Phân tích bài thơ Đất nước cùa Nguyễn Đình Thi để làm nổi rõ cảm hứng riêng về đất nước của nhà thơ
Hướng dẫn Đất nước là nguồn càm hứng của hàng loạt bài thơ đặc sắc sau Cách mạng tháng Tám: Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Ta đi tới. Việt Bắc của Tố Hữu. Tình sông núi của Trần Mai Ninh. Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Mặt đường khát vọng của Nguvễn Khoa ...
Hướng dẫn
Đất nước là nguồn càm hứng của hàng loạt bài thơ đặc sắc sau Cách mạng tháng Tám: Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Ta đi tới. Việt Bắc của Tố Hữu. Tình sông núi của Trần Mai Ninh. Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Mặt đường khát vọng của Nguvễn Khoa Điềm. Cửu Long Giang ta cũ! cùa Nguyên Hồng. Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh, Chim lượn trăm vòng của Chế Lan Viên, Nhớ mưa quê hương của Ca Lê Hiến. Quê hương của Giang Nam… Riêng ở Nguyễn Đình Thi, cảm hứng về đất nước đã chi phối hầu như tất cả nhưng bài thơ, những đoạn văn sâu sắc nhất của ông… Cảm hứng này thế hiện tập trung nhất ờ bài thơ Đất nước Dất nước là chung của mọi người, nhưng đất nước trong mỗi bài thơ, bên cạnh những nét chung vẫn có những màu sắc riêng, tạo nên bởi cái tạng của mỗi cây bút và những mối quan hệ riêng của mỗi hổn thơ đối với đất nước. Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi nên lưu ý đến điều đó
Đất nước và niềm vui của người làm chủ. Bài thơ có thể chia làm hai phần: phần thứ nhất có tiền thân là bài thơ sáng tác từ những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám: Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). ở thời điểm này, hai bài thơ thể hiện rõ tư thế và niềm vui của con người vừa giành được quyền làm chù đất nước mình. Nguyễn Đình Thi là một. thanh niên sống và hoạt động ở Hà Nội. Đất nước đối với anh, trước hết là Hà Nội. Không phải ngẫu nhiên mà nói đến đất nước, đến Hà Nội, nhà thơ lại nói đến mùa thu "Gió thổi mùa thu hương cốm mới. Tôi nhớ những ngày thu đã xa". Vì cảnh Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu. Và mùa thu là cái mốc lịch sử thiêng liêng, đánh dấu cuộc đời của dân tộc này, của đất nước này… Tác già so sánh hai mùa thu của ngày xưa và của hôm nay để cảm thấy hết nỗi vui sướng và niềm tự hào được làm chù đất nước mình. Hà Nội trước ngày giải phóng vẫn đẹp và thơ mộng khi mùa thu tới. Nhưng là cái đẹp buồn: những phố xá vắng vẻ, xao xác tiếng lá khô chạy trên đường theo gió heo may. Lá vàng rụng đầy thềm nắng, gợi nên bao nỗi trống vắng, ngẩn ngơ cho cảnh vật và lòng người… Nhưng "mùa thu nay khác rồi". Không phải phố phường Hà Nội khác với cảnh vật nơi chiến khu. Cũng không phải núi rừng Việt Bắc có gì đổi mới. Rừng tre nọ, núi đồi kia, nghìn năm vẫn thế. Nhưng lòng người đã đổi nên cảnh vật bỗng khác xưa:
"Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha…"
Từ cái "Tôi" với cảnh, với người, mạch thơ chuyến đột ngột sang niềm tự hào của "chúng ta" về quyền làm chủ đất nước:
"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta"
Với niềm tự hào, nhà thơ say sưa nhìn ngắm, chiêm ngưỡng đất nước mình và bỗng cảm thấy "nưởc chúng ta" thật giàu đẹp, thật rộng dãi, bát ngát:
"Những cánh đồng thơm mát
Những ngả dường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
Và chứa đựng trong lòng nó biết bao xương máu của tổ tiên đã đổ xuống để xây dựng và bảo vệ từng tấc đất qua hàng nghìn năm lịch sử:
"Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đẩt
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
Đất nước chiến đấu và chiến thắng. Đây là phần hai của bài thơ. Tác phẩm hoàn thành nãm 1955, có nghĩa là phần hai của bài thơ này phải làm trong sáu bảy năm trời (1949 – 1955). Ở phần thứ hai này, tác giả thiên về xây dựng những hình ành có tính chất biểu tượng khái quát. Tác giả muốn qua bảy khổ thơ, tóm lược cả quá trình của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện phát triển tới thắng lợi. Biểu tượng về phát động quần chúng cải cách ruộng đất:
"Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn"
Biểu tượng về công nông, chủ lực quân của kháng chiến:
"Khói nhà máy cuộn trong sương sớm
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng"
Thành công nhất là những biểu tượng xuất phát từ những kỷ niệm riêng của nhà thơ trong thực tế kháng chiến:
"Ôi những cảnh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"
Ấy là nhưng kỷ niệm một buổi chiều hành quân ở Bắc Giang nhìn lên đồi cao, dây thép gai đồn giặc in hình lên bầu trời Và ráng chiều bâm đỏ chiếu xuống những rãnh cây, tưởng như Tổ quốc bị cào xé, máu chảy trên những cánh đồng Nhưng vượt lên mọi đau thương, niềm tin không bao giờ tắt trong tâm hồn của người chiến sĩ, bỗng hiện lên trong những đêm dài hành quân như ánh mắt của người yêu toả sáng từ những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời – đây chắc hẳn cũng là một kỷ niệm thân thiết của tác giả nên thường trở đi trở lại trong thơ ông:
"… Chúng ta như hai ngôi sao
Hai bầu trời lấp lánh…
Nhớ em Đôi mắt hay cười”
(Bài thơ viết cảnh đồn Tây)
"Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây"
(Nhớ)
"Tia lửa nơi ta bay lên cao
Trong mắt người yêu thành trời sao"
(Em bảo anh)
Một kỷ niệm khắc, ấy là cảnh quân ta chiến thắng lớn ở Điện Biên Phủ. Có cảnh tượng vĩ đại ấy mới có được biểu tượng rất đẹp bừng sáng trong đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi:
"Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùm đứng dậy sáng loa"
Đất nước của Nguyễn Đinh Thi – đất nước đẹp trong đau thương, gian khổ Nếu đất nước của mỗi nhà thơ có màu sắc riêng, thì màu sắc của đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi là thế:
"Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương, tươi thắm vô ngần"
(Nhớ)
Ta hiểu vì sao những hình ảnh đẹp nhất, cảm động nhất trong bài thơ Đất nước lại là những hình ảnh heo hút, hoang vắng của Hà Nội còn trong tay giặc:
"Sáng sớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy’
Hoặc hình ảnh bầu trời Tổ quốc bị cào xé, đâm nát bởi những dây thép gai bao quanh đồn giặc: "Dây thép gai đâm nát trời chiều…". Đấy cũng là những đoạn thơ mà ta lắng nghe, thấy có một giọng ngậm ngùi riêng rất Nguyễn Đình Thi.
Đất nước là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi. Bài thơ là cả một quá trình sáng tác hầu như kéo suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ hết sức tiêu biểu cho Nguyễn Đình Thi – nhà thơ của cảm hứng về một đất nước hùng tráng trong khổ đau, thắm tươi trong gian nan, vất vả.
Thu Trang