02/06/2018, 22:11

Cách xử lý trẻ bị ngộ độc thức ăn ngày tết

Đồ ăn, thức uống la liệt vào những ngày tết nếu không cẩn thận có thể khiến trẻ dễ bị ngộ độc. Bỏ túi những cách nhận biết và xử lý ngộ độc thức ăn sẽ giúp bạn kịp thời xử lý tình huống này nếu bé mắc phải. Dấu hiệu nhận biết Tùy mức độ ngộ độc thực phẩm mà trẻ có những biểu hiện đặc ...

Đồ ăn, thức uống la liệt vào những ngày tết nếu không cẩn thận có thể khiến trẻ dễ bị ngộ độc. Bỏ túi những cách nhận biết và xử lý ngộ độc thức ăn sẽ giúp bạn kịp thời xử lý tình huống này nếu bé mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết


Tùy mức độ ngộ độc thực phẩm mà trẻ có những biểu hiện đặc trưng như đau bụng, nôn ói...



Tùy mức độ ngộ độc thực phẩm mà trẻ có những biểu hiện đặc trưng sau khoảng 1 tiếng, vài tiếng hoặc một ngày. Theo đó, trẻ có thể bị nôn ói, đau bụng, có trẻ chỉ nôn thức ăn ra ngoài nhưng có trẻ lại đi tiêu liên tục. Việc đi ngoài nhiều lần như vậy sẽ khiến trẻ mất cân bằng chất điện giải, thiếu nước, người lả đi và mệt mỏi. Thông thường, các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ kèm theo sốt. Các bé lớn hơn có thể không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.



Các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nếu bị ngộ độc thực phẩm sẽ kèm theo sốt.



Trường hợp ngộ độc nặng, có thể dẫn đến trụy tim, mắt trũng, mạch đập nhanh bất thường, co giật, đi tiểu sẫm màu. Khi thấy những dấu hiệu này xuất hiện phải ngay lập tức xử lý và đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời tránh đe dọa đến tính mạng.

Xử lý ngộ độc thực phẩm ở trẻ em



- Lập tức tìm cách tống đẩy thức ăn ra ngoài bằng cách dùng ngón tay ấn vào vòm họng ở gốc lưỡi để kích thích trẻ tự nôn ra ngoài.

- Nếu trẻ quá lả người chỉ có thể nằm một chỗ, phải để bé nằm ở tư thế nghiêng để tránh lúc trẻ muốn nôn lại hít sặc thức ăn vào phổi.

- Để bù nước và tạo sự cân bằng điện giải cho bé khi đi ngoài quá nhiều, bạn nên cho bé uống nước biển khô là oresol (ORS). Lúc này nếu bạn chỉ cho bé uống lọc sẽ không đủ để bù lại lượng nước đã mất.

- Cho bé ăn từ từ các thức ăn ở dạng lỏng như súp hoặc cháo. Sau khoảng 3 ngày, khi bé đã dần hồi phục, mẹ bắt đầu cho bé ăn cơm nhão và trở lại dần với thức ăn thường ngày.

- Với trẻ còn bú mẹ, bạn nên tiếp tục cho bé bú nhưng chia nhỏ cữ sữa. Sau 6-8 giờ nếu không thấy trẻ nôn ói hãy cho trẻ bú bình thường.


Khi đã dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn thấy bé không đỡ hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện.



- Trường hợp đã dùng những cách trên nhưng trẻ vẫn tiếp tục nôn, nôn nhiều đến chảy máu, bỏ bú, bỏ ăn, mệt lả người, sốt cao, trong phân có máu, đau bụng nhiều hoặc tình trạng ngộ độc kéo dài 2 ngày không dứt nên đưa trẻ đến ngay các bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày tết cho trẻ

- Tránh chọn những thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hoặc cho trẻ ăn lại thức ăn thừa đã hỏng hay quá hạn sử dụng.

- Kiểm soát lượng thực phẩm có chất tạo ngọt nhân tạo được bé tiêu thụ trong những ngày tết.


Kiểm soát lượng thực phẩm có chất tạo ngọt nhân tạo được bé tiêu thụ trong những ngày tết.



- Không để trẻ ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn vốn có nhiều phụ gia.

- Trong quá trình chế biến thức ăn phải chú ý đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Sau khi nấu xong, phải đậy vung nắp thật cẩn thận.

- Tạo thói quen rửa tay trước mỗi bữa ăn cho trẻ và cả gia đình.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

0