02/06/2018, 22:11
Bí quyết chọn và bảo quản thực phẩm tươi ngon ngày tết
Để khâu bảo quản thực phẩm được tốt, trước hết bạn cần biết cách chọn thực phẩm sao cho tươi. Biết thêm một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn trở thành những người mua sắm khôn ngoan trong dịp tết này đấy! Cách chọn thực phẩm tươi ngon 1. Thịt Thịt tươi ngon có màu đỏ tươi, mỡ trắng ...
Để khâu bảo quản thực phẩm được tốt, trước hết bạn cần biết cách chọn thực phẩm sao cho tươi. Biết thêm một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn trở thành những người mua sắm khôn ngoan trong dịp tết này đấy!
Cách chọn thực phẩm tươi ngon
1. Thịt
Để tránh mua phải những loại thịt bệnh, thịt thối qua xử lý hóa chất để làm tươi, bạn nên chọn mua thịt ở những điểm bán tuân thủ khâu kiểm dịch nghiêm ngặt. Thịt tươi ngon có màu đỏ tươi, mỡ trắng hồng, da có màu hơi trắng. Khi dùng tay nhấn lên phần thịt thấy độ đàn hồi tốt, không có vết lõm chứng tỏ thịt tươi mới. Nhìn qua vết cắt thịt nếu thấy màu sắc bình thường, tươi và có sớ rõ ràng thì đó là thịt ngon. Tránh mua thịt có bọc những hạt nhỏ màu trắng như hạt gạo vì đó là thịt bị nhiễm sán. Thịt có màng nhớt, đổ mùi hôi và hơi thâm đen cũng nên bỏ qua.
2. Hải sản
Cá: Cá tươi thì mang phải tươi, không đổ nhớt. Mắt cá còn trong, da ngời sáng, vảy bám chắc và không có mùi hôi. Thông thường, cá tươi thường miệng ngậm kín, trôn cá thụt sâu và bụng cá lép.
Mực: Mực mới câu về sẽ còn óng ánh trên thân mình, người ngư dân thường gọi là ngời. Nên chọn con có thớ thịt dày và săn, đầu gắn chặt với thân, túi mực chưa vỡ.
Tôm: Tôm tươi ngon có thân thuôn tròn đều, săn, thân cứng. Thông thường, con mình trong có thể nhìn được qua lớp giáp là con tươi và chắc.
3. Gia cầm
Nguồn gốc của mỗi loại gia cầm rất quan trọng để bạn tự bảo vệ mình trước những dịch cúm đang phát triển. Thịt gia cầm ngon thì da bên ngoài phải có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi. Trên da không có vết thâm tím hoặc dấu lạ. Nếu thật thịt đã chuyển sang màu vàng đậm, hơi tím hoặc đục vàng thì không nên chọn. Nếu chọn gà sống làm tại chỗ phải chọn con lanh lợi, bay nhảy khỏe, không chọn con rù rù nằm im một chỗ, mắt lờ đờ, chân lạnh.
Gà: Chọn con chân thẳng, nhẵn, và không đóng vẩy. Phần ức phải đầy và hậu môn không quá to. Nên chọn con có màu vàng nhạt tự nhiên. Nếu chọn gà màu vàng rất dễ nhiễm phải bột sắt do người bán nhuộm vào gà. Nếu chọnthịt gà đen sạm lại rất dễ bị nhiễm bệnh bởi gà đã chết trước lúc làm thịt.
Vịt: Chọn con béo tốt, có lông phủ đều, da cổ và da bụng dày, ức tròn đầy, mỏ vịt cứng và nhỏ. Những con có đặc điểm như vậy chứng tỏ vịt đã đủ lớn. Nếu vịt có mỏ to nhưng không cứng chứng tỏ vịt còn non, ít thịt và thịt không béo lại có mùi hôi. Nếu như chọn gà ngon nên chọn gà trống thì ngược lại, vịt ngon phải là vịt cái.
