09/06/2018, 23:44

Bầu trời cao tới đâu? - Câu hỏi hay

Xin hỏi chiều cao trung bình từ mặt đất đến bầu trời là bao nhiêu? (Thu Hồng) Ảnh minh họa: Pexel. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...

Xin hỏi chiều cao trung bình từ mặt đất đến bầu trời là bao nhiêu? (Thu Hồng)

bau-troi-cao-toi-dau

Ảnh minh họa: Pexel.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Câu hỏi của bạn đọc thoáng qua sẽ nghĩ là đơn giản, nhưng ở góc độ thiên văn nó lại hàm chứa con số thú vị về kích thước cùng bức tranh toàn bộ của Vũ trụ ta có được từ những kết quả khám phá thực hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây. Có thể hiểu câu hỏi của bạn là: Vũ trụ lớn thế nào? Từ Trái đất đến ranh giới tận cùng của không gian vũ trụ bao xa (chiều cao của bầu trời) hay nói cách khác: đường kính, bán kính của Vũ trụ là bao nhiêu?. Trung bình có nghĩa so sánh từ 2 cái trở lên, lấy số bình quân, còn bầu trời hay không gian vũ trụ là đẳng hướng nên chỉ có 1 mà thôi !

Đứng tại kinh-vĩ độ nào đó trên Trái đất thì toàn bộ khoảng không gian vũ trụ trải ra ở một góc 180 độ hay có thể nói phân nửa quả cầu không gian trên đầu chúng ta được gọi là "Bầu Trời". Ban ngày do khí quyển tán xạ ánh sáng mặt trời nên nền trời có màu xanh, lãng đãng là các đám mây nên cho ta có cảm giác bầu trời hình như gần (thấp) hơn, còn ban đêm thì bầu trời quá xa (cao), với những vì sao nhấp nháy xa tít tắp.

Trong thập niên đầu thế kỉ 21, Tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson-WMAP của NASA chụp được tấm hình tàn dư bức xạ nhiệt sau Vụ nổ lớn tại thời điểm mà Vũ trụ chỉ mới 375.000 tuổi cũng gọi là "Vũ trụ Em bé". Với tấm ảnh này, qua xử lí, ta thấy bán kính Vũ trụ lúc đó là 13,8 tỉ ly (light year-năm AS), hay 27,6 tỉ ly đường kính. Cho đến nay Vũ trụ đã giãn nở, phồng lên có bán kính khoảng 46.5 tỉ ly với phạm vi mà thiên văn có thể quan sát được. Vậy có thể nói chiều cao hay bán kính của bầu trời là con số đó. Nếu câu hỏi của bạn là Bầu khí quyển Trái đất gồm có các tầng nào? Cao bao nhiêu? thì nó lại là 1 vấn đề khác hoàn toàn. Xin chào. - (Mỹ An Trương)

Chào bạn
Cái mà bạn nhìn thấy được màu xanh da trời (tạm gọi là bầu trời) cao khoảng 25-30km, là do ánh sáng măt trời bị tán sắc qua lớp không khí dày cũng khoảng tầm đấy. Lên cao hơn 30km, không còn không khí, bên ngoài không gian là tối đen như mực, chỉ có các ngôi sao phát sáng. Người ta còn gọi ở tầm độ cao từ 25-30km này là bắt đầu vào vũ trụ. Để đi đến độ cao này chỉ có các động cơ phản lực, tên lữa mới đạt được. Còn các động cơ máy bay loại cánh quạt hay tuốc bin khí sẽ không thể đến độ cao này (vì cần phải có không khí cho động cơ hoạt động)
Hiện tại, các nhà khoa học còn có ý tưởng làm 1 thang máy để đi đến độ cao trên, vấn đề là vật liệu làm thang có chịu được chính trọng lượng có nó hay không.
Thân! - (Xuân Nghi)

Đáp án là vô hạn. Bởi vì bầu trời là toàn bộ khó gian phía trên bề mặt đất, tức là gồm toàn bộ bầu khí quyển và phần ngoài của bầu khí quyển. Bạn đêm bạn nhìn thấy các vì sao lớn nhỏ, khoảng cách giữa chúng với Trái Đất có thể là hàng tỉ năm ánh sáng. - (Tinh Nguyen)

Chắc bạn chưa đi máy bay nên mới hỏi vậy. Thật ra không có giới hạn cho bầu trời. Mây thì nhìn vậy chứ thường ở khá thấp có khi chỉ cao khoảng 100m. - (Duc Nguyen)

Đến bầu trời là đến đâu? - (Việt Anh)

Mình không biết nó cao bao nhiêu nhưng chắc chắn là nó cao hơn những đám mây - (Danh Hoàng Máy In)

Bằng chiều cao từ bầu trời tới mặt đất!!! - (Ngô Trung Kan)

Hình như ta xác định bầu trời bằng khí quyển, còn khí quyển thì còn bầu trời, hình như ngoài 100km là được coi là môi trường vũ trụ rồi. - (Nói Thêm)

Ý bạn hỏi là chiều cao tới thiên đình đấy à. - (Nguyen-hb)

từ mặt đất đến tầng gần mặt nhất thì cũng khoàng 11 km->16 km - (duc nguyen)

