04/06/2018, 10:19

Bạn đã biết gì về công dụng của cây khổ sâm đối với sức khỏe chưa?

Khổ sâm là bài thuốc dân gian để chữa trị ung nhọt, kiết lỵ. Ngoài tác dụng trên thì đây là loại cây chữa nhiều căn bệnh khác, thế bạn đã biết gì về công dụng của cây khổ sâm chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu về cây khổ sâm Khổ sâm có tên ...

Khổ sâm là bài thuốc dân gian để chữa trị ung nhọt, kiết lỵ. Ngoài tác dụng trên thì đây là loại cây chữa nhiều căn bệnh khác, thế bạn đã biết gì về công dụng của cây khổ sâm chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về cây khổ sâm

Khổ sâm có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.Ở nước ta còn được gọi là cây cù đèn, dã hòe, khẻ cốt, cây co chạy đón… Đây là loại cây thân khá mảnh nhỏ, chỉ cao khoảng từ 0,7 – 1,0m, lá kép lông chim lẻ mọc so le. Cây thường ra hoa vào tháng 5 – 7 và có quả vào tháng 7 – 9.

Bộ phận dùng: Rễ củ. Củ thu hoạch về, rửa sạch đất cát, thái phiến, phơi khô. Hoặc củ đem ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, đồ trong 2 giờ lấy ra thái phiến, phơi khô. Tùy theo từng phương pháp chữa bệnh người ta còn bào chế Khổ sâm sao cám, Khổ sâm sao đen,

Thành phần hóa học : Trong rễ Khổ sâm chứa các chất alealoid: matrin, oxymatrin, sophoridin, sophoranol, sophoramin…; các ílavonoid: kushenol, kuraridin, kuraridinol, kurarinol, kurarinon…; các saponin triterpinoid: sophoraílavosid, soyasaponin và chất quinon: kushequinone A…

Khổ sâm mọc nhiều ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và vùng Thái Bình Dương, ở Việt Nam, Sapa là địa phương loại cây này phân bố nhiều nhất.

Cây khổ sâm Bắc BộCây khổ sâm Bắc Bộ

Công dụng của cây khổ sâm

Theo y học cổ truyền: Vị thuốc Khổ sâm là rễ phơi khồ dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Khổ sâm vị đắng, tính hàn, quy kinh: Tâm, Phế, Thận, Đại tràng có tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, khu phong, sát trùng, lợi niệu, chủ trị các chứng hoàng đản, tả lỵ, bạch đới, tiểu tiện khó, ngứa ngoài da, phong hủi thường dùng làm thuốc bổ đắng, thuốc lợi niệu, thuốc dùng ngoài. Liều dùng: từ 3 – lOg. Không dùng Khổ sâm với Lê lô, thận trọng đối với bệnh nhân tỳ, vị hư hàn.

Theo y học hiện đại khổ sâm có các tác dụng:

– Chống rối loạn nhịp tim (do matrin, kurarinon), làm tăng ỉưu lượng máu động mạch vành, chống thiếu máu cơ tim, làm hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch.

– Chống phóng xạ, phòng trị được chứng bạch cầu giảm.

– Làm giảm hen suyễn, loại bỏ đờm.

– Lợi niệu, chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng (do nhóm quinolon), làm giảm đau.

– Kháng khuẩn: ức chế đối với trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng, các loại nấm ngoài da.

– Chống ung thư và hoạt động miễn dịch do một polysaccharid (SFPW1) có trong Khổ sâm.

Công dụng của cây khổ sâmCông dụng của cây khổ sâm

Bài thuốc từ cây khổ sâm

Chữa lỵ, đau bụng đi ngoài: Lá Khổ sâm, lá Phèn đen mỗi thứ một nắm, sắc uống. Hoặc lá Khổ sâm, rau Sam, cỏ Sữa, Nhọ nồi, lá Mơ lông, mỗi vị 10 g sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân: Hái mấy lá Khổ sâm, nhai với mấy hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai kèm thêm một miếng gừng sống.

Chữa đau bụng lâm râm, đau bụng sau khi ăn, đầy bụng, khó tiêu: Lá Khổ sâm, dây Ngấy hương, các vị này đem phơi khô, mỗi thứ một nắm (30-40g), thêm 3 lát gừng, sắc nước uống. Hoặc thường dùng sắc 2 thứ lá trên uống thay trà.

Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn: Dùng lá Khổ sâm, Kinh giới, lá Đắng cay, lá Trầu không, nấu nước xông và tắm rửa.

Chữa vẩy nến: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.

Chữa loét dạ dày tá tràng: Lá khổ sâm, Bồ công anh, Nhân trần, mỗi vị 12g; lá Khôi, Chút chít, mỗi vị 10g. Tán bột, mỗi ngày pha 30g với nước đun sôi, khuấy đều và uống.

Lưu ý khi dùng khổ sâm :

Cơ thể bị suy nhược, táo bón không dùng được, dùng liều cao gây buồn nôn, nhức đầu, khi ngừng thuốc sẽ tự hết các triệu chứng trên.

Tránh nhầm lẫn hai cây cùng tên khổ sâm cho lá này với cây khổ sâm (tên khoa học Sophora flavescens) cho rễ dùng làm thuốc.

Không dùng Khổ sâm với Lê lô, thận trọng đối với bệnh nhân tỳ, vị hư hàn.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về công dụng của cây khổ sâm sẽ cho các bạn thêm những thông tin về những cây thuốc quý xung quanh mình.

Xem thêm: 

Những công dụng của cây diếp cá mà các bạn nên biết

Những điều bạn chưa biết về công dụng của cây chó đẻ

0