24/05/2018, 23:12

Bệnh Parkinson

Tranh minh họa bệnh Parkinson của William Richard Gowers trong sách A Manual of Diseases of the Nervous System năm 1886 ICD-10 G20., F02.3 ICD-9 332 (hay còn gọi là PD) là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh ...

Tranh minh họa bệnh Parkinson của William Richard Gowers trong sách A Manual of Diseases of the Nervous System năm 1886

ICD-10 G20., F02.3

ICD-9 332

(hay còn gọi là PD) là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói , và các chức năng khác.

thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Nó có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý. Các triệu chứng chính xuất hiện tương ứng với sự giảm các kích thích ở vùng vỏ não thuộc phạm vi điều khiển của hạch nền. Thông thường điều này liên quan đến sự giảm hình thành và sản xuất dopamine trong tế bào thần kinh dopaminergic của não giữa (cụ thể là substantia nigra). Các triệu chứng phụ như có thể xuất hiện rối loạn chức năng nhận thức cấp cao và các vấn đề về ngôn ngữ tinh tế. PD là bệnh mãn tính tự phát, hoặc trong trường hợp thứ cấp, nguyên nhân gây bệnh có thể là do độc tính của một số loại thuốc, chấn thương đầu, hay các rối loạn y tế khác. Căn bệnh này được đặt theo tên tiếng Anh dược sư James Parkinson, ông đã mô tả chi tiết của bệnh trong bài tiểu luận: "An Essay on the Shaking Palsy" (1817).

được chia thành 4 nhóm chính dựa trên các nguyên nhân gây bệnh : nhóm bệnh thứ cấp hoặc tự phát (không biết rõ nguyên nhân), nhóm sơ cấp (có nguyên nhân), nhóm bệnh do di truyền, nhóm bệnh Parkinson kết hợp chung với những thoái hóa nhiều hệ thống. Trong đó nhóm tự phát chiếm phần lớn các ca bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng

thường có các dấu hiệu về giảm thiểu chức năng vận động cơ học, ngoài ta còn có một số triệu chứng khác như rối loạn chức năng tự trị, có vấn đề về nhận thức, mất ngủ ...

Bệnh thường xuất hiện bốn triệu chứng về vận động: run, cứng, chậm chạp (Bradykinesia), và tư thế bất ổn định. Mặc dù khoảng 30% bệnh nhân không xuất hiện run trong thời gian đầu, nhưng đặc điểm này sau đó cũng sẽ bộc phát khi bệnh tiến triển. Triệu chứng cứng người là do cơ bắp và xương bị cứng dần, có thể kèm theo đau khớp. Di chuyển chậm chạp là đặc tính lâm sàng đặc trưng nhất của bệnh Parkinson. Trong giai đoạn cuối, bệnh sẽ xuất hiện các chứng bất ổn định về tư thế dẫn đến mất cân bằng và té ngã.

gây ra một số rối loạn trung khu thần kinh, trong đó bao gồm chủ yếu là nhận thức, tâm trạng và các vấn đề hành vi. Rối loạn nhận thức trong một số trường hợp có thể xảy ra ngay cả trong giai đoạn đầu của bệnh. Một tỷ lệ rất cao người bệnh sẽ có suy giảm nhận thức nhẹ.

Ngoài các triệu chứng về nhận thức và vận động, PD có thể làm giảm nhiều chức năng cơ thể khác. Bệnh có thể có các biểu hiện như buồn ngủ ban ngày, rối loạn trong giấc ngủ hoặc mất ngủ. Ngoài ra người bệnh có thể có các triệu chứng như hạ huyết áp, da nhờn và viêm da tiết bã, đổ mồ hôi quá nhiều, tiểu không tự chủ và chức năng tình dục thay đổi, táo bón. PD cũng gây ra các bất thường về mắt như tỷ lệ nháy mắt giảm, dẫn đến kích thích bề mặt mắt, những bất thường trong việc nhìn theo một vật hoặc chuyển mục tiêu nhìn đột ngột và hạn chế trong việc nhìn lên. Thay đổi trong cảm quan bao gồm giảm các cảm giác về mùi, cảm giác đau, dị cảm.

0