16/01/2018, 13:13

Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Văn mẫu lớp 9 Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Bài số 1 Văn bản này trích từ lời Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ...

Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Bài số 1

Văn bản này trích từ lời Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc (Niu-oóc), ngày 30/9/1990 với nội dung bày tỏ thái độ quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước vấn đề bảo vệ quyền lợi và chăm sóc sự phát triển của trẻ em.

Bối cảnh ra đời của bài viết là tình hình thế giới trong những năm cuối thế kỉ XX. Khoa học, kĩ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố và mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tuy vậy, không ít khó khăn và những vấn đề cấp bách được đặt ra trước mắt, cụ thể như sự phân hóa rõ rệt về mức sống giữa các nước giàu, nghèo; tình trạng chiến tranh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới; số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và thất học ngày càng nhiều…

Qua bài văn, tác giả giúp chúng ta thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa toàn cầu. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn và phát triển của trẻ em, tương lai của toàn nhân loại.

Cùng với bản Tuyên bố này, Hội nghị cấp cao thế giới còn công bố một kế hoạch hành động khá chi tiết và toàn diện. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000, coi như một bộ phận quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Phần Sự thách thức tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên khá đầy đủ và cụ thể cuộc sống khổ cực của hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới hiện nay. Trẻ em không được sống trong hạnh phúc mà còn trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược.

Hằng ngày, có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác- thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

Ở những nước kém phát triển, trẻ em phải chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp:

Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng.

Điều đau lòng là hàng ngàn trẻ em chết mỗi ngày do suy sinh dưỡng và bệnh tật, mà nhiều nhất là ở châu Phi:

Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma túy.

Kết thúc phần này, tác giả khẳng định:

Đó là những sự thách thức mà chúng tôi, với tư cách những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng.

Ở phần Cơ hội, tác giả nêu lên những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này sẽ tạo ra một cơ hội mới:

Liên kết lại, các nước chúng ta sẽ có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em, thúc đẩy sự phát triển đầy đủ tiềm năng con người ở trẻ em và làm cho các em nhận thức được nhu cầu, các quyền của mình củng như nắm được các cơ hội phục vụ được lợi ích của mình. Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới.

Bên cạnh đó, sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực cũng là cơ sở để thực hiện nội dung công ước về quyền của trẻ em. Nguồn kinh phí cực kì to lớn dành cho cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc sẽ được dùng để cải thiện đời sống cho hàng tỉ trẻ em nghèo trên khắp thế giới. Đói rét, ốm đau, mù chữ… sẽ dần dần bị đẩy lùi vào quá khứ.

Đất nước ta hiện nay tuy còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và nhà nước đã thực sự quan tâm đến sự nghiệp có tính chất chiến lược lâu dài là nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; thường xuyên nâng cao ý thức của toàn dân về vấn đề này…

Trong phần Nhiệm vụ: tác giả đã nêu lên tính chất toàn diện và cụ thể của các nhiệm vụ cấp thiết mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế phải thực hiện. Từ việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe đến việc phát triển giáo dục cho trẻ em; từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ con bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn) đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội…

Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em cũng là trách nhiệm hàng đầu. Sinh mệnh của hàng vạn trẻ em trai và gái có thể được cứu vãn mỗi ngày. Nếu quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chúng ta có thể hạn chế được các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ em. Hiện nay, tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung và tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nước trên thế giới cao đến mức không thể chấp nhận được.

Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn cần phải được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn.
Về vấn đề: Đối xử bình đẳng giữa bé trai và bé gái, bản Tuyên bố Viết:

Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu. Ngay từ đầu, các em gái đã phải được đối xử bình đẳng và có cơ hội đồng đều như các em trai.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có liên quan rất lớn tới tương lai của trẻ em, đó là nhiệm vụ xóa mù chữ cho trẻ nhỏ, bởi hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em vẫn chưa trải qua giáo dục cơ sở, trong đó các em nữ chiếm 2/3. Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ sẽ là một trong những đóng góp quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, phải tạo điều kiện cho trẻ nhỏ nhận thức về mình, tự tin khi bước vào cuộc sống và có trách nhiệm với cộng đồng:

Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, cả nhân loại trước mắt phải tập trung vào việc khôi phục và phát triển kinh tế:

Các điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lo lớn đến số phận của trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì tương lai của tất cả trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước, đồng thời tiếp tục khẩn trương tìm ra một giải pháp nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền cho vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.

Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

Tác giả khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.

Qua những chủ trương, chính sách, những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể đánh giá được trình độ văn minh của một xã hội. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành cho sự quan tâm thích đáng với các chủ trương nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể và toàn diện. Tin rằng trong một tương lai không xa, trẻ em sẽ được sống sung sướng, hạnh phúc dưới một mái nhà chung, trong không khí hòa bình và hữu nghị.

Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Bài số 2

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản trích trong "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp lại Liên hợp quốc ngày 30 – 9 – 1990.

Văn bản được trích lụợc ở đây gồm có 17 điều:

– Điều 1 và 2 là lời kêu gọi.

– 5 điều tiếp theo (3-7): Sự thách thức.

– 2 điều tiếp theo (8 – 9): Cơ hội.

– 8 điều còn lại (10 – 17): Nhiệm vụ.

Cấu trúc của văn bản rất chặt chẽ và hợp lí. Lời kêu gọi mở đầu hướng về những ai, và vì đối tượng nào mà ra lời tuyên bố. Sự thách thức nói lên thực trạng, tình trạng sống còn đau khổ… của trẻ em thế giới. Hai điều cơ hội chỉ ra hoàn cảnh xã hội và lịch sử thuận lợi. Phần Nhiệm vụ là nội dung chính của bản tuyên bố. Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm văn bản này.

1. Mở đầu Bản tuyên bố là lời kêu gọi "khẩn thiết" hướng tới "toàn thể nhân loại" vì mục đích "hãy bảo đảm cho tất củ trẻ em một tương  lai tốt đẹp hơn" (điều 1). Điều 2 nói rõ vì ai, vì đối tượng nào, đối tượng ấy ra sao mà ra lời kêu gọi. Đó là tất cả trẻ em trên thế giới, một lớp người "đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn pnụ thuộc". Lớp người nhỏ tuổi ấy cần "phải được sống trong vui thú, thanh bình, được chơi, được học và phát triển". Hòa hình, ấm no, hạnh phúc là điều kiện, là nhu cầu sống của trẻ em. Tính cộng đồng (rộng lớn), tính nhân đạo được thể hiện rất rõ và vô cùng sâu sắc.

2. Năm điều tiếp theo nói về sự thách thức, phản ánh thực trạng, điều kiện sống của tuổi thơ trên thế giới. Vô số trẻ em phải chịu bao nhiêu "nỗi bất hạnh”, là "nạn nhân" của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu chịu cảnh tị nạn, tàn tật… bị "đối xử tàn nhẫn và bóc lột" (điều 4).

Có hàng triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, chậm phát triển sống trong đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân chính là do "tác động nặng nề của nợ nước ngoài", hoặc tình hình kinh tế "không có khả năng tăng trưởng" (điều 5).

Điều 6 nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy (điều 6).

Văn bản không chỉ nêu lên thực trạng của trẻ em thế giới, mà còn nói lên nguyên nhân, nhưng không hề đụng chạm tới quốc gia nào. Đó là tính pháp lí thể hiện một cách viết sâu sắc, tế nhị.

3. Phần Cơ hội chỉ có 2 điều. Sự liên kết của các nước và "công ước về quyền của trẻ em" đã tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em "được thực sự tôn trọng" ở khắp nơi trên thế giới (điều 8).

Bầu không khí chính trị quốc tế được "cải thiện" (cuộc chiến tranh lạnh được phá bỏ), sự hợp tác và đoàn kết quốc tế (khôi phục và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường…), giải trừ quân bị tăng cường phúc lợi trẻ em (điều 9).

Những cơ hội ấy đã được tận dụng trong 15 năm qua, làm cho sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.

4. Phần Nhiệm vụ có 8 điều (10 – 17)

–  Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (điều 10).

– Chăm sóc nhiều hơn đồi với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn (biện hộ: hàng chục vạn trẻ em ở nước ta bị chất độc màu da cam trong chiến tranh…) (điều 11).

– Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu, các em gái cần được đối xử bình đẳng (điều 12).

– Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở (điều 13).

– Bảo đảm an toàn cho phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình để trẻ em lớn khôn và phát triển (điều 14).

