02/06/2018, 22:11
Ý nghĩa 5 món ăn truyền thống ngày tết của người Việt
Mỗi món ăn ngày Tết đều chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, cầu chúc cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Hãy khám phá ý nghĩa các món ăn truyền thống này nhé! Tết Nguyên Đán- ngày đầu tiên của một năm mới là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là thời gian mà cả gia đình sẽ sum họp, ...
Mỗi món ăn ngày Tết đều chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, cầu chúc cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Hãy khám phá ý nghĩa các món ăn truyền thống này nhé!
Tết Nguyên Đán- ngày đầu tiên của một năm mới là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là thời gian mà cả gia đình sẽ sum họp, quây quần bên nhau ôn lại những kỉ niệm đã qua và cầu chúc cho một năm mới viên mãn và hạnh phúc. Tết đến, gia đình nào cũng chuẩn bị một măm cỗ thịnh soạn với các món ăn truyền thống, trước là để cúng ông bà tổ tiên, sau là để mọi người trong nhà cùng thưởng thức, quây quần. Các món ăn truyền thống ngày Tết không chỉ đa dạng về loại món mà còn chứa đựng những ý nghĩa quan trọng khởi đầu cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
1. Bánh chưng - dưa hành
Bánh Chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Việt. Bánh Chưng là linh hồn của ngày Tết và cũng là thức bánh có lịch sử lâu đời trong truyền thống Việt Nam. Nó gợi nhắc đến sự tích ” Bánh Chưng, bánh Giày” từ thưở khai thiên lập địa, nhớ về cội nguồn, hướng về tổ tiên.
Bánh chưng phải ăn kèm với dưa hành có vị cay cay, chua chua làm tăng thêm hương vị của thức ăn và giúp dễ tiêu hóa hơn. Bánh Chưng- dưa hành đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
2. Thịt gà luộc
Không biết từ bao giờ, gà luộc trở thành món ăn không thể thiếu trong bất kì mâm cỗ nào của người Việt, đặc biệt là ngày Tết. Có lẽ vì họ tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự no ấm, đủ đầy, vạn phúc an khang. Vì thế khởi đầu bằng món gà luộc sẽ được cả năm may mắn.
3. Thịt đông
Vào ngày Tết, nhất là ở vùng Bắc Bộ, trong mâm cỗ không thể thiếu món thịt đông. Phần thịt trong suốt như thạch tượng trưng cho sựu trong trẻo, may mắn cả một năm. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần trong món thịt đông như thể hiện sự hòa hợp, là lời chúc cho những ai đã, đang và sẽ yêu.
4. Thịt kho tàu
Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam, trong mâm cỗ ngày Tết có thịt kho hột vịt. Đây là món ăn truyền thống, gắn bó với mỗi người từ khi bé đến lúc trưởng thành.Món thịt kho tàu tạo cảm giác ấm cúng, sum vầy, tượng trưng cho một năm mới hòa thuận, yên vui.
5. Giò chả
Giò chả là món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt. Trong mâm cỗ bao giờ cũng có đĩa giò chả xắt miếng ăn kèm với dưa muối. Đây là món ăn tượng trưng cho phúc lộc đang đến nhà. Có 3 loại giò thường được ăn trong ngày Tết: giò lụa, giò bò và giò xào. Mùi thơm của lá chuối quyện với vị nước mắm làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
Đây là những món ăn truyền thống trong dịp Tết của người dân Việt Nam. Mỗi món ăn đều có hương vị, màu sắc và chứa đựng những ý nghĩa riêng. Hãy tự tay nấu cho người thân và gia đình những món ăn truyền thống này để mỗi ngày Tết thật ý nghĩa và thêm sum họp bạn nhé!
Tết Nguyên Đán- ngày đầu tiên của một năm mới là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là thời gian mà cả gia đình sẽ sum họp, quây quần bên nhau ôn lại những kỉ niệm đã qua và cầu chúc cho một năm mới viên mãn và hạnh phúc. Tết đến, gia đình nào cũng chuẩn bị một măm cỗ thịnh soạn với các món ăn truyền thống, trước là để cúng ông bà tổ tiên, sau là để mọi người trong nhà cùng thưởng thức, quây quần. Các món ăn truyền thống ngày Tết không chỉ đa dạng về loại món mà còn chứa đựng những ý nghĩa quan trọng khởi đầu cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
1. Bánh chưng - dưa hành
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
Bánh Chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Việt. Bánh Chưng là linh hồn của ngày Tết và cũng là thức bánh có lịch sử lâu đời trong truyền thống Việt Nam. Nó gợi nhắc đến sự tích ” Bánh Chưng, bánh Giày” từ thưở khai thiên lập địa, nhớ về cội nguồn, hướng về tổ tiên.
Bánh chưng phải ăn kèm với dưa hành có vị cay cay, chua chua làm tăng thêm hương vị của thức ăn và giúp dễ tiêu hóa hơn. Bánh Chưng- dưa hành đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
2. Thịt gà luộc
Không biết từ bao giờ, gà luộc trở thành món ăn không thể thiếu trong bất kì mâm cỗ nào của người Việt, đặc biệt là ngày Tết. Có lẽ vì họ tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự no ấm, đủ đầy, vạn phúc an khang. Vì thế khởi đầu bằng món gà luộc sẽ được cả năm may mắn.
Hình minh họa
3. Thịt đông
Vào ngày Tết, nhất là ở vùng Bắc Bộ, trong mâm cỗ không thể thiếu món thịt đông. Phần thịt trong suốt như thạch tượng trưng cho sựu trong trẻo, may mắn cả một năm. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần trong món thịt đông như thể hiện sự hòa hợp, là lời chúc cho những ai đã, đang và sẽ yêu.
Ảnh minh họa
4. Thịt kho tàu
Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam, trong mâm cỗ ngày Tết có thịt kho hột vịt. Đây là món ăn truyền thống, gắn bó với mỗi người từ khi bé đến lúc trưởng thành.Món thịt kho tàu tạo cảm giác ấm cúng, sum vầy, tượng trưng cho một năm mới hòa thuận, yên vui.
Ảnh minh họa
5. Giò chả
Giò chả là món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt. Trong mâm cỗ bao giờ cũng có đĩa giò chả xắt miếng ăn kèm với dưa muối. Đây là món ăn tượng trưng cho phúc lộc đang đến nhà. Có 3 loại giò thường được ăn trong ngày Tết: giò lụa, giò bò và giò xào. Mùi thơm của lá chuối quyện với vị nước mắm làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
Ảnh minh họa
Đây là những món ăn truyền thống trong dịp Tết của người dân Việt Nam. Mỗi món ăn đều có hương vị, màu sắc và chứa đựng những ý nghĩa riêng. Hãy tự tay nấu cho người thân và gia đình những món ăn truyền thống này để mỗi ngày Tết thật ý nghĩa và thêm sum họp bạn nhé!
Theo giadinhonline