21/02/2018, 09:55

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu- Văn 11

Đề bài: Em hãy bình giảng bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu Xuân Diệu là một nhà thơ từ lâu đã được biết đến chính là “ông hoàng thơ tình” với những bài thơ tình yêu thật bất hủ. Dường như những bài thơ dường như cũng đã thể hiện những quan điểm rất đỗi sâu sắc về ...

Đề bài: Em hãy bình giảng bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

Xuân Diệu là một nhà thơ từ lâu đã được biết đến chính là “ông hoàng thơ tình” với những bài thơ tình yêu thật bất hủ. Dường như những bài thơ dường như cũng đã thể hiện những quan điểm rất đỗi sâu sắc về tình yêu lứa đôi một cách mãnh liệt nhất. Thi phẩm “Vội vàng” là bài thơ bộc lộ sự khát thèm đến cháy bỏng trong tình yêu và đồng thời cũng như ý niệm mới về thời gian và tuổi trẻ.

Có lẽ với cảm hứng của bài thơ “Vội vàng” chính là tình yêu, thời gian, tuổi trẻ và cả mùa xuân nữa. Tác giả Xuân Diệu dường như cũng đã xâu chuỗi lại những yếu tố đó để thể hiện quan niệm của mình về cuộc đời luôn trôi đi vội vàng, và dường như nếu không sống thì sẽ uổng phí cả một cuộc đời. Bài thơ thật sự như tiếng lòng, cũng đồng thời chính là lời kêu gọi mọi người hãy sống hết mình, nhiệt huyết hết mình vì thời gian không bao giờ đứng đợi một ai.

Quan điểm sống của Xuân Diệu đã xuất hiện ngay từ những câu thơ đầu tiên trong bài thơ đó chính là:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Có lẽ những khát khao mãnh liệt cháy bỏng, như đã muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên bao la và rộng lớn. Dường như những ước muốn này, khát khao này được thoát lên qua từng câu chữ thật mãnh liệt. Sử dụng từ “tôi muốn” được điệp lại hai lần như muốn nhấn mạnh hơn nữa khát khao ấy thật cháy bỏng. Hay còn từ “Nhạt nắng” và “buộc gió” chính là những từ để nói về những hình ảnh vô hình, không thể sờ, nắm giữ cho riêng mình được. Nhưng, tác giả Xuân Diệu lại khát thèm được làm những thứ đó. Ông quả thật không muốn để thời gian, để cho mưa nắng cuộc đời làm nhạt phai, và như đã cuốn đi hết tuổi trẻ đang tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.

Tác giả dường như rất say mê cảm nhận sự chuyển động của đất trời cũng như vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân và cả tuổi trẻ

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Mỗi buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Trên đây là một đoạn thơ thật đẹp, trữ tình, lãng mạn, nó như tràn đầy tình yêu cuộc sống. Bằng ngòi bút tài hoa và rất đỗi tinh tế của tác giả khiến bức tranh mùa xuân hiện lên như một “thiên đường trên mặt đất” như trở lên đầy say mê và quyến rũ. Dường như thiên nhiên căng tràn nhựa sống, đất trời như ngập trong sắc hương của hoa. Ta như thấy được những hình ảnh tuyệt đẹp gắn với mùa xuân khiến tác giả cứ ngỡ mùa xuân như ‘tuần tháng mất”. Phải chăng tuần tháng mật có ý chỉ sự ngọt ngào, viên mãn vàđó cũng có thể là sự lãng mạn của mùa xuân không mùa nào có thể sánh bằng. Sử dụng thành công biện pháp liệt kê, tác giả cũng như đã lần lượt phác họa từng đường nét tinh khôi, tươi đẹp của mùa xuân.

Dường như chính hình ảnh lạ và độc đáo “tháng giêng ngon như cặp môi gần” thực sự đây được xem là hình ảnh táo bạo của Xuân Diệu. Hình ảnh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” này như đã khiến người đọc liên tưởng đến sự khát thèm đến tột độ của Xuân Diệu về một mong muốn được giữ lại mùa xuân, giữ lại tuổi trẻ cho riêng mình.

Tuy nhiên, dường như khi đang đắm chìm trong vị ngọt của thiên nhiên, của tình yêu thì Xuân Diệu cũng đã rất chua xót nhận ra sự trôi đi vội vàng, nó đã quá hững hờ của thời gian khiến chúng ta không thể nhìn lại được.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hồi xuân

Dấu chấm đã được đặt ngay giữa câu thơ như đầy dụ ý nghệ thuật, nó đã gợi tả sự đứt quãng, cảm xúc chuyển đổi đột ngột khiến cho nhân vật trữ tình càng thêm hoảng hốt, vội vàng, và dường như không thể kiềm chế được mình. Niềm vui còn ở đó mà sao chính tác giả nhận ra nỗi buồn đang đến gần, tuổi trẻ cũng sắp qua đi trong tiếc nuối. Đây có thể nói chính là một quan điểm rất hiện đại, rất mới của Xuân Diệu trong thời đại đó.

Suy nghĩ của nhân vật trữ tình dường như lại được nối tiếp:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Dường như chính quan niệm thời gian rất đúng đắn, phù hợp với quy luật của tự nhiên. Và việc tác giả Xuân Diệu đã như nhận ra sự nghiệt ngã này của thời gian khiến cho lòng ngươi chùng xuống khi đó đã phải trải qua sự đau đớn, tiếc nuối, dằn vặt khi tuổi trẻ đã đi qua. Có lẽ rằng cuộc đời con người “sinh, lão, bệnh, tử” đều không đoán trước được, nhưng dường như những ý thức về thời gian của Xuân Diệu cũng như đã khiến chúng ta thêm nâng niu và trân trọng hơn nữa cuộc đời này.

Nhận ra được sự khắc nghiệt của thời gian,tác giả muốn sống vội vàng, sống như thể ngày mai sẽ chết. Những khát khao, những ước vọng và sự sống vội đó được thể hiện:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

Khổ thơ này như đã thể hiện được rõ ràng nhất cái khát khao đến cháy bỏng của Xuân Diệu về thời gian, về cuộc đời cũng như về tuổi trẻ. Ông dường như cũng đã sống vội vàng, yêu vội vàng để không uổng phí những năm tháng của tuổi trẻ. Cuộc sống này có lẽ vẫn còn tươi đẹp, hãy tận hưởng, hãy hưởng thụ hết sự tươi đẹp và viễn mãn đó. Đây có thể chính là thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi đến người đọc.

Như vậy bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu với những hình ảnh đẹp và những khát khao chát bỏng đã khiến cho người đọc chìm đắm vào đó và khó có thể thoát ra ngoài.

Nguồn: Văn mẫu hay

0