Ca dao dân ca ...
Bình luận câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng …” – Văn mẫu lớp 9
Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng …" – Bài số 1
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu. Tiếng đàn ngọt ngào và sâu lắng ấy đã diễn tả đời sống tâm tình của con người Việt Nam từ bao đời nay. Ca dao dân ca có sức mạnh lớn lao, nó cho ta bao bài học về tình thương, đạo lí. Trên chặng đường lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, ông cha ta luôn luôn nhắc nhở con cháu:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Bầu và bí là hai loại cây thân thuộc của mỗi vườn quê, của mỗi gia đình nông dân Việt Nam. Là loại cây leo, nhưng bầu và bí lại "khác giống ". Hoa bí vàng, hoa bầu trắng nhạt. Quả bí thì dài, quá bầu thì tròn. Bầu chớ ngại bí nhám hơn bầu mà cách biệt nhau. Tuy "khác giống", nhưng bí và bầu lại "chung giàn" nghĩa là chung cảnh ngộ, chung điều kiện sống, gần gũi bên nhau, chở che nhau để mình tươi tồn tại. Khi trời ấm áp mùa xuân, mưa nắng thuận hoà mùa hạ, đất màu tươi tốt, thì bí bầu chung hưởng, hoa trái trĩu cành. Gặp lúc nắng hạn bão tố, sâu bệnh, giàn đổ "lá gãy cành rơi" thì bí và bầu cùng chung hoạn nạn, cay đắng ngọt bùi có nhau. Cho nên thật tự nhiên và giản dị "Bầu ơi thương lấy bí cùng".
Bầu và bí là hai biểu tượng để nói về tình người và tình đời. Dưới hình thức ẩn dụ, nhân hoá và cảm thán, giọng thơ vang lên ngọt ngào, thấm thìa, câu ca dao nêu lên một lời khuyên vừa nhẹ nhàng tế nhị vừa sâu sắc chân thành cho mỗi chúng ta.
Chín mươi triệu người Việt Nam tuy "khác giống", là Kinh, Thượng hay Mán, Mường, v.v…, là miền Bắc hay miền Nam, ở miền xuôi hay miền ngược, chúng ta có chung một Tổ quốc, một lịch sử, một nền văn hoá, một cơ đồ Việt Nam,… Chúng ta có thể khác nhau về gia đình, về cảnh ngộ, điều kiện sống, về trình độ văn hoá… nhưng lại đang tồn tại bên nhau, đang sống, học tập và làm ăn trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cộng đồng người Việt, chúng ta có bao cái "chung" như bí và bầu "chung một giàn" vậy. Chung Tổ quốc, ấy là nghĩa đồng bào. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Chung làng xóm, phố phường, ấy là tình đồng hương. Chung trường, lớp, ấy là tình đồng học, bạn đồng môn. Ta còn có tình đồng nghiệp, tình đồng cảnh cùng chung ước mơ, hoài bão, v.v… Những nét "chung" ấy đã gắn bó mọi tâm hồn Việt Nam, xây nên tình yêu thương nhân dân đất nước.
Tóm lại, câu ca dao đã nêu lên bài học tình thương, đạo lí, nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng cuộc sống ấm lo, hạnh phúc lâu dài.
Tại sao phải biết sống trong tình yêu thương đùm bọc? Vì sự tồn tại mà mỗi con người Việt nam luôn luôn đặt tình Tổ quốc, nghĩa đồng bào lên trên hết, trước hết, thiêng liêng, cao cả lắm. Vì cuộc sống mà mọi thành viên trong cộng đồng người Việt gắn bó với nhau, vinh nhục, đau khổ, khát khao lo toan, yêu thương, hận thù, cay đắng ngọt bùi cùng chung chịu và chia sẻ. Bị ngoại bang xâm lăng, nước mất nhà tan, sống trong cảnh trâu ngựa, mọi con người Việt Nam đoàn kết yêu thương, cùng quyết tâm đuổi giặc, cứu nước.
Không ai có thể sống trong cô độc mà được hạnh phúc? Cuộc sống biến động, thiên tai địch họa triền miên, chỉ có tình thương yêu mới cho ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách và chiến thắng. Tình thương yêu, chở che… còn cho ta niềm tin để "Đi tới và làm nên thắng trận", hướng tới một ngày mai ca hát: "Còn non, còn nước, còn người …". Một nghìn năm Bắc thuộc, một thế kỉ bị thực dân Pháp thống trị, lịch sử đã cho ta bài học về tình thương yêu đoàn kết dân tộc.
