Bình giảng bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử
Bình giảng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử Hướng dẫn Đây thân Vĩ Dạ trích trong tập có tựa đề là Thơ điên, sau đổi thành Đau thương, ra đời năm 1938. Từ những bài thơ Đường luật đầu tiên, qua tập Gái quê, đến Đau thương, thơ Hàn Mạc Tử đã đi qua một bước ...
Bình giảng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
Hướng dẫn
Đây thân Vĩ Dạ trích trong tập có tựa đề là Thơ điên, sau đổi thành Đau thương, ra đời năm 1938. Từ những bài thơ Đường luật đầu tiên, qua tập Gái quê, đến Đau thương, thơ Hàn Mạc Tử đã đi qua một bước dài.
Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945, có nhiều bài thơ hay về thiên nhiên, đất nước. Đây thôn Vĩ Dạ viết về cảnh đẹp xứ Huế thơ mộng và thanh lịch, đồng thời bộc lộ khát khao được gắn bó, hòa hợp với cảnh, với người của Hàn Mặc Tử.
Thôn Vĩ Dạ nằm ven thành Huế, ngay bên bờ sông Hương. Thôn này nổi tiếng bởi những vườn cây xanh tốt, hoa thơm trái ngọt bốn mùa và phong cảnh hữu tình cùng với những thiếu nữ duyên dáng, đoan trang dễ làm say đắm lòng người.
Bài thơ mở đầu bằng một lời trách: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Trách nhẹ nhàng, sơ sơ mà nghe rất đáng yêu. Trách mà ngụ ý mời mọc: anh hãy về thăm thôn Vĩ và thăm… em. Cách nói rất tinh tế, cô gái nhờ cái nắng hàng cau để gửi gắm ý mình. Anh về thôn Vĩ mà ngắm cảnh: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Cái nắng mới lên buổi sớm mai – phơn phớt hồng trên tán lá cau xanh cao vút, từ xa đã đập vào mắt. Từ nét rất thực của cảnh vật ấy, ta có thể nghĩ cây kia thay người kiễng chân lên thật cao để đón lấy cái trìu mến của người về thăm, thay em để được đầu tiên đón lấy cái nhìn của anh. Hình ảnh này gợi nên một tình lưu luyến vơi đầy.
Câu 2, 3, 4 là cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của vườn cây Vĩ Dạ. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc là lời trầm trồ ngạc nhiên trước cảnh đẹp lộng lẫy: màu xanh mỡ màng, non tươi của lá, màu vàng tinh khiết của nắng sớm lọc qua vòm lá tạo nên màu xanh như ngọc bích. Tất cả đều rạo rực, tưng bừng sức sống. Tưởng như nghe tiếng nhựa chuyển lên cành, lên lá. Tâm hồn con người trước cành ấy cũng một điệu tươi vui.
Vườn ai có thể là vườn của cô gái. Cây đã đẹp, người càng đẹp hơn: Lá trúc che ngang mật chữ điền. Con người thấp thoáng ẩn hiện sau khóm trúc. Đường nét thanh mảnh của lá trúc làm tồn thêm vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu của gương mặt chữ điền. Câu thơ nêu bật nét e ấp, dịu dàng cổ truyền của cô gái Huế.
Ý nghĩa của khổ thơ này là vậy. Kẻ ở thôn Vĩ thì trách khéo bằng lời mời mọc và giới thiệu nét đẹp dân dã quê mình. Người về thăm thì khen ngợi, say mê cảnh đẹp và người đẹp. Cảnh đẹp màu, người đẹp nết. Tất cả hài hoà thành một bức tranh quê hương tươi mát, tràn đầy sinh lực và có sức quyến rũ lạ lùng. Trên cái nền phong cảnh đầy hương sắc ấy, có một cuộc hội ngộ tuy không nói ra mà niềm vui thấm vào cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm mơ hồ, hư ảo của tình yêu.
