Bình giảng bài ca dao: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng nên chăng…” – Văn hay lớp 10
Bình giảng bài ca dao: "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng nên chăng…" – Bài làm 1 Trong kho tàng ca dao dân ca ngoài những bài ca dao dân ca nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng vui vẻ của người nông dân xưa thì còn có những bài ca dao nói về tình ...
Bình giảng bài ca dao: "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng nên chăng…" – Bài làm 1
Trong kho tàng ca dao dân ca ngoài những bài ca dao dân ca nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng vui vẻ của người nông dân xưa thì còn có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Nổi bật trong đó phải kể đến bài ca dao rất đỗi thân thương mộc mạc mà không kém phần hấp dẫn, gợi nhắc cho ta những gì thiêng liêng nhất của tình yêu qua những hình ảnh thân quen mộc mạc:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng hay chưa
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre non vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”
Những bài ca dao về tình yêu thường rất ngắn chỉ có ít câu, ở bài ca dao này chỉ có bốn câu thôi nhưng qua bốn câu thơ đó ta thấy được vẻ đẹp tình yêu của hai người. tình yêu ấy không được ví von so sánh với những vật đắt tiền như vàng bạc đá quý mà nó rất giản đơn nhưng không phải thấp kém qua những hình ảnh thân thuộc như gốc lúa bơ tre. Cũng bởi vốn dĩ ca dao dân ca thường rất mộc mạc vì thế tình yêu hay bất cứ tình cảm, đạo lí nào trong cuộc sống cũng như thế. Lối viết cảu bài này giống với bài ca dao tình yêu nọ:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
Hai câu ca dao đầu là lời của chàng trai hỏi cô gái, một câu hỏi mang đầy ẩn ý cũng như tình cảm của chàng trai. Ở đây cũng là lối giao duyên mượn hình ảnh của những trái cây, cành lá thân quen để làm danh từ để xưng hô. Điều đó thể hiện một vẻ đẹp mộc mạc và thi vị của nhân dân ta hay chính là sự mộc mạc trong chính tình yêu của họ:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng hay chưa”
Tình yêu của họ gắn liền với hình ảnh thanh bình của đêm trăng thanh, đêm trăng thanh ấy rất đẹp và ánh trăng ấy như chứng minh cho tình cảm của đôi trai gái ấy. dưới cảnh đẹp lung linh ấy chàng trai đã đem lòng mình để bày tỏ với cô gái. Đêm trăng thanh bình hay chính là đêm trăng lung linh huyền ảo của tình yêu. Đồng thời đó cũng chính là sự thanh bình êm đềm trong tình yêu ấy. Trước những khó khăn vất vả của cuộc sống thiếu thốn thì cảnh đẹp của đêm trăng luôn là nơi mà các đôi hẹn hò nhau và chàng trai cô gái ở đây cũng vậy. Có thể rằng hình ảnh cây tre luôn là hình ảnh thể hiện vẻ đẹp kiên trung bất khuất trong đấu tranh của ông cha ta thế mà ở đây nó lại xuất hiện trong tình yêu đôi lứa. Tre đi liên với “ tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre anh hùng lao động”,còn tre ở đây lại là tre non trong chính tình yêu của nam nữ. Hình ảnh tre non ấy với câu hỏi đã đủ lá đan sàng hay chưa nhằm nói lên số tuổi của cô gái đã đủ để lấy chồng hay chưa. Lá tre như muốn hỏi về độ tuổi của cô gái, đó là một cách hỏi khá hay và tế nhị tránh được sự ngại ngùng của cô gái. Tình yêu và đám cưới ấy được thể hiện như việc đan một cái sàng. Như vậy có thể thấy đó là một tình yêu không cầu kì nó đơn giản và mộc mạc như ngọn tre cái sàng kia vậy.
Sang hai câu cuối ta nghe được câu trả lời của cô gái về chuyên tình yêu ấy. Cũng giống như bài mận hỏi đào thì co gái trong bài ca dao này cũng thể hiện sự lễ phép và dịu dàng cũng như tình cảm cô dành cho anh được thể hiện rõ:
“ Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre non vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”
Hai từ “ xin vâng” giống như một cái gật đầu đồng ý bẽn lẽn thẹn thùng của cô gái. Đó là một hình ảnh đây nữ tính và duyên dáng của cô. Cô thẹn thùng bộc lộ tâm ý của mình cho chàng trai biết, rằng tre nón vừa đủ lá có nghĩa rằng tuổi của cô cũng trực lấy chồng vì thế cho nên nếu đan sàng thì cô cũng xin nghe theo. Qua đây ta thấy rõ tình cảm họ dành cho nhau xuất phát từ hai phía.