Đạo lí dân tộc ta coi trọng tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. "Anh em như thể chân tay … Người trong một nước thì thương nhau cùng… Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", v.v… . Bằng máu, mồ hôi và nước mắt, bằng kinh nghiệm sống qua bốn nghìn năm lao động và chiến đấu, nhân dân ta đã lấy tình thương để tạo nên bản sắc dân tộc, bản lĩnh giống nòi. Chúng ta tự hào về truyền thống nhân nghĩa, nhân ái cao đẹp đã hun đúc nên sức mạnh Việt Nam.
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Tiếng gọi thiết tha của cha ông hay lời non nước? Trên hành trình đi tới ngày mai, mỗi con người Việt Nam có nghĩa vụ xây đắp đạo lí tình thương vì một nước Việt Nam giàu đẹp.
Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng …" – Bài số 2
Dân tộc Việt Nam có rất nhiều những truyền thống văn hóa tốt đẹp, trong đó nổi bật lên đó là truyền thống thương yêu và đùm bọc lẫn nhau như người xưa thường nói “bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này là nói về một cây ăn quả đó là bầu, và bí, tuy khác nhau về họ nhưng bầu vẫn thương bí. Mượn hình ảnh bầu và bí để con người muốn nói đến tình cảm yêu thương và đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người. Dù không có chung về huyết thống nhưng chúng ta đều có chúng dòng máu của con rồng cháu tiên và đều sinh ra ở mảnh đất có bao nhiêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ai ai cũng đều thấy yêu thương và quý trọng mảnh đất này. Tình cảm yêu thương và đùm bọc lẫn nhau được mỗi chúng ta ý thức rất sâu sắc trong cuộc sống, chúng ta cần thương yêu và đùm bọc lẫn nhau vượt qua muôn vàn những thử thách của cuộc sống để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội được.Vì vậy mỗi chúng ta đều phải học tập những truyền thống đạo đức của dân tộc đó là thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.
Trong cuộc sống chúng ta phải thương yêu đùm bọc lãn nhau , như trong thời chiến đấu của dân tộc dù cho dân tộc ta có chênh lênh về lực lượng so với quân địch rất lớn nhưng chúng ta có lòng nồng nàn yêu nước và sự đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau đấy là yếu tố quan trọng để giúp cho chúng ta giành được thắng lợi trong mọi trận đánh, dù yếu về sức mạnh nhưng chúng ta biết đồng lòng chiến đấu với kẻ thù “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đây cũng là câu tục ngữ nói về tình đoàn kết và yêu thương lẫn nhau, nhân dân ta có những truyền thống thật đáng quý và trân trọng biết bao, đây đều là những truyền thống tốt đẹp mà chúng ta cần phải học tập và phát huy.
Câu tục ngữ trên thật đúng đăn biết bao nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả quá trình từ xưa tới nay của dân tộc ta, chúng ta đã biết vận dụng giá trị to lớn của câu tục ngữ này vào cuộc sống của mình, từ chiến đấu đến thời bình câu tục ngữ này vẫn có giá trị cực kì to lớn cho cả dân tộc của ta. Chúng ta những người con của đất Việt luôn luôn tự hào khi trên mảnh đất mà mình sinh sống có những truyền thống tốt đẹp, chúng ta cần phải học tập và tu dưỡng rèn luyện bản thân để có thể trở thành những công dân tốt cho xã hội và là những con người tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta phải biết phát huy những truyền thống cao đẹp đó để có thể đua đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu được. Truyền thống thương yêu và đùm bọc lẫn nhau là một truyền thống cao quý và có từ rất lâu đời, chúng ta luôn luôn giúp dỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để vươn lên để trở thành những người có ích cho xã hội này.