–  Cần tạo cho trẻ em một môi trường sống, một xã hội tự do để trẻ em có nơi nương tựa an toàn, được khuyến khích tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (điều 15).

– Khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các nước, tìm ra giải pháp "nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền" cho vấn đề nợ nước ngoài (điều 16).

–  Điều 17 chỉ ra điều kiện để thưc hiện những nhiệm vụ đã nêu ra cần "những nỗ lực liên tục", "sự phối hợp trong hành động" của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

Đọc văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em chúng ta mới cảm thấy ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và toàn thế giới. "Trẻ em là tương lai của Tổ quốc", "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", những câu khẩu hiệu ấy trở nên thân thiết với mọi người.

Trong điều kiện được xã hội quan tâm săn sóc, mỗi thiếu niên nhi đồng trên mọi miền đất nước ta phải phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Bài số 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã coi nhân loại tương lai "như búp trên cành". Cái nhìn giàu chất thơ ấy, một lần nữa đã được hiện thực hoá trong văn kiện Tuyên bố thế giới vê sự sống còn, quyền được bảo vệ vù phút triển của trẻ em. Về dạng phong cách, đây là một bài văn chính luận. Ra đời ngày 30-9-1990, nó mang tính hiện đại trên nhiều mặt. Ví dụ vể kết cấu văn bản, thay thế cho ba phần truyền thống của thể loại là đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn để bằng một hệ thống những để mục theo thứ tự 1,2, 3, 4… Một số đề mục có tên gọi chung : từ dề mục 3 đến đề mục 7 là "sự thách thức", từ đề mục 8 đến 9 là "cơ hội", từ đề mục 10 trở đi là "nhiệm vụ"… về cách lập luận, bản Tuyên bố không sử dụng lí lẽ. Thay vào đó là phép so sánh và cơ sở của sự so sánh lại là các con số, những giá trị tương đương, vé ngôn từ, "Tuyên bố" là tiếng nói của nhiều nước, do không phân biệt màu da, tiếng nói, ngôn từ chủ yếu là hàm chứa khái niệm và ý tưởng, một thứ ngôn từ trung tính (ít sắc thái biểu cảm) là thích hợp không chí đối với người nói mà cả đối với người nghe.

Để phân tích văn bản, điều trước hết cần nắm lại kết cấu ba phần khái quát được trình bày theo hệ thống sau đây:

1. Quan điếm chung về đặc điểm của trẻ em, về quyền lợi của trẻ em

– Về đặc điểm của trẻ em. Điểu này được diễn đạt rất hàm súc. Nếu ba mệnh đề: "trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc" là ớ trạng thái tĩnh thì "hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng" lại ở trạng thái vận động, là biểu thị tính xu hướng, những khả năng. Nhìn nhận trẻ em như thế là nhìn nhận một sự vật trên đà phát triển, trước khi hình thành những cá tính riêng, những phẩm chất, những năng lực riêng.

– Về quyền lợi của trẻ em. Để có được một tương lai tốt nhất cho sự hình thành và phát triển, các em phải được sống trong một bầu không khí trong lành của sự "hoà hợp và tượng trợ", nghĩa là mảnh đất tốt tươi của sự vun trồng. Chỉ có trong trường hợp đó, các em mới có thể "được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới".

Vì quan điểm chung, nhận thức chung về đặc điểm và quyền lợi trẻ em không nằm trong tiêu đề (nhưng thực chất là có tiêu đề) thật là giản dị. Vì chân lí bao giờ cũng thường giản dị. Nhưng ý nghĩa của nó lại hết sức lớn lao. Không chỉ là điểm xuất phát của văn bản, nó còn là cái đích cuối cùng, bản thân nó là một cuộc đấu tranh gay gắt, lâu dài, lớn lao trên phạm vi toàn cầu không chỉ trong một, hai thế hệ.

