08/02/2018, 00:39

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói…Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói…Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” Hướng dẫn "Ôi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa Ngàn năm sau còn đủ sức soi đường" (Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu) ...

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói…Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Hướng dẫn

"Ôi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa

Ngàn năm sau còn đủ sức soi đường"

(Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu)

Cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp lắm gian khổ hi sinh nhưng cũng đầy tự hào, oanh liệt ấy đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều thi phẩm nổi tiếng ra đời ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc đó

Bài thơ giàu chất hiện thực nhưng lại dào dạt cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên trong bài thơ vừa hào hùng vừa hào hoa như nhiều người đã nhản xét. Đoạn thơ sau dù chỉ là trích đoạn, cũng cho thấy rất rõ đặc sắc ấy của bài thơ:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kia em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Bài thơ Tây Tiến có thể chia làm 4 đoạn. Trích đoạn trên bao gồm đoạn 2 và đoạn 3. Đó là những đoạn thơ tái hiện lại hình tượng những con người Tây Bắc trong gian khổ hy sinh vẫn hiên ngang và đẹp một cách hào hoa, thanh lịch.

Từ "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói" đến "trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" là bức tranh tuyệt vời mỹ lệ về cảnh và người Tây Bắc. Đoạn sau, những câu còn lại, dựng chân dung người lính Tây Tiến với giọng thơ trầm hùng, bi tráng.

Nếu chi đọc phần đầu của đoạn trích này ta như lạc vào một thế giới khác: một thế giới bình yên, một xứ sở mà cảnh vật và con người đều đẹp đẽ, mộng mơ như một bức tranh thuốc nước tươi mát Cái cảm giác nó ấm, yên bình gợi lên trong ta trước hết do làn khói lam chiểu và mùi hương nếp xôi nồng nàn quyến rũ. Mai Châu, cái dịa danh ấy dù ta chưa một lần đặt chân tới, nhưng trở nên thân thiết biết bao nhờ câu thơ "thơm nếp xôi" và nỗi nhớ không thể không cất lên thành lời của Quang Dũng: "nhớ ôi Tây Tiến.." Tiếp theo, người đọc lại như lạc vào một thế giới của ánh sáng, vủ điệu và âm thanh; một thế giới vừa thực vừa hư, đầy mộng và thơ.

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Có một cái gi đó thật lãng mạn và say đắm trong tâm hồn Quang Dũng khi ông viết những dòng thơ này. Trong ánh lửa đuốc của đêm liên hoan, hình ảnh nàng "e ấp" trong "áo xiêm" lộng lẫy và tiếng khèn "man điệu" khiến nhà thơ thực sự say sưa và kinh ngạc. Hai tiếng "kìa em" bộc lộ tất cà cái ngỡ ngàng; ngỡ ngàng và vui sướng "Kia em…" câu thơ như một tiếng reo vui. Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng như được chấp cánh bởi vẻ đẹp của con người và cảnh vật nơi đây. Một vẻ đẹp vừa mới lạ vừa huyền ảo, xa xôi và có gì đó bí ẩn của một khung cảnh nơi đất lạ, trời xa… Những chữ xiêm áo, man điệu, khèn, hồn thơ gợi lên trong ta cảm giác ấy.

Nếu như bốn câu thơ trên tràn ngập ánh sáng, âm thanh và vũ điệu thì bốn câu thơ tiếp theo lại giấu chất thơ và chất hoạ. Một chiếc thuyển độc mộc với dáng người mềm mại in trên nên "dòng nước lũ hoa đong đưa". Những bông lau ven bờ bỗng trở nên có hồn và gợi nhớ da diết. Tất cà đều thấp thoáng, mờ ảo trong chiều sương Châu Mộc. Người xưa nói "thi trung hữu họa". Bốn câu thơ của Quang Dũng quả là một bức tranh lụa với những nét vẽ tài hoa, tinh tế và mềm mại lạ thường:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Trên cái nén diễm lệ, hào hoa, mềm mại và rát đỗi nên thơ. Nền nhạc cùa núi rừng Tây Bắc. nhà thơ dựng lên tượng đài của người chiến sĩ Tây Tiến có vẻ đẹp thật là bi hung, bi tráng:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Nhà thơ không che giấu những gian khổ hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều những gian khổ khó khăn. những mất mát hy sinh ấy dược thế hiện bằng một bút pháp lãng mạn. Qua cách nhìn của nhà thơ, cái Bi bỗng trở nên cái Hùng, mang đến cho hình ảnh người lính Tây Tiến một vẻ đẹp riêng. Cái sự thực tàn khốc mà đoàn lính Tây Tiến phải chịu dựng: tóc trụi, da xanh ngát màu lá rừng vì sốt rét, qua con mắt nhà thơ bỗng trở nên lẫm liệt "dữ oai hùm". Cái dáng vẻ ấy cộng với đôi "mắt trừng gửi mộng" tạo nên hình ảnh người lính Tây Tiến vừa phẳng phất gương mặt những trang anh hùng hào kiệt ngày xưa vừa như nét hận cừu nguyên sơ, phú bẩm của lớp trẻ trai "chiến trường đi chảng tiếc đời xanh" thời đánh Pháp, lại vừa như hằn vết tàn phá của thuỷ tận sơn cùng nơi rừng thiêng nước độc mà người chiến sĩ đã từng qua. (Nguyễn Đình Thi – Tây Tiến, đường lên heo hút, nỗi nhớ chơi Vơi – Tiếng nói tri âm T2, NXB Trẻ 1996).

Cái đẹp hào hùng, bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến còn được nhà thơ ghi lại bằng những dòng thơ thật trang trọng khi nói về những mất mát hy sinh:

Rài rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chằng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Người lính Tây Tiến ngã xuống không một manh chiếu bọc thân, nhưng trong tâm hổn nhà thơ, các anh lại được bọc trong những chiếc áo bào chói lọi. Những nấm mồ người lính nằm "rải rác biên cương", nơi rừng hoang biên giới bỗng trở thành những nấm mồ tôn nghiêm nhờ nhưng từ Hán Việt cổ kính trang trọng: biên cương, viễn xứ… Đoạn thơ kết thúc bằng tiếng gầm dữ dội và đầy uất hận của dòng sông Mã. Đó cũng là khúc nhạc bi hùng của núi rừng Tây Bắc như nói lời vĩnh biệt tiền đưa những "người không hẹn ước" từ mùa xuân năm ấy còn vọng mãi đến bây giờ.

Mấy khổ thơ trên, dù chi là một trích đoạn trong bài thơ Tây Tiến nhưng cũng đủ dựng lên bức tượng đài những người lính Tây Tiến năm xưa đi đánh Pháp. Một tượng đài rất dẹp, một vẻ đẹp kiêu hung, bi tráng Tượng đài ấy đã được xây bởi hồn thơ Quang Dung với tất cá sự trân trọng, mến yêu, thành kính Và Quang Dũng đa đem tượng đài này "đặt chơi vơi giữa ngàn non, ngàn mây, ngàn cây Tày Bắc. Bởi vậy lời thơ như âm u vọng mỏi tiếng gọi hoang sơ của núi rừng. Và mỗi khi nhắc đến một tên đất, tên mường… hồn thơ Quang Dũng lại rộn rạo phiêu du, nhịp lên những tiếng gọi đàn thăm thẳm" (Nguyễn Đinh Thi – Sách đã dẫn).

Thu Trang

huynh hao

0 chủ đề

23969 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0