Một lần nữa ca dao lại giúp những chàng trai cô gái đến với nhau một cách tự nhiên mà không sợ sự thẹn thùng làm cho kết thúc không đẹp. đặc biệt ở bài ca dao này không phải thể thơ lục bát truyền thống nhưng vẫn rất mặn mà đậm đà theo cách riêng của thể thơ trong bài. Tình yêu trên làng quê được thể hiện trong chính đêm trăng tuyệt đẹp cùng những hình ảnh rất đỗi thân quen như cây nứa cây tre.
Bình giảng bài ca dao: "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng nên chăng…" – Bài làm 2
Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam ngoài những bài thơ nói về cuộc sống của người dân lao động vất vả nhưng luôn có niềm vui,thì bên cạnh đó còn có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Nổi bật trong đó phải kể đến nhất đó là bài ca dao rất đỗi thân thương mộc mạc chân thành:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng hay chưa
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre non vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”
Hai câu ca dao đầu tiên của chàng trai hỏi cô gái một câu hỏi mang nhiều ẩn ý, cũng như tình cảm của chàng trai giành cho gái rất sâu sắc và chân thành mới hỏi như vậy. Ở trong câu ca dao này lối nói giao duyên hóm hỉnh mượn hình ảnh của những loài cây quen thuộc chốn miền quê để xưng hô. Qua điều đó cho chúng ta thấy được vẻ đẹp mộc mạc và chân thành biết bao của người dân nơi đây hay chính là tình yêu của họ.
Tình yêu đôi trai gái gắn liền với đêm trăng thanh gió mát yên bình. Nghe câu đầu tiên thôi chúng ta đã liên tưởng được đến một đêm trăng rất yên bình,rất đẹp giống như một minh chứng cho tình yêu của đôi trai gái. Dưới hình ảnh ánh trăng đó chàng trai đã lấy hết mọi can đảm và nỗi lòng của mình để bày tỏ với cô gái. Trước những khó khăn thiếu thốn của chốn miền quê thì ánh trăng chính là minh chứng tốt đẹp nhất, lãng mạn nhất cho đôi lứa. Hình ảnh tre non ấy chính là tình yêu của cặp đôi nam nữ này. Hình ảnh tre non với câu hỏi đã đủ lá để đan sàng hay chưa nhằm hỏi độ tuổi của cô gái đã đến tuổi,đã sẵn sàng để lấy chồng hay chưa, đó là một câu hỏi hay và tế nhị, không làm cho chàng trai hay cô gái phải e thẹn hay ngại ngùng gì. Tình yêu đó được đúc kết lại giống như việc đan một cái sàng, chính vì thế chúng ta có thể thấy đó là một tình yêu không cầu kì hay danh vọng, nó đơn giản và mộc mạc như chính ngọn tre sàng vậy.
Đến với hai câu thơ cuối chúng ta lại được nghe câu trả lời của cô gái giành cho chàng trai vè chuyện tình yêu. Lần này, cô gái cũng e thẹn lễ phép xin thưa giống như tình cảm chân thành cô giành cho anh vậy:
“ Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre non vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”
Hai từ “xin vâng” rất ngoan và lễ phép nết na, đó giống như một cái gật đồng nhưng vẫn đang còn bẽn lẽn thẹn thùng của cô gái khi đồng ý với chàng tai. Cô thẹn thùng là vậy nhưng vẫn để cho chàng trai biết được tâm ý của mình rằng tre non vừa đủ, nghĩa là vừa đủ tuổi để a rước nàng về cho nên nàng cũng xin nghe theo. Qua đây chúng ta thấy được một cách rõ ràng về tình cảm mặn nồng tha thiết của cả hai giành cho nhau, đó là tình cảm xuất phát từ hai phía.