4. Rau, củ, quả
Với củ, nên chọn mua những loại còn cuống xanh. Với quả, nên chọn mua trái có màu tự nhiên, không quá thẫm, không quá mượt và có kích cỡ bình thường. Khi cầm lên, thấy chắc tay và có độ giòn. Với rau xanh, nên chọn mua rau tươi, lá rau có kích thước bình thường.
Bảo quản thực phẩm ngày Tết
1. Thịt, cá tươi: Làm sạch từng con cá, bỏ hết ruột ra ngoài và rửa sạch trước khi cho vào túi nilon bảo quản tủ đông. Nên chia nhỏ từng phần cá sao cho phù hợp với nhu cầu mỗi bữa ăn để tránh khi rã đông, bạn phải rã cùng lúc phần cá chưa cần dùng đến và làm mất hết chất dinh dưỡng có trong cá. Sau khi rã đông cá, nên chế biến hết phần cá đã rã đông để không phải bảo quản tiếp tục khi mà cá đã bị rửa trôi bớt dinh dưỡng.
2. Hải sản: Các loại hải sản như mực, tôm, cua… cũng cần phải được bóc chỉ lưng, làm sạch túi mật… trước khi đem đi bảo quản đông trong các bọc nilon. Với tôm, nếu muốn để lâu, bạn nên cắt đầu và bỏ vỏ, chỉ bảo quản phần thịt để tránh tình trạng thâm đen. Phần đầu bạn có thể tận dụng để nấu canh.
3. Rau, củ, quả: Làm sạch hết các rễ, lá sâu và bọc kín tất cả trong mỗi túi nilon tùy theo loại. Tuyệt đối không rửa qua nước trước khi cho vào túi nilon nếu không muốn chúng mau bị thối rữa. Không để rau xanh chung với hoa quả vì ethylen trong hoa quả có thể làm rau chóng vàng úa.
4 Thức ăn đã qua chế biến: Cần để bên ngoài cho đến khi nguội hẳn (khoảng 4 tiếng) trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh. Không để thức ăn sống, chín lẫn lộn vì vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi và có khả năng nhiễm chéo.
Cách chọn thực phẩm tươi ngon
1. Thịt
Thịt tươi ngon có màu đỏ tươi, mỡ trắng hồng
Để tránh mua phải những loại thịt bệnh, thịt thối qua xử lý hóa chất để làm tươi, bạn nên chọn mua thịt ở những điểm bán tuân thủ khâu kiểm dịch nghiêm ngặt. Thịt tươi ngon có màu đỏ tươi, mỡ trắng hồng, da có màu hơi trắng. Khi dùng tay nhấn lên phần thịt thấy độ đàn hồi tốt, không có vết lõm chứng tỏ thịt tươi mới. Nhìn qua vết cắt thịt nếu thấy màu sắc bình thường, tươi và có sớ rõ ràng thì đó là thịt ngon. Tránh mua thịt có bọc những hạt nhỏ màu trắng như hạt gạo vì đó là thịt bị nhiễm sán. Thịt có màng nhớt, đổ mùi hôi và hơi thâm đen cũng nên bỏ qua.
2. Hải sản
Cá không đổ nhớt ở mang là cá tươi
Cá: Cá tươi thì mang phải tươi, không đổ nhớt. Mắt cá còn trong, da ngời sáng, vảy bám chắc và không có mùi hôi. Thông thường, cá tươi thường miệng ngậm kín, trôn cá thụt sâu và bụng cá lép.
Mực: Mực mới câu về sẽ còn óng ánh trên thân mình, người ngư dân thường gọi là ngời. Nên chọn con có thớ thịt dày và săn, đầu gắn chặt với thân, túi mực chưa vỡ.
Tôm: Tôm tươi ngon có thân thuôn tròn đều, săn, thân cứng. Thông thường, con mình trong có thể nhìn được qua lớp giáp là con tươi và chắc.