Sau đây sẽ là thông số về khí quyển theo wikipedia «Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Cacman, tại độ cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ.» - (Phuong SVC)

chiều cao từ mặt đất đến bầu trời là ∞ - (khanghoang)

Cao bằng chính suy nghĩ của mỗi người - (Hoàng Phong)

Câu hỏi của bạn đọc thoáng qua sẽ nghĩ là đơn giản, nhưng ở góc độ thiên văn nó lại hàm chứa con số thú vị về kích thước cùng bức tranh toàn bộ của Vũ trụ có được từ những kết quả khám phá được thực hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây. Có thể hiểu câu hỏi của bạn là: Vũ trụ lớn thế nào? Từ Trái đất đến ranh giới tận cùng của không gian vũ trụ bao xa (chiều cao của bầu trời) hay nói cách khác: đường kính, bán kính của Vũ trụ là bao nhiêu?. Trung bình có nghĩa so sánh từ 2 cái trở lên, lấy số bình quân, còn bầu trời hay không gian vũ trụ là đẳng hướng nên chỉ có 1 mà thôi !

Đứng tại kinh-vĩ độ nào đó trên Trái đất thì toàn bộ khoảng không gian vũ trụ trải ra ở một góc 180 độ hay có thể nói phân nửa quả cầu không gian trên đầu chúng ta được gọi là "Bầu Trời". Ban ngày do khí quyển tán xạ ánh sáng mặt trời nên nền trời có màu xanh, lãng đãng là các đám mây nên cho ta có cảm giác bầu trời hình như gần (thấp) hơn, còn ban đêm thì bầu trời quá xa (cao), với những vì sao nhấp nháy xa tít tắp.

Trong thập niên đầu thế kỉ 21, Tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson-WMAP của NASA chụp được tấm hình tàn dư bức xạ nhiệt sau Vụ nổ lớn tại thời điểm mà Vũ trụ chỉ mới 375.000 tuổi cũng gọi là "Vũ trụ Em bé". Với tấm ảnh này, qua xử lí, ta thấy bán kính Vũ trụ lúc đó là 13,8 tỉ ly (light year-năm AS), hay 27,6 tỉ ly đường kinh. Cho đến nay Vũ trụ đã giãn nở, phồng lên có bán kính khoảng 46.5 tỉ ly với phạm vi mà thiên văn có thể quan sát được. Vậy có thể nói chiều cao hay bán kính của bầu trời là con số đó. Nếu câu hỏi của bạn là Bầu khí quyên Trái đất gồm có các tầng nào? Cao bao nhiêu? thì nó lại là 1 vấn đề khác hoàn toàn. Xin chào, - (Mỹ An Trương)

Trí tưởng tượng của bạn tới đâu thì bầu trời cao tới đó - (Nonhat)

CHIỀU CAO TRỜI ƠI - (QUANG TRƯƠNG)

cao 1 vạn 8000 dặm. ngộ không lộn một vòng tới thiên đình đó.vậy nhoa - (Tiep Le)

Một gang tay! Không tin bạn thử giơ tay ra và nheo mắt lại nhìn xem. - (Minh)

Theo tôi thì bầu trời cao tận mây xanh - (Vô danh)

bắc thang lên hỏi ông trời nhé - (Quang Nguyen)

theo như cái máy tính cầm tay và tri thức trong mấy quyển sách viết ra bởi những bộ óc lạc đường thì tầm 1,32450266.10^26m - (Tu Nguyen)

Trước khi đặt câu hỏi bạn nên định nghĩa dùm... bầu trời là cái gì ? Và khi hỏi về độ cao thì điểm gốc được tính từ đâu ? Câu hỏi của bạn chưa rõ ràng bạn nhé. Ví dụ tôi nói tôi cao 1m75 thì cái bàn chân tôi là điểm gốc. Đỉnh đầu là giới hạn của chiều cao. Nếu bạn lấy mặt đất làm điểm gốc thì cho biết rõ bầu trời là cái gì để tôi lấy thước đo nhe bạn. - (xitrum5566)

Thế bạn muốn đến Nam Thiên Môn hay Tây Thiên . - (Đại Thi)

Mình đã đo chính xác là 3530, 231m - (Tuan Ha)

Độ cao tầm khoảng 3 ngày đường đi. Ông Táo lên ngày 23, tới ngày 26 là ổng về tới, chưa tính 1 ngày chầu Ngọc Hoàng thì còn 2 ngày. Tốc độ cá chép là khoảng 10m/s, cứ thế bạn tính xem trong 24h là ra khoảng cách - (Ndkcj)

Bầu trời chắc cũng không cao lắm vì chú cuội đã bay qua bầu trời lên mặt trăng. - (Ngoc Vu)

cao hơn những gì bạn thấy - (huycomf)

Bạn xem táo quân vừa rồi chưa. Lên thiên đình là 2017 năm ánh sáng đó - (Hữu Hầm Hố)

Điều này thì phải hỏi Ông Trời mới biết được còn tớ thì chịu - (nn.thanh)

Hỏi Tam Tạng biết liền - (robolt2000)

Cách mặt đất 1mm đó là bầu trời - (Hoang the vuong)

...Tôi xin trả lời là...TÔI KHÔNG BIẾT... - (hanh)

0