Một lần nữa, những bài ca dao dân ca lại giúp cho cô gái và chàng trai đến với nhau một cách tự nhiên mà không hề sợ sự thẹn thùng, đặc biệt ở trong bài ca dao này không theo thể thơ lục bát nhưng vẫn đậm đà theo cách riêng của nó. Tình yêu trên miền quê trong đêm trăng thanh thật đẹp và đáng trân trọng biết bao.
Bình giảng bài ca dao: "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng nên chăng…" – Bài làm 3
Ca dao dân ca Việt Nam có khá nhiều bài ca đối đáp rất hay, rất đẹp như một bài thơ tình tuyệt tác. Hát đối đáp để giao duyên, để tỏ tình là một hình thức sinh hoạt của trai gái làng quê ngày xưa rất trong sáng lành mạnh, là một nét đẹp văn hoá truyền thống mang tính nhân văn của xã hội, của nền văn minh sông Hồng trồng lúa nước mấy nghìn năm.
Những đêm hè, những đêm thu gió mát trăng thanh, trong dịp nông nhàn, trên sân nhà sân đình, trai gái trong xóm ngoài làng, tụ họp đông vui để hát đúm, hát giặm, hát đối đáp giao duyên. Từ những câu hát đối đáp ấy mà có biết bao anh mận cô đào, cậu điền cô tấm kết thành bạn trăm năm.
Cách tỏ tình giao duyên của họ rất tình tứ và tế nhị. Trai gái nói lời đưa đáp giao duyên còn lưu lại đến ngày nay, óng ánh như những viên ngọc quý trong nền ca dao dân ca dân tộc. Đây là một trong những viên ngọc quý ấy:
"Đêm trăng thanh / anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá / đan sàng nên chăng?
Đan sàng / thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá / non chăng / hỡi chàng?".
Thời gian gặp gỡ của lứa đôi là một "đêm trăng thanh". Bầu trời bao la xanh trong, không một gợn mây; Trăng sáng, gió mát, khung cảnh làng quê êm đềm. Thời gian nghệ thuật (đêm), không gian nghệ thuật (trăng thanh) nhiều thơ mộng. Đó là lúc, là nơi tình tự tuyệt vời của trai tài gái sắc trên cõi đời xưa nay. Kiều đến với chàng Kim khi "bóng tràng đã xế, hoa lê đến gần". Từ Hải lần đầu gặp gỡ nàng Kiều khi "Lần thâu gió mát trăng thanh”. "Đêm trăng thanh" chứ không phải đêm trăng khuyết, đêm trăng mờ,…
Cách ngát nhịp 3/4; – 4/2/2 đã diễn tả thật đẹp giọng nói khoan thai nhẹ nhàng, phong thái tao nhã, ung dung của chàng trai khi cất tiếng gọi cô gái:
"Đêm tràng thanh / anh mới hỏi nàng,
Tre non đủ lá / đan sàng / nên chăng?
Âm điệu đó, ngữ điệu đó đã làm cho khách thể giao duyên xôn xao trong lòng "lắng nghe lời nói như ru" (Truyện Kiều). “Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng" là một câu hỏi được thể hiện bằng hai ẩn dụ. Ẩn dụ "tre non đủ lá" nói về vẻ đẹp mơn mởn, trẻ trung, xinh giòn "hoa thơm phong nhụy” của cô thôn nữ đang đối diện tâm tình. Ẩn dụ thứ hai "đan sàng nên chăng?" là sự ướm duyên, tỏ tình kín đáo. Sàng là một dụng cụ nhà nông để sàng gạo. Chàng trai qua ẩn dụ "đan sàng nên chăng?" đã tế nhị ngầm hỏi cô gái đã đến tuổi lấy chồng, làm vợ, có thể quán xuyến mọi công việc nội trợ trong gia đình được chưa?
Chữ "thanh" bắt vần với chữ "anh”, chữ "nâng" bắt vần với chữ "sàng" đã làm cho nhạc điệu câu ca nhẹ nhàng, êm ái, đọc lên nghe rất thú vị. Thiếu nữ lần đầu được nghe những lời tỏ tình ấy sao mà chẳng thấy vui sướng tự hào?
Tỏ tình cần chân tình tế nhị, bóng bảy và biểu cảm vì đó là ngôn ngữ của con tim, của tâm hồn. Không nên, không thể quá mộc mạc, đơn giản đến sống sượng, thô lỗ như cách tỏ tình của anh trai cày vai u thịt bắp này:
"Gặp đây anh nắm cổ tay,
Anh hỏi câu này có lấy anh không?"