3. Gia cầm
Chọn ức gà đầy và hậu môn không quá to
Nguồn gốc của mỗi loại gia cầm rất quan trọng để bạn tự bảo vệ mình trước những dịch cúm đang phát triển. Thịt gia cầm ngon thì da bên ngoài phải có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi. Trên da không có vết thâm tím hoặc dấu lạ. Nếu thật thịt đã chuyển sang màu vàng đậm, hơi tím hoặc đục vàng thì không nên chọn. Nếu chọn gà sống làm tại chỗ phải chọn con lanh lợi, bay nhảy khỏe, không chọn con rù rù nằm im một chỗ, mắt lờ đờ, chân lạnh.
Gà: Chọn con chân thẳng, nhẵn, và không đóng vẩy. Phần ức phải đầy và hậu môn không quá to. Nên chọn con có màu vàng nhạt tự nhiên. Nếu chọn gà màu vàng rất dễ nhiễm phải bột sắt do người bán nhuộm vào gà. Nếu chọnthịt gà đen sạm lại rất dễ bị nhiễm bệnh bởi gà đã chết trước lúc làm thịt.
Vịt: Chọn con béo tốt, có lông phủ đều, da cổ và da bụng dày, ức tròn đầy, mỏ vịt cứng và nhỏ. Những con có đặc điểm như vậy chứng tỏ vịt đã đủ lớn. Nếu vịt có mỏ to nhưng không cứng chứng tỏ vịt còn non, ít thịt và thịt không béo lại có mùi hôi. Nếu như chọn gà ngon nên chọn gà trống thì ngược lại, vịt ngon phải là vịt cái.
4. Rau, củ, quả
Với củ, nên chọn mua những loại còn cuống xanh. Với quả, nên chọn mua trái có màu tự nhiên, không quá thẫm, không quá mượt và có kích cỡ bình thường. Khi cầm lên, thấy chắc tay và có độ giòn. Với rau xanh, nên chọn mua rau tươi, lá rau có kích thước bình thường.
Nên chọn những loại củ quả còn cuống xanh
Bảo quản thực phẩm ngày Tết
1. Thịt, cá tươi: Làm sạch từng con cá, bỏ hết ruột ra ngoài và rửa sạch trước khi cho vào túi nilon bảo quản tủ đông. Nên chia nhỏ từng phần cá sao cho phù hợp với nhu cầu mỗi bữa ăn để tránh khi rã đông, bạn phải rã cùng lúc phần cá chưa cần dùng đến và làm mất hết chất dinh dưỡng có trong cá. Sau khi rã đông cá, nên chế biến hết phần cá đã rã đông để không phải bảo quản tiếp tục khi mà cá đã bị rửa trôi bớt dinh dưỡng.
2. Hải sản: Các loại hải sản như mực, tôm, cua… cũng cần phải được bóc chỉ lưng, làm sạch túi mật… trước khi đem đi bảo quản đông trong các bọc nilon. Với tôm, nếu muốn để lâu, bạn nên cắt đầu và bỏ vỏ, chỉ bảo quản phần thịt để tránh tình trạng thâm đen. Phần đầu bạn có thể tận dụng để nấu canh.
3. Rau, củ, quả: Làm sạch hết các rễ, lá sâu và bọc kín tất cả trong mỗi túi nilon tùy theo loại. Tuyệt đối không rửa qua nước trước khi cho vào túi nilon nếu không muốn chúng mau bị thối rữa. Không để rau xanh chung với hoa quả vì ethylen trong hoa quả có thể làm rau chóng vàng úa.
4 Thức ăn đã qua chế biến: Cần để bên ngoài cho đến khi nguội hẳn (khoảng 4 tiếng) trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh. Không để thức ăn sống, chín lẫn lộn vì vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi và có khả năng nhiễm chéo.
Yeutre.vn (Tổng hợp)