2. Những khó khăn và thuận lợi

Từ quan điểm chung về đặc điểm của quyền lợi trẻ em như trên, văn bản đối mặt với những vấn đề thực tế trong chặng đường đầu của cuộc phấn đấu không mệt mỏi: chặng đường của nhân loại hiện nay. Đây là một chặng đường đầy "thách thức". Nguy cơ biến ước mơ tốt đẹp (phần đầu) thành ảo tưởng hiện ra rất rõ. "Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không, như vậy". Lập luận bắt đầu được mở ra bằng phép tương phản có sức thu hút người nghe ở những luận cứ chứng minh giống như một bản cáo trạng, báo động một nguy cơ. Nguyên nhân thì có đến hai nhưng hậu quả chí có một. Nguyên nhân thứ nhất thuộc về chiến tranh, nghĩa là trái với điểu kiện "hoà hợp", còn nguyên nhân thứ hai thuộc về sự dói nghco, nghĩa là không có cơ hội được "tương trợ" (ở phần dầu). Phần trình bày những nguyên nhân này, tuy về giọng điệu, về ngôn từ nói chung là trung tính, nhưng do việc sắp đặt các từ có dụng ý nên nhiều đoạn nhiều câu vẫn toát lên sắc thái căm phẫn và xót xa. Trẻ em bị săn đuổi từ nhiều phía, từ chiến tranh, bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, v.v. Trẻ em bị vứt ra ngoài lề của một xã hội không công bằng và vô cùng độc ác. Văn miêu tả ở đây thật xúc động: "Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột…". Còn nguyên nhân về nạn đói nghèo, cùng với cái nhìn khái quát là những nốt nhấn làm cho người đọc không thể dửng dưng : "Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất" phải chịu hai gánh nặng trên lưng, một là thuộc về sự đói nghèo truyền kiếp của cha ông (trong nước), còn một thuộc về "những tác động nặng nề của nợ nước ngoài". Giọng văn phóng sự này đã bóc trần sự thật đắng cay, tủi nhục của dân các nước đó nói chung, của trẻ em nói riêng đến mức không còn tướng tượng nổi.

Hậu quả của hai nguyên nhân trên là "Mỗi ngày có tới 40 000 trẻ em chết" với đủ các lí do. Đọc đến đây ta liên tưởng đến câu văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập : "Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói". Hai văn bản tuy gắn với hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng sự xót thương vẫn chỉ là một. Và vấn đề giải phóng con người đối với nhân loại luôn là vấn đề bức xúc và phải đặt ra dưới bất kì hình thức nào, vì lí do nhân đạo, nhân văn của nó.

Tuy nhiên, tình hình không chỉ một chiều, cái chiểu tối tăm của bi kịch kiếp người. Chính con người đã mở ra những "cơ hội", những tín hiệu lạc quan. Cơ hội ấy là sự thống nhất tư tưởng, nhận thức và tinh thần để có được một "Công ước về quyển trẻ em" trên toàn thế giới. Văn bản quan trọng này đối với trẻ em là kết quả của sự "liên kết" cả "phương tiện" và "kiến thức" của loài người, kết quả của "sự hợp tác và đoàn kết quốc tế". Chúng ta đã và đang đẩy lùi hai nguyên nhân dẫn đến nguy cơ : chiến tranh và chậm phát triển, về chiến tranh tức là về cỗ máy ăn thịt người lớn nhất và nhanh nhất, chúng ta đã tạo ra một bầu "không khí chính trị" cởi mở hơn, đối thoại thay cho đối đầu, ước mơ "giải trừ quân bị" vẫn đang tiếp tục được theo đuổi, v.v. Chúng ta đã tiến bộ một bước trong việc "bảo vệ môi trường", sự công bằng hơn "về xã hội và kinh tế". Chỉ có điểu sự cải thiện tình hình tuy là đáng kể, nó làm cho sự gay gắt và căng thẳng có được giảm đi, nhưng những thách thức và nguy cơ vẫn còn nguyên đó.

3. Vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại, nhiệm vụ của chúng ta còn rất nặng nề. Là một văn bản nghị luận, toàn bộ phần "Nhiệm vụ" là sự ứng chiếu, rà soát so với mục tiêu (phần 1), chúng ta đã chặn đứng được nguy cơ (phần 2) đến mức độ nào ? Sự liên kết tự nó tạo rá mối liên hộ kết dính cho cả bài văn. Chẳng hạn như vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em nêu lên trong đề mục 6 (phần 2) được xem như nhiệm vụ hàng đầu ở phần 3 (để mục 10) nói về nhiệm vụ : "Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là trách nhiệm hàng đầu, đồng thời cũng là một nhiệm vụ mà các giải pháp đã nằm trong tầm tay của chúng ta". Các trẻ em tàn tật được nêu trong đề mục 4 (phần 2), được trở lại trong để mục 11 ở phần 3 "Trẻ em bị tàn tạt và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khàn cần phải được quan tâm châm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn", về những trẻ em "bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ" ở đề mục 4, được trở lại ở đề mục 15 "Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình", v.v. Như vậy, nội dung mà phần "Nhiệm vụ" nêu ra không phải là chủ quan, duy ý chí, mà ngược lại nó rất cụ thể, thiết thực. Chương trình hành động này là hoàn toàn có cơ sở trong thực tế và có tính khả thi. Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, không chỉ mang tính chất "Tuyên bố". Cuộc đấu tranh cho thế hệ tương lai của nhân loại đã khởi động, và nó chỉ mới bắt đầu. Đó là "Tuyên bố" về cuộc đấu tranh vừa trước mát và lâu dài của toàn nhân loại.

Một văn bản nghị luận chứa đựng bao nhiêu tư tưởng lớn, bao nhiêu khát vọng đẹp đẽ của con người, cả ý chí dấu tranh không mệt mỏi cho mục tiêu đã định được diễn đạt khá rành mạch, rõ ràng với một kết cấu hợp lí, phù hợp với quy luật tư duy cần được đón nhận tự giác như một mệnh lệnh từ trái tim mình. Đó là kết quả bài văn đạt tới.

Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em – Bài số 4

1. Văn bản được trích từ phần đầu bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc, Niu-oóc ngày 30 – 9 – 1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế vế quyền trẻ em (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997).

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh những năm cuối thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật phát triển, kinh tế tăng trương, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được cũng cố, mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Song bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra: sự phân hóa rõ rệt về mức sống giữa các nước, về giàu – nghèo, tình trạng chiến tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khấn, bị tàn tật, bị bóc lột, và nguy cơ thất học ngày càng nhiều…

2. Văn bản gồm 17 mục.
Sau hai mục đầu khẳng định quyền được sông, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thê giới, khẩn thiết kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, 15 mục còn lại được bố cục thành 3 phần, mỗi phần được đặt tiêu đề rõ ràng, thế hiện tính chặt chẽ, hợp lí của văn bản.

2.1. Phần “Sự thách thức”: gồm 5 mục (3, 4, 5, 6, 7) nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.

Phần này liên kết với phần trên bằng một câu văn chuyển ý rất khéo: “Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy” (mục 3). Tiếp đó, ba mục 4, 5, 6 đưa ra những dẫn chứng đầy sức thuyết phục để làm rõ cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay, cụ thế là:

+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.

+ Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Trên cơ sở thực tiễn đó, mục 7 khái quát: “Đó là những thách thức mà chúng tôi, với tư cách những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng”.

2.2. Phần “Cơ hội”:
Phần này gồm 2 mục (8, 9), khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cụ thể là:

+ Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có Công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.

+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực: phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thế được chuyến sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.

Trong xu thế chung của thê giới, vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở nước ta đang được Đảng và Nhà nước quan tâm cụ thể, nhận thức trong cộng đồng về vấn đề này ngày càng sâu sắc, nhiều tổ chức xã hội và cá nhân đang tích cực tham gia vào các phong trào vì trẻ em…

2.3. Phần “Nhiệm vụ”: gồm 8 mục (từ mục 10 đến mục 17), xác định những nhiệm vụ cụ thế mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.

Trên cơ sở những thách thức và cơ hội, văn bản nêu lên những nhiệm vụ cấp bách cần làm:

+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.

+ Quan tâm, chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc. biệt khó khăn.

+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ để thực hiện lợi ích của trẻ em, đặc biệt là các em gái.

+ Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chừ.

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình.

+ Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do.

+ Vì tương lai của trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.

Các nhiệm vụ được nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, em trai, em gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).

Điều quan trọng là các nhiệm vụ đó được nêu lên với một thái độ dứt khoát, thể hiện quyết tâm cao độ của cộng đồng quốc tế. Mục 17 nhấn mạnh: “Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế”.

Tóm lại, bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30 – 9 – 1990 đã khẳng định điều đó và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại .

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • viết đoạn văn thuyết minh bài tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em về mục 6
  • Chỉ ra và phân tích những nguyên nhân dẫn đến hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em
0