Phút vui không dài. Mà không một tiếp chuyển nào, cái buồn tiếp theo ngay:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay. ”
Hoa bắp trổ cờ, lay lay trong gió nhẹ. Dòng nước sông Hương như không muốn trôi, lặng lẽ, im lìm. Gió mây trên tầng không cũng mỗi thứ mỗi đường, gió ở cây lá còn mây ở tận trên trời. Cảnh thật chứ? Đúng. Trên kia thật mà đây cũng thật. Tươi tắn, ủ ê đều Huế cả. Vườn tươi sáng mai, sông ủ buổi chiều. Cái buồn phơn phớt, nhè nhẹ, thấm tận vào đáy lòng, cái nét trầm tư không nơi nào có được, ấy là đặc trưng của Huế. Nhớ Quê mẹ, Tố Hữu nhớ cái không khí vô hình mà rất thấm ấy: Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng… Đây có gió thổi, máy bay, có hoa bắp lay mà nghe vắng lặng đến nao người.
Nỗi buổn ấy trong cảnh có liên quan gì tới người không? Kẻ mời, người về, hai đàng lặng lẽ mà nên cảnh tươi vui. Nhưng ngăn cách nằm sâu trong sự thật gió mây chia đường. Gió thổi mây bay thường là một chiều, đây lại đứt gãy: Gió theo lối gió, mây đường mây. Lại ngăn cách quyết liệt, gió đóng khung trong gió (hai chữ gió đóng hai đầu); mây cuộn trong mây (hai chừ mây cũng khép kín vòng lại). Số kiếp của cô gái và chàng trai này là vậy. Cho nên dòng nước cũng như buồn theo và hoa bắp cũng vật vờ lay động như lảo đảo bên cạnh dòng nước im lìm.
Buồn đến thế ư? Có chút hi vọng nào chăng? Đến lúc chàng trai hỏi: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó – Có chở trăng về kịp tối nay? thì câu thơ sáng hẳn lên. Từ ngày đến đêm và đêm trăng là một bước nhảy vọt không báo trước. Tối nay lại là một sự đột ngột khác.
Thuyền đậu, thuyền đi trên sông Hương đêm trăng là chuyện bình thường, chở cả tình cũng hình dung được. Nhưng sông trăng thì chỉ có trong hồn thơ của Hàn Mặc Tử. Nếu có một cuộc hèn hò tối nay cần trăng cần thuyền thì thuyền về kịp cuộc hẹn sẽ vui, có rượu có trăng, có những người yêu nhau thì đẹp biết bao! Bù lại cảnh tượng ở hai câu trên là ngăn cách, buồn não trong lặng lẽ, đây là hi vọng của cuộc gặp gỡ hoà hợp mát lành. Hi vọng mỏng manh bởi vì nó được đặt thành một nghi vấn, dù đã được chốt lại một cách xác định rõ ràng: kịp tối nay?.
Buồn nào đã liên quan đến hai người thì hi vọng này có mối liên hệ gì tới không? Thuyền ai là thuần tuý phiếm chỉ hay là một chiếc thuyền xác định: thuyền em? Thuyền em đang đậu ở bến sông đầy trăng như đời em đang đầy xuân tươi, em có chở trăng về, chở tươi vui về bến anh cho anh được chút vui mát lành một tối là tối nay? Nỗi ước mong thầm lặng mà tha thiết đến mức từ xa xôi trong thời gian vội hiện ngay vào hiện tại: tối nay. Tha thiết mà mỏng manh. Càng mỏng manh càng tha thiết.
Bốn câu trước khổ này là vậy. Gió mây chia đường. Bạn tình rẽ đôi. Buồn đến cả dòng sông, ngọn bắp. Buồn quá! Thuyền ai đó hay thuyên em mà sáng đầy trăng? Chở trăng về kịp tối nay để ta gặp nhau. Nhưng đó chí là ước mong, sáng lòng mà mờ ảo, mông lung.
"Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà! "
Hình ảnh cô gái Huế hết sức thân thiết nhưng cũng xa vời. Xa vời về thời gian, không gian và nhà thơ linh cảm thấy mối tình giữa mình và cô gái ấy cũng thành hư ảo. Bởi đã hứa hẹn gắn bó gì đâu? Em là thiên thần ở cõi nào, còn anh trời đày thân xác dưới trần gian. Câu thơ trên đương còn là mơ, câu này đã bay vào ảo giác, một bước nhảy vọt rất Hàn Mặc Tử, khó tìm thấy ở những bài thơ tình khác…
Lời thơ ở hai câu này sao mà nghe như có gì đứt đoạn, tắc nghẹn, hụt hẫng, chới với, mất thăng bằng. Bẽ bàng, tội nghiệp biết bao cho lòng chàng trai!
Đâu còn nắng hàng cau, vườn mướt quá, đâu còn xanh như ngọc, mặt chữ điền. Cũng chẳng còn gió mây lặng lẽ, dòng nước buồn, hoa bắp lay, sông trăng và con thuyền chở trăng về… Chỉ còn sương khói che khuất bóng người: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Em cũng mờ mà anh cùng mờ tan, trong khói sương lạnh lẽo. Còn lại may có chữ tình, như: Ai biết tình ai có đậm đà? Ai trước là người nào? Ai sau là người nào? Sau những gió lối gió, mây đường mây, có chở trăng về, mơ khách đường xa, nhìn không ra thì ai trước phải là cô gái, còn ai sau là chàng trai.
Ở khổ thơ cuối, tác giả trả lời cho câu trách móc ở đầu bài thơ: Sao anh không về? Có về đấy chứ. Về bằng tưởng tượng, bằng hồi ức, lặng lẽ mà nhìn, mà say, mà buồn, mà trông mong, hi vọng, rồi thất vọng, bẽ bàng. Chi còn chắc chắn một điều, đó là tâm tình đậm đà mãi mãi của anh. Câu thơ chấm dứt lơ lửng. Và như thế là phải xét lại hai chữ ai, và xét lại tình. Đảo ngược lại, chữ ai trước là anh, chữ ai sau là em. Về phía anh, anh tự biết tình vẫn đậm đà, nhưng em có biết cho không?
Dù hiểu cách nào đi nữa, câu thơ vẫn có nét buồn buồn: sương khói mờ nhân ảnh đã là mù mịt mông lung, khuất lấp mất dạng, chữ có đậm đà lại gieo thêm một nỗi lửng lơ, nghi hoặc nên càng buồn.
Khổ thơ thứ ba này tiếp nối đi sâu vào bên trong mối tình, từ cái cách ngăn mây giỏ chia đường đến sự đứt gãy. Từ cảnh thiên nhiên như reo vui, tràn đầy sức sống ở khổ thơ một đi dần tới sự xóa nhoà tất cả vào mơ, vào sương khói ở khổ ba. Một mối tình hết sức thiết tha đang để nó mất hút vào mông lung, mờ mịt, chỉ còn lại dư vị đậm đà trong lòng người và cả lòng mình.
Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui, nếu không thì cũng điệu tươi, nhưng kết thúc lại man mác buồn như vừa lỡ một cuộc hẹn hò. Cái buồn mới đến thế. Nó đang ở trong miếng đất của lãng mạn. Bài này và một số bài khác vốn đứng riêng và mang một ánh sáng riêng trong tập Đau thương.
Có phải bài thơ chỉ giới hạn ở một nỗi đau cụ thể là mối tình lỡ làng với một người con gái Huế? Nếu vậy, số mệnh nó không dài đến tận nay. Cũng không phải nó nói giùm niềm đau của ngàn vạn chàng trai không may trong trường tình. Gốc rễ sâu của nỗi bẽ bàng trong bài thơ vượt ra khỏi khuôn khổ một đôi trai gái, mà nói lên tâm trạng chưa kịp vui đã thấy buồn, mới vừa ban mai mà đã vội chiều tà, bao ước mơ tốt đẹp tất thảy đều tuột khỏi tay mình. Tâm trạng của thế hệ thanh niên 1930 – 1945 rất hào hùng, tự khẳng định mình nhưng những cách ngăn của xã hội luôn có mặt để phủ định, khi tiếng vọng của Cách mạng đối với họ vẫn còn xa
Thu Trang