Có rất nhiều những chương trình mà nhà nước đã triển khai để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, chúng ta cần phải giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn và thử thách cho cuộc sống như “chương trình lục lạc vàng” đây cũng là chương trình được tổ chức ra nhằm giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, trong trường học cũng diễn ra rất nhiều giá trị nhân văn sâu sắc những chương trình đó nhằm giúp cho mọi người thoát khỏi khó khăn, đùm bọc lẫn nhau người có điều kiện giúp đỡ những người khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, cứ độ tết đến xuân về chúng ta thấy có rất nhiều chương trình đã diễn ra như “chương trình mang xuân ấm đến cho mọi nhà” chương trình này diễn ra nhằm giúp đỡ những gia đình khó khăn có cái tết đầy đủ lo ấm. Chúng ta cần phải tích cực tham gia những chương trình nhân đạo để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người đang bệnh tật để họ thoát khỏi những điều xấu trong cuộc sống, họ vươn lên để thoát khỏi cái đói, cái khổ, bệnh tật đang năm trong con người của họ. Những chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những cá nhân có những thói ích kỉ chỉ nghĩ tới bản thân mà không lo cho an nguy của người khác những người đó chúng ta cần phê phán sâu sắc.
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta càn phải học tập những truyền thống tốt đẹp của dân tộ thương yêu và đùm bọc lẫn nhau để có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống này.
Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng …" – Bài số 3
Cuộc sống của chúng ta đôi khi gặp rất nhiều những khó khăn và thử thách nhưng đối mặt vượt qua được nó mới là những điều quan trọng và để lại được cho cuộc đời này nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa nhất, trong đó nhiều phạm trù mà cuộc sống để lại đó cũng chính là những điều mà chúng ta phải học hỏi và phát huy, tình yêu thương con người
Câu tục ngữ trên đã có ý nghĩa giáo dục lòng yêu thương giữa con người với con người, những điều đó tạo dựng nên những cảm giác hạnh phúc và chân thành nhân ái nhất đối với mỗi con người, nghĩa đen của câu ấy muốn nói đến cho dù bầu và bí là những loài khác giống với nhau nhưng họ đều được sống chung trong một giàn, chính vì vậy cũng cần phải yêu thương và đùm bọc với nhau, đó là những điều đem lại ý nghĩa to lớn và những điều hạnh phúc nhất cho mỗi người, những điều trên không chỉ tác động mạnh mẽ đến lòng tin và sự cảm thông của chúng ta, nó cũng đem lại cho con người rất nhiều cảm giác sâu sắc và có nhiều ý nghĩa nhất.
Cuộc sống của chúng ta luôn luôn phải được cải thiện và nâng cao mỗi ngày, nhưng điều đó không làm cho chúng ta quên đi nhiệm vụ quan trọng của cuộc sống để lại cho chúng ta, những điều đó không chỉ vun đắp thêm tình yêu thương mà nó còn làm sống động thêm sự sống và giá trị to lớn từ tình yêu thương của con người, mỗi chúng ta cần phải sống và biết yêu thương đối với những con người xung quanh.
Cho dù không chung một huyết thống, nhưng chúng ta đều sống trên lãnh thổ Việt Nam, chính những điều đó có tác động mạnh mẽ và da diết sâu sắc nhất đối với mỗi con người, luôn luôn biết cải tạo và xây dựng nên những điều có ý nghĩa mạnh mẽ nhất, từ chính những cung bậc cảm xúc của mình giá trị đó không chỉ để lại cho chúng ta những nỗi nhớ thương, mà nó còn có tác động lớn đến rất nhiều cảm xúc và tâm lý của mọi người.
Truyền thống yêu thương con người đã xuất hiện từ rất lâu đời, nó để lại cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc lớn lao về một tình cảm thiêng liêng và rất đáng chân trọng, những tình cảm đó để lại bao nhiêu nỗi nhớ, và những dư âm sâu sắc của cảm xúc ngập tràn, những nỗi nhớ thương và ngập tràn trong đó những tình cảm da diết nó giúp chúng ta vững tin mạnh mẽ trên đường đời, để lại một cuộc đời có giá trị, và chúng ta đang được sống ngập tràn trong tình yêu thương giữa con người với con người.
Biết sống và giúp đỡ người khác là những điều để lại những cung bậc cảm xúc to lớn đối với tất cả mọi người, sự san sẻ và giúp đỡ đối với rất nhiều con người, trong xã hội sẽ giúp chúng ta vững chắc hơn, trong những khoảng không gian rộng mở và biết yêu thương và mở rộng tấm lòng của mình đối với nhân loại. câu tục ngữ trên không chỉ có ý nghĩa nhắc nhở mỗi chúng ta nên sống và biết yêu thương người khác, sẵn lòng san sẻ để giảm bớt đi những gánh nặng và sự khổ cực của mọi người. Sự san sẻ đó giúp cho họ rất nhiều trong cuộc sống, những năm tháng khó khăn có người vực dạy và sẵn lòng giúp đỡ người khác không điều kiện, sẽ tạo cho chúng ta nhiều điều đó là thấu hiểu được sâu sắc tình yêu thương của con người.