(Ca dao)
Cho dù có thân mật đến đâu, nhưng cái cử chỉ đường đột "nắm lấy cổ tay" người ta, và hỏi một cách sỗ sàng có lấy anh không?” thì thật đáng sợ và vô duyên.
Qua câu tỏ tình: "Đêm trăng thanh / anh mới hỏi nàng! Tre non đủ lá / đan sàng / nên chăng ta thấy chàng trai trong cuộc là một con người đa tình, hào hoa, phong nhã, rất lịch thiệp tế nhị. Và đâu chỉ lúc tỏ tình giao duyên mới cần có lời hay ý đẹp? Nội dung nói, cách nói, ngôn từ, cử chỉ,… trong giao tiếp, ứng xử cần trang nhã, từ tốn, chân thành, lịch sự. Từ câu tỏ tình của chàng trai mà ta thêm thấm thía câu tục ngữ dân gian:
"Lời nói chẳng mất tiền mua,.
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau":
Câu hỏi của chàng trai thì mặn mà. Câu trả lời của cô thôn nữ thì vừa thông minh sắc sảo, vừa có duyên. Một nửa Gâu xác nhận, một nửa câu hỏi lại:
"Đan sàng / thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá, non chăng / hỡi chàng? ".
Cô gái nhắc lại ẩn dụ: "Đan sàng"và "tre vừa đủ lá". Bốn chữ "thiếp cũng xin vâng" có ngữ điệu nhẹ nhàng, lễ phép, biểu lộ sự hài lòng, đồng ý, chấp nhận lời tỏ tình của chàng trai. Tại sao thiếu nữ không dùng từ "em" mà lại dùng chữ "thiếp"? Chữ "em" cũng đúng, cũng hợp với chữ "anh” ở câu trước, Thiếp là tiếng mà người phụ nữ xưa khiêm tốn tự xưng với nam giới. “Thiếp bén duyên chàng cố thế thôi!" (Hồ Xuân Hương). “Thiếp như hoa đã lìa cành” (Truyện Kiều). Chữ thiếp phải sánh với chữ chàng mới tạo nên tính hệ thống của ngôn ngữ văn chương. Trong ngữ cảnh này, qua chữ thiếp cô gái tế nhị chấp nhận lời cầu hôn; tự xem mình như người vợ tương lai của chàng trai:
"Đan sàng thiếp cũng xin vâng".
Thiếu nữ nhắc lại ẩn dụ “tre vừa đủ lá" là để kín đáo khẳng định mình là một cô gái xuân sắc xinh giòn, và "xuân xanh nay đã tới tuần cập kê" (Truyện Kiều). Sau lời khẳng định là câu hỏi "non chăng hỡi chàng?" Câu hỏi rất từ tốn, dịu dàng. Từng tiếng từng lời ngọt ngào thấm thía. Trong câu hỏi của cô gái đã thầm khẳng định một nhân cách thiếu nữ có đủ phẩm hạnh để bước vào đời.
Nhạc điệu của câu ca cũng rất đặc sắc. Chữ nàng cuối câu 2 bắt vần với chữ sàng (chữ thứ 2 câu 3); chữ vâng bắt vần với chữ chàng. Nhạc thơ cũng là nhạc lòng. Tiếng hát giao duyên của lứa đôi ngân vang, hòa quyện, càng thêm ngọt ngào say đắm.
Bài ca giao duyên "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng…" có lời đẹp, tình đẹp. Dạt dào chất phong tình. Một phong cách tỏ tình trang nhã, duyên dáng rất xứng đôi. Bóng trăng thanh đã làm cho cuộc giao duyên của lứa đôi thêm phần thơ mộng. Nghệ thuật sử dụng ẩn dụ trong đối đáp giao duyên đã làm cho lời ca mang vẻ đẹp nhân vần, làm nổi bật tâm hồn trong sáng của trai gái làng quê.
Ngày nay trên báo chí đã có mục "tìm bạn". Đọc lại những bài ca dao đối đáp giao duyên, ta càng cảm thấy "Nỗi khát vọng tình yêu – Bồi hồi trong ngực trẻ" (Xuân Quỳnh).