04/06/2018, 10:20

Bất ngờ với những công dụng của cây bồ công anh

Bồ công anh là một trong những loại cây thân thảo mọc khá nhiều ở vùng nông thôn nước ta. Đây cũng là loại cây có khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thế cụ thể công dụng của cây bồ công anh là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé! Tổng quan về cây bồ công anh Bồ ...

Bồ công anh là một trong những loại cây thân thảo mọc khá nhiều ở vùng nông thôn nước ta. Đây cũng là loại cây có khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thế cụ thể công dụng của cây bồ công anh là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé!

Tổng quan về cây bồ công anh

Bồ công anh còn gọi là Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

– Tên khoa học: Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.).

– Họ khoa học: Bồ công anh thuộc họ Cúc (Compositae).

Mô tả

Dạng cây cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễ nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng, từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phía ngoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ của màu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10.

Phân bố

Bồcông anh mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.

Hình ảnh cây bồ công anhHình ảnh cây bồ công anh

Thu hái và chế biến

Chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàn cây phơi trong râm cho khô.

Dùng toàn cây, dùng rễ phơi khô. Lựa cây nhiều lá, mầu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt.

Bảo quản: Phơi thật khô,để nơi cao ráo, hoặc phơi nắng, bị ẩm thấp rất mau mốc và mục.

Thành phần hóa học

Trong bồ công anh có chứa Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học). Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523). Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).

Công dụng của cây bồ công anh

Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira hebdomadia (Trung Dược Học). Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường.

Ngoài ra bồ công anh còn có những công dụng như:

Chống loãng xương: hàm lượng manhê cao trong bồ công anh rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương. Xay lá ở dạng nước ép (khoảng 100gr lá tươi) phối hợp với cà rốt hoặc củ cải, uống mỗi ngày rất hiệu quả.

Chữa rối loạn gan mật: Phối hợp với cải xà lách xoong chế thành một loại nước ép, sẽ rất hiệu quả và giúp gan mật hoạt động bình thường. Các bệnh nhân đau gan, vàng da có thể sử dụng thường xuyên dạng nước ép hoặc dạng trà được bào chế sẵn.

Chữa suy nhược cơ thể: Bồ công anh có tác dụng nâng đỡ và tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chữa suy nhược, biếng ăn. Nó còn có tính lọc máu, tẩy độc cho cơ thể và làm gia tăng sức đề kháng.

Chữa các rối loạn trên hệ bài tiết: toàn cây bồ công anh được chế biến thành một loại trà, uống mỗi ngày làm gia tăng lượng nước tiểu bài tiết. Chữa mụn cóc: cắt ngang phần gốc của cây và lấy chất dịch tiết ra từ cây bôi lên chỗ mụn cóc, 2-3 lần mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả.

Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: phụ nữ sau khi sinh bị viêm tuyến vú gây đau nhức dữ dội, dùng lá sắc lấy nước uống.

Chữa các chứng viêm loét: bồ công anh còn chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan.

Công dụng của cây bồ công anhCông dụng của cây bồ công anh

Bài thuốc từ cây bồ công anh

– Chữa sưng vú, tắc tia sữa: 20-40g lá tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1- 2 lần. Hoặc Bồ công anh 120g, Sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và tối.

– Chữa đau dạ dày: Bồ công anh 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút, thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống đợt 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh.

– Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40g, lá Khôi, Nghệ vàng 20g, Mai mực 10g, Cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang.

– Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Dành dành 12g. Sắc uống ngày một thang.

– Mụn nhọt: Bồ công anh 40g, Bèo cái 50g, Sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang.

– Viêm họng: Bồ công anh 40g, Kim ngân hoa 20g, Cam thảo Nam 10g. Sắc uống ngày một thang.

– Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40g, vỏ rễ Dâu 20g, hạt Tía tô 10g, Kim ngân hoa 20g, Cam thảo Nam 10g. Sắc uống ngày một thang.

– Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12gsắc uống.

– Trị lẹo mắt, viêm mi mắt: Ngân Kiều Tang Cúc Công Anh Thang: Bồ công anh, Cúc hoa, Kim ngân hoa, Liên kiều, Tang diệp. Lượng bằng nhau. Sắc uống.

– Trị dị ứng, tróc lở toàn thân ở trẻ em: Bài thuốc: Sài đất 300g, Cam thảo đất 6g, Cỏ Màn chầu 10g, Kim ngân hoa 20g, Kinh giới 4g, Bồ công anh 10g, Thổ phục linh 2g, Thương nhĩ tử 10g. Cách dùng, liều lượng: Các vị cho nước, nấu kỹ lấy 300ml nước cao lỏng. Trẻ em tuỳ tuổi mỗi ngày uống 3 lấn mỏi lần từ 10 – 30 ml pha loãng với nước chín.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về công dụng của cây bồ công anh sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích.

Xem thêm: 

Những công dụng của cây an xoa mà không phải ai cũng biết

Cách dùng cây cỏ mực chữa rong kinh vừa hiệu quả lại an toàn

0