Những giá trị đó không chỉ để lại nhiều ý nghĩa mà nó còn đang san sẻ và tạo dựng nên cuộc sống và ngập tràn lên những nỗi nhớ thương sâu sắc trong tình cảm của con người, luôn luôn biết sống và yêu thương giúp đỡ những con người xung quanh, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, khi mình đã làm được những điều cực kì hữu ích để giúp đỡ cho cuộc đời này.
Luôn luôn biết làm nên những việc làm có giá tri. Câu tục ngữ đó không chỉ là bài học giáo dục lòng yêu thương giữa con người với con người, nó còn có ý nghĩa san sẻ và mở rộng trái tim nồng nhiệt của rất nhiều con người đang sống trong xã hội này. Làm được những việc làm có ý nghĩa và có giá trị chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống này có nhiều ý nghĩa hơn, cuộc sống này ngập tràn lên những điều có ý nghĩa to lớn, và vang vọng lên nhiều bài học có giá trị và hạnh phúc nhất, chúng ta đều thấy được điều đó qua cuộc sống của mình. Khi bỏ thời gian và tiền bạc ra giúp đỡ những mãnh đời bất hạnh chúng ta cảm thất mình làm được những điều có ý nghĩa và thực sự cảm thấy hạnh phúc và nó trân trọng lên trong những cảm giác sống của con người.
Luôn luôn phải biết cải tạo và giữ gìn lòng yêu thương con người với nhau đó là những điều có ý nghĩa đem lại tầm ảnh hưởng to lớn và có giá trị nhất đối với mỗi con người, luôn luôn sống và vun đắp lên ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống chúng ta sẽ thấy cuộc đời này có nhiều giá trị và ý nghĩa to lớn và tốt đẹp hơn.
Nhiều tổ chức như quyên góp áo ấm cho nhân dân vùng cao, đó là những việc làm đem lại được cảm tình sâu sắc, và sự tham gia nhiệt tình sâu sắc của rất nhiều con người, chúng ta phải sống những năm tháng thực sự có ý nghĩa, chính những điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầm ảnh hưởng và nhiều suy nghĩ của chúng ta, những cảm xúc đó sẽ được mở rộng và nó lan tỏa sâu sắc cho chính cuộc đời của mình. Niềm tin yêu và những giá trị đó rộng mở và đang nở rộ trong trái tim của mỗi con ngươi, luôn luôn biết yêu thương và có trái tim rộng mở đối với rất nhiều con người.
Chúng ta cần phải coi câu tục ngữ trên như một kinh nghiệm sống, và là bài học quý báu để chúng ta học tập và noi theo, luôn luôn tạo dựng nên niềm tin yêu thương và những giá trị sống có ý nghĩa, luôn luôn biết yêu thương và tạo dựng nên những điều có ý nghĩa to lớn cho tất cả con người. Tình yêu thương giữa con người với con người là tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng nhất của mỗi chúng ta, cần phải làm được những điều đó, để chúng ta thấy rằng cuộc sống này có nhiều ý nghĩa hơn.
Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng …" – Bài số 4
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu qúý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người.
Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ đươc nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam, cùng chịu chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.
Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương lam cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn
Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng …" – Bài số 5
“Bầu ơi thương thấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Câu ca dao có ý nghĩa gì?
Đó là một lời căn dặn về tình yêu thương đùm bọc.
Bầu và bí tuy là hai giống khác nhau nhưng lại được trồng chung một mảnh đất, leo chung một giàn, tức là cùng chung cảnh ngộ, có chung một điều kiện sống, chớ có ghét bỏ nhau, mà phải thương lấy nhau. Bầu chớ chê bí nhám hơn bầu. Bí cũng chớ đừng vì hoa bí vàng, hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn mà xa rời nhau.
Vì sao vậy? Vì đã chung một giàn tức là cùng chung phận. Mưa thuận gió hòa ư? Bầu, bí rồi cùng khô héo với nhau. Một ngày kia nếu chẳng may giàn đổ, bí mà thân gãy lá rụng, chẳng lẽ bầu lại một mình giữ được tươi xanh?
Nghĩa đen của câu ca dao là thế. Nhưng tất nhiên câu ca không phải được tạo nên để kêu gọi cây bầu cây bí là những giống vô tri. Bằng cách diễn đạt kín đáo thường gặp của ca dao, tục ngữ, đằng sau biện pháp nhân hóa, câu ca dao này ngụ một ẩn ý sâu xa, một lời khuyên vừa kín đáo vừa chân thành, một lời kêu gọi thiết tha cho con người.
Người ta ở đời, không phải ai cũng như ai, người ta có thể “khác giống”, khác nhau về nguồn gốc, về hoàn cảnh, điều kiện sống riêng, có người là “giống bầu”, có người là “giống bí”. Nhưng bên trên những cái khác nhau đó, nhiều người, nhiều lúc, lại có chỗ giống nhau, cùng sống chung trong những điều kiện, những cảnh ngộ như nhau, cùng “chung một giàn” với nhau. Trong một xã hội, ta có biết bao cái chung như vậy. Chung Tổ quốc, ấy là tình đồng bào. Chung làng xóm, ấy làtình đồng hương. Chung trường học, ấy là tình đồng môn. Chung cảnh ngộ, ấy là bạn đồng cảnh. Chung một nghề, ấy là bạn đồng nghiệp. Chung họ hàng, ấy là tình đồng tông…
Vượt lên trên những khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn, con người phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau.
Vì sao vậy? Bởi vì chính tình cảnh “chung một giàn” giữa người này vởi người khác tạo nên cho con người mối quan hệ ràng buộc, những đau khổ và hạnh phúc chung, những niềm vui nỗi buồn chung, những lo liệu và khát khao chung, những thương yêu và hận thù chung. Chẳng hạn, trong những thời kì đất nước bị ngoại bang thống trị, như thời ngàn năm Bắc thuộc hoặc gần một trăm năm Pháp thuộc, người Việt Nam, có người sang, kẻ hèn, người làm thầy, kẻ làm thợ, “khác giông” với nhau vì nhiều thứ nhưng tất cả đều chịu cái khổ của người dân mất nước, cái nhục chung của người dân nô lệ và có chung niềm mong muôn nước nhà được giải phóng, dân tộc được tự do. Vì những điều chung ấy, mọi người Việt Nam phải thương lấy nhau, bảo vệ nhau, đoàn kết gắn bó với nhau. Đó không chỉ là đòi hỏi của tình cảm mà còn là yêu cầu sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù chung.
Dưới ách thống trị của giai cấp phong kiến, những người nông dân, dẫu khác nhau vì nhiều thứ, vẫn cùng chung nhau những tai họa và đau khổ: mưa nắng bão lụt của trời đất, sưu thuế, phu phen của vua quan, tô tức của địa chủ, đè nén ức hiếp của cường hào. Nếu không nương tựa vào nhau khi khốn khó, giúp đỡ nhau khi tắt lửa tối đèn, làm sao họ có thể tồn tại được qua hàng ngàn năm?
Theo em, câu ca dao trên hẳn đã ra đời từ mấy ngàn năm qua, khi nhân dân Việt Nam phải đương đầu với nhiều kẻ thù, đối phó với nhiều tai họa. Đã có những lời kêu gọi như thế:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Hoặc:
“Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
Câu ca dao trên là sự tổng hợp những kinh nghiệm sống rất phong phú, là bài học lớn mà nhân dân ta đã thu hoạch được qua hàng trăm, hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Đó là một lời nhắn nhủ thiếttha của cha ông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là lời kêu gọi tình tương ái tương thân, yêu thương đoàn kết.
Hơn lúc nào hết, trong những khó khăn gian khổ, mỗi người dân Việt Nam phải suy nghĩ và hành động theo lời nhắn nhủ của câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy hí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Câu ca dao làm cho em hiểu vì sao nhân dân ta chiến thắng bao kẻ xâm lăng tàn bạo để bảo vệ Tổ quốc, nòi giống.
Ngày nay, câu ca dao ấy vẫn là lời kêu gọi đoàn kêt thương yêu đối với người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Vũ Hường